Những diễn biến mới nhất trên thị trường gạo châu Á

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất trong một năm, giữa lúc giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ tăng nhẹ do nhu cầu có phần được cải thiện, mặc dù nguồn cung dồi dào.

Công ty TNHH Dương Vũ (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) thu mua lúa gạo để cung cấp cho các thị trường Trung Quốc, Philippines. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Trong tuần qua, giá gạo Việt Nam tại thị trường châu Á tiếp tục giảm so với tuần trước, trong khi giá đậu tương và ngô tại tại thị trường Mỹ hướng đến một tuần tăng giá.

Thị trường gạo châu Á

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất trong một năm, giữa lúc giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ tăng nhẹ do nhu cầu có phần được cải thiện, mặc dù nguồn cung dồi dào.

Trong phiên ngày 25/7, giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 550-560 USD/tấn , giảm so với mức 565-570 USD/tấn của một tuần trước đó.

Một nhà giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết hoạt động giao dịch đang chững lại, và mưa ảnh hưởng đến vụ thu hoạch ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, nhà giao dịch này cho biết giá gạo có thể tăng trở lại trong tuần tới, khi các nhà xuất khẩu dự kiến Cơ quan hậu cần quốc gia của Indonesia (Bulog) sẽ bắt đầu mua 320.000 tấn gạo từ đầu tháng tới.

Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ, nhà xuất khẩu hàng đầu, được chào bán ở mức 540-547 USD/tấn trong tuần này, tăng so với mức 537-543 USD/tấn của tuần trước và chạm mức cao nhất trong bốn tuần.

Công nhân vận chuyển gạo tại khu chợ ở Bangalore, Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Một nhà xuất khẩu tại Kakinada, bang Andhra Pradesh cho biết các khách hàng châu Phi đang dần quay trở lại thị trường do giá cước vận chuyển giảm.

Các nguồn tin chính phủ cho biết Ấn Độ có thể sẽ cắt giảm giá sàn xuất khẩu gạo basmati và thay thuế xuất khẩu 20% áp dụng với gạo đồ bằng thuế cố định đối với hàng xuất khẩu, trong bối cảnh lượng gạo dự trữ trong nước tăng lên mức kỷ lục.

Quảng cáo

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan được chào bán trong khoảng từ 570-580 USD/tấn ngày 25/7, tăng nhẹ so với mức 570-575 USD/tấn của tuần trước, do sự thay đổi tỷ giá hối đoái và nhu cầu ổn định. Một thương nhân tại Bangkok cho biết thị trường khá yên ắng với thông tin sẽ có đơn đặt hàng từ Indonesia.

Thị trường nông sản Mỹ

Giá đậu tương và ngô trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) đã giảm trong phiên ngày 26/7, nhưng vẫn hướng đến một tuần tăng giá.

Giá lúa mỳ tiếp tục giảm trong bối cảnh sản lượng lúa mỳ vụ Xuân của Mỹ được dự báo sẽ dồi dào.

Việc các nhà xuất khẩu ở Biển Đen cung cấp mức giá rẻ hơn đã "lấn át" những tác động của thời tiết không thuận đang gây thiệt hại cho vụ thu hoạch ở Tây Âu.

Khép phiên này, giá đậu tương giảm 25,5 xu xuống 10,54 USD/bushel, giá ngô giảm 8,75 xu xuống 4,12 USD/bushel, còn giá lúa mỳ giảm 10,5 xu xuống 5,2725 USD/bushel.

ttxvn-lua-mi-duc-2383.jpg.webp
Lúa mỳ trên cánh đồng. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo các nhà phân tích, dự báo thời tiết nóng khô ở khu vực Trung Tây Hoa Kỳ đã ảnh hưởng đến giá ngô và đậu tương đầu tuần này.

Đối với lúa mỳ, triển vọng thu hoạch thuận lợi của Mỹ, bao gồm cả dự báo sản lượng kỷ lục của vụ lúa mỳ mùa Xuân ở Bắc Dakota, đã gây áp lực lên thị trường.

Thị trường càphê thế giới

Trên thị trường thế giới sáng 27/7 (theo giờ Việt Nam), giá càphê Robusta giao tháng 9/2024 trên sàn London giảm 93 USD/tấn xuống 4.302 USD/tấn, giá càphê Robusta giao tháng 11/2024 giảm 92 USD/tấn xuống 4.150 USD/tấn.

Tại thị trường trong nước, giá càphê tăng nhẹ 700-800 đồng/kg so với ngày trước đó lên khoảng 124.800-125.500 đồng/kg.

Hiện, giá mua càphê trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 125.300 đồng/kg.

Theo vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Giá cà phê thế giới có thể vẫn biến động cho đến cuối năm

Theo các nhà phân tích và nhà giao dịch, giá cà phê thế giới có thể vẫn biến động từ nay đến cuối năm 2024, do thời tiết xấu, gián đoạn trong vận tải biển và quy định về môi trường nghiêm ngặt hơn.

Ngành cà phê Việt Nam chịu nhiều áp lực Trung Quốc: Nhu cầu gia tăng thúc đẩy hoạt động nhập khẩu cà phê

Trung Quốc: Nhu cầu gia tăng thúc đẩy hoạt động nhập khẩu cà phê

Trước nhu cầu ngày càng tăng đối với đồ uống theo phong cách phương Tây, lượng cà phê nhập khẩu của Trung Quốc sẽ gia tăng và đưa nước này trở thành một nhân tố chủ chốt trong ngành cà phê toàn cầu.

Xuất khẩu cà phê đã mang về hơn 3 tỷ USD sau nửa năm Những “cơn gió ngược” cho thị trường cà phê châu Âu