IMF nâng triển vọng GDP toàn cầu năm 2024 lên 3,1%

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2024 nhờ kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt hơn dự kiến và gói kích thích tài khóa ở Trung Quốc, đồng thời cảnh báo rủi ro từ đụng độ vũ trang và lạm phát.

Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất của IMF, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,1% trong năm 2024, tăng từ mức 2,9% trong báo cáo hồi tháng 10 năm ngoái. IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng toàn cầu ở mức 3,2% năm 2025.

Chính sách tiền tệ thắt chặt của ngân hàng trung ương nhằm chống lạm phát và cắt giảm chi tiêu công ở một số quốc gia là một trong những lý do khiến tăng trưởng dự kiến sẽ chậm hơn so với hai thập kỷ trước đại dịch COVID-19, khi đạt mức trung bình 3,8%. Tuy nhiên, với quy mô của cú sốc giá và đợt tăng lãi suất sau đó, IMF cho rằng mọi thứ có thể còn tồi tệ hơn nhiều.

Ông Pierre-Olivier Gourinchas - kinh tế trưởng của IMF, cho biết: “Nền kinh tế toàn cầu tiếp tục thể hiện khả năng chống chịu khá kiên cường và hiện đang ở giai đoạn cuối cùng hướng tới một cuộc hạ cánh mềm với lạm phát giảm dần và tăng trưởng ổn định. “Tuy nhiên, tốc độ mở rộng nền kinh tế vẫn còn chậm và có thể có bất ổn phía trước”.

anh-chup-man-hinh-2024-02-02-193224-5671.png
Sản lượng kinh tế năm 2024 - Thay đổi tổng sản phẩm quốc nội (YoY). Nguồn: IMF

Những rủi ro mới được IMF liệt kê có thể kể đến là giá hàng hóa tăng đột biến do các cú sốc địa chính trị và gián đoạn nguồn cung toàn cầu – chẳng hạn như các cuộc tấn công của người Houthis ở Biển Đỏ hoặc xung đột ngày càng mở rộng ở Trung Đông – hay tình trạng lạm phát dai dẳng hơn có thể buộc các ngân hàng trung ương phải giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.

Dự báo của IMF giả định, giá hàng hóa, bao gồm cả nhiên liệu, sẽ giảm trong năm 2024 và năm 2025, đồng thời lãi suất sẽ giảm ở các nền kinh tế lớn. Ví dụ, các nhà kinh tế của IMF đã tính toán rằng, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ giữ nguyên lãi suất trong nửa đầu năm 2024, trước khi giảm dần khi lạm phát chậm lại.

IMF cho biết, lạm phát trong quý IV/2023 đã hạ nhiệt nhiều hơn dự kiến do giá năng lượng giảm. Tổ chức này dự đoán, lạm phát sẽ tiếp tục giảm tốc đến năm 2025, đưa lạm phát toàn cầu từ 6,8% xuống 4,4%. Các nền kinh tế tiên tiến được ước tính sẽ giảm lạm phát nhanh hơn các thị trường mới nổi.

IMF lặp lại cảnh báo về khả năng phân chia thương mại toàn cầu thành các khối cạnh tranh, dự báo tăng trưởng thương mại thế giới là 3,3% vào năm 2024 và 3,6% vào năm 2025, thấp hơn mức trung bình lịch sử là 4,9%. IMF cho biết, các quốc gia đã áp đặt khoảng 3.000 hạn chế thương mại mới vào năm ngoái, gần gấp 3 lần so với năm 2019.

Quảng cáo
anh-chup-man-hinh-2024-02-02-193400-8544.png
Dự báo tăng trưởng toàn cầu. Nguồn: IMF

Đối với các ngân hàng trung ương, IMF cho rằng, thách thức là bình thường hóa chính sách tiền tệ và “có thể có được một cuộc hạ cánh suôn sẻ, không hạ lãi suất sớm cũng như không trì hoãn việc hạ lãi suất quá nhiều”.

Ông Gourinchas cho biết, IMF đang theo dõi khả năng leo thang xung đột ở Trung Đông và “vẫn cảnh giác”. Tại thời điểm này, những tác động lên sự gián đoạn nguồn cung có thể ảnh hưởng đến lạm phát tổng thể vẫn còn tương đối hạn chế.

image1-8646.png
Lạm phát được thiết lập để chậm lại một chút so với dự kiến trước đây. Nguồn: IMF

Đối với Mỹ, IMF đã nâng kỳ vọng tăng trưởng lên 2,1% so với dự báo trước đó là 1,5%, dựa trên chỉ số chi tiêu tiêu dùng cao hơn ước tính vào cuối năm 2023. Đó vẫn là mức tăng trưởng chậm so với mức tăng trưởng 2,5% vào năm 2023 do tác động chậm trễ từ lãi suất của FED cao nhất trong hai thập kỷ, việc thắt chặt tài chính và thị trường lao động suy yếu kìm hãm nhu cầu.

Dự báo tăng trưởng của khu vực đồng Euro đã bị cắt giảm xuống 0,9%, từ mức 1,2% trước đó, phản ánh kết quả yếu hơn mong đợi vào năm 2023, phần lớn là do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine. IMF kỳ vọng, người tiêu dùng châu Âu sẽ tăng cường chi tiêu khi tác động của giá năng lượng tăng cao giảm bớt.

Dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2024 đã được điều chỉnh lên 4,6%, từ mức 4,2%, phản ánh mức tăng trưởng mạnh hơn vào năm 2023 và chính phủ nước này chi tiêu nhiều hơn để phòng chống thiên tai. Nền kinh tế Ấn Độ dự kiến sẽ nằm trong số những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với tốc độ 6,5%, tăng 6,3% so với dự báo trước đó.

Nga dự kiến sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm 2024, tăng so với ước tính 1,1% trước đó, một phần phản ánh chi tiêu quân sự và tiêu dùng tư nhân cao.

Tăng trưởng của Argentina đã giảm xuống còn 2,8% trong năm nay, so với ước tính trước đó vào tháng 10, trước cuộc bầu cử Tổng thống Javier Milei. IMF đã nhắc đến một “sự điều chỉnh chính sách quan trọng” dưới thời chính phủ mới của vị Tổng thống mới cho đến nay bao gồm việc loại bỏ trợ cấp và kiểm soát giá cả, phá giá tiền tệ hơn một nửa và đề xuất các kế hoạch củng cố tài chính của chính phủ.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?

Các "ông lớn" tài chính kỳ vọng BoJ tiếp tục tăng lãi suất

Công ty quản lý tài sản lớn số hai thế giới đẩy mạnh nắm giữ vị thế bán khống trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) vì vẫn thấy khả năng BoJ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 12 tới.

BOJ công bố dữ liệu, nghi vấn Nhật Bản chi tiếp 22 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên Đồng yen và chứng khoán tiếp tục phản ứng sau khi BoJ tăng lãi suất

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Với tiềm năng khổng lồ về năng lượng mặt trời và điện gió, đồng thời, có thể giải quyết thử thách về than đá thông qua hợp tác, cộng thêm việc các chính sách công có thể tăng quy mô cho các giải pháp tài chính mới, chuyên gia của HSBC cho rằng nguồn năng lượng tái tạo tại ASEAN có thể tăng gần gấp 3 vào cuối thập kỷ này.

HSBC: Khởi đầu hanh thông của kinh tế Việt Nam phát tín hiệu tích cực về triển vọng cả năm HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,5%

Các đồng tiền ở châu Á phục hồi lên các mức cao nhất trong 5 tháng

Đồng ringgit của Malaysia tăng mạnh nhất trong số các đồng tiền trong khu vực, nhờ triển vọng tăng trưởng kinh tế lạc quan và đồng baht Thái Lan lên giá khi những căng thẳng chính trị dịu bớt.

Mất mốc 155 yên đổi 1 USD, đồng tiền Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong 34 năm USD vẫn là đồng tiền dự trữ chính của toàn cầu trong ngắn hạn và trung hạn