Hợp tác Việt Nam-Trung Quốc lập kỷ lục: Thương mại song phương vượt 22 tỷ USD trong tháng 11

Theo Hải quan Trung Quốc, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc tháng 11/2023 lập kỷ lục 161,92 tỷ nhân dân tệ (22,58 tỷ USD), tăng 12,5% so với cùng kỳ.

Hợp tác Việt Nam-Trung Quốc lập kỷ lục: Thương mại song phương vượt 22 tỷ USD trong tháng 11

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân đã thực hiện chuyến thăm thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam trong hai ngày 12-13/12/2023.

Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết, trong chuyến thăm kéo dài 2 ngày, hai bên sẽ thảo luận về việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, cũng như nỗ lực làm sâu sắc hơn và củng cố mối quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN

Tờ Global Times đưa tin, nhân dịp kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc (2008-2023), thương mại song phương tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng mạnh mẽ.

Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, kim ngạch thương mại hai nước đạt 1.450 tỷ nhân dân tệ (CNY, tương đương 203,77 tỷ USD) trong 11 tháng đầu năm nay, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chỉ tính riêng trong tháng 11/2023, kim ngạch thương mại song phương đã tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao kỷ lục trong một tháng là 161,92 tỷ CNY (22,58 tỷ USD).

Kể từ năm 2016, Việt Nam vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Trung chiếm 25% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc với khối này trong 11 tháng đầu năm 2023.

Hai nước đã chứng kiến sự hợp tác về công nghiệp và chuỗi cung ứng ngày càng chặt chẽ trong những năm gần đây. Trong 11 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trung gian đạt 1.010 tỷ CNY (141,93 tỷ USD), chiếm 69,8% kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn này.

Hai nước còn có không gian hợp tác rộng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong 11 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc đạt 44,62 tỷ CNY (6,27 tỷ USD), tăng 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, rau củ, trái cây ôn đới của Trung Quốc cũng được thị trường Việt Nam đón nhận. Trung Quốc xuất khẩu 34,31 tỷ CNY (4,82 tỷ USD) nông sản sang Việt Nam trong cùng thời gian, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.

Quảng cáo

Wang Xin - cán bộ tại Trạm kiểm soát xuất nhập cảnh Cửa khẩu Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc - cho biết: “Kể từ đầu mùa đông, trái cây và rau củ sản xuất tại tỉnh Vân Nam đã bước vào mùa xuất khẩu cao điểm và được thị trường Việt Nam ưa chuộng.”

6ba5c808-a376-400f-ba4a-2158380834b2-2859.jpeg
Khách tham quan chọn hàng tại gian hàng Việt Nam tại Triển lãm Chuỗi Cung ứng Quốc tế Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 28/11/2023. Ảnh: IC

Hợp tác tốt đẹp nhờ sự bổ sung về mặt cơ cấu

Theo Global Times, các chuyên gia nhận định, hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam đã mang lại kết quả tốt đẹp nhờ sự bổ sung về mặt cơ cấu và hai nước đang hướng tới hợp tác sâu sắc hơn trong các lĩnh vực năng lượng mới và kinh tế kỹ thuật số.

Xu Liping - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nói với Global Times: "Hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống bao gồm nông sản, xây dựng cơ sở hạ tầng và nguyên liệu thô phản ánh tính tương hỗ cao trong hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam."

Ông Xu lưu ý, Trung Quốc có thị trường rộng lớn và tỷ lệ lớn các mặt hàng nông sản của Việt Nam, trong đó có sầu riêng, đều được xuất khẩu sang Trung Quốc, mang lại lợi ích cho nông dân Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc còn cung cấp nguyên liệu thô với chi phí hợp lý cho các ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam.

Ông Xu nói: "Sự bổ sung về cơ cấu kinh tế đã mang lại lợi ích hữu hình cho hai bên, bên cạnh lợi thế về địa lý tự nhiên trong hậu cần và vận tải."

Theo Global Times, ngoài các lĩnh vực hợp tác truyền thống, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã tham gia thị trường quang điện của Việt Nam trong những năm gần đây. Cụm công nghiệp quang điện lớn nhất bên ngoài Trung Quốc mà các doanh nghiệp nước này xây dựng cho đến nay là tại Việt Nam.

Theo đó, công ty năng lượng mặt trời hàng đầu Trung Quốc Trina Solar có kế hoạch xây dựng một nhà máy mới tại Việt Nam. Nhà máy sẽ có diện tích 25 ha và vốn đầu tư dự kiến là 400 triệu USD. Được biết, Trina Solar sẽ không chỉ đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mà còn có kế hoạch trực tiếp tham gia vào các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.

"Các công ty quang điện Trung Quốc góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của Việt Nam", ông Xu nói, bổ sung rằng còn rất nhiều cơ hội hợp tác song phương trong các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật số, thành phố thông minh và thương mại điện tử.

Giám đốc tiếp thị Xu Xiaolei của công ty du lịch Trung Quốc CYTS Tours Holding Co nói với Global Times rằng, du lịch và giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Trung Quốc có lịch sử lâu đời. Trong một thập kỷ qua, thị trường du lịch của cả hai nước đã ngày càng mở rộng.

Xu Xiaolei lưu ý, trong thời kỳ hậu đại dịch COVID-19, lượng khách du lịch Việt Nam đến Trung Quốc đã tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở các khu vực phía tây nam Trung Quốc như tỉnh Vân Nam.

Giám đốc công ty du lịch nói: "Với việc mở lại thị trường du lịch trong nước Trung Quốc và đưa ra các chính sách thuận lợi, chúng tôi rất lạc quan về trao đổi người với người, điều mà tôi tin rằng chắc chắn sẽ tạo thêm động lực mới cho hợp tác kinh tế giữa hai nước."

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Niềm tin thương hiệu quốc gia thúc đẩy hợp tác quốc tế

Thương hiệu quốc gia nhất quán có thể trở thành tiền đề thúc đẩy sự hợp tác quốc tế. Năm 2023, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 498,13 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2022 và liên tục tăng trưởng 2 con số trong 5 năm qua. Đây là lợi thế rất lớn đối với việc phát triển thương hiệu quốc gia.

Xuất khẩu rau quả sang các thị trường chủ lực tăng trưởng rất tốt Để tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả, cần chú trọng thị trường gần 1,4 tỷ dân Trung Quốc Kim ngạch xuất khẩu rau quả 9 tháng bằng xấp xỉ cả năm 2023

Tỉnh Gyeongsangbuk (Hàn Quốc) muốn trở thành “anh em” với TP. Hồ Chí Minh

Mối quan hệ giữa tỉnh Gyeongsangbuk và TP. Hồ Chí Minh đang ở cấp độ Thành phố Hữu nghị. Trong tương lai không xa, tỉnh Gyeongsangbuk mong muốn nâng mối quan hệ này lên mức “Thành phố anh em” - cấp độ cao nhất trong thang hợp tác quốc tế của các tỉnh ở Hàn Quốc.

PV Power ước lãi 833 tỷ đồng sau 9 tháng

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 31-33 thế giới về quy mô GDP ngay năm sau

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ mục tiêu năm 2025, tăng trưởng GDP của Việt Nam khoảng 6,5-7% và phấn đấu đạt tăng trưởng cao hơn (7-7,5%).

Trung Quốc đầu tư đường sắt cao tốc khi GDP bình quân là 1.753 USD, Indonesia là 3.322 USD, Việt Nam thì sao? GDP quý III/2024 vượt dự báo, ước tăng 7,4%

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam 67 tỷ USD

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục

Vì sao suất đầu tư lên tới 1.000 tỷ đồng/km cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam?

Du khách Trung Quốc đến Nhật Bản tăng vọt trong dịp nghỉ lễ tháng 10/2024

Số lượt đặt chỗ hãng hàng không Japan Airlines (JAL) của du khách Trung Quốc trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 1 tuần của nước này đã phục hồi lên mức cao nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Tăng sức hút du khách quốc tế bằng ẩm thực và văn hóa Việt Nam Trung Quốc tạo thuận lợi tối đa cho du khách nước ngoài thanh toán điện tử