Kinh tế châu Âu tăng trưởng vững vàng bất ngờ bất chấp cú sốc năng lượng toàn cầu

Lạm phát tại châu Âu hạ nhiệt, nhiều nhà máy trong khu vực đồng tiền chung châu Âu công bố chi phí tăng ở tốc độ thấp nhất tính từ tháng 9/2020.

Hoạt động kinh doanh trong khu vực đồng tiền chung châu Âu và Anh trong tháng 2/2023 tăng trưởng nhanh hơn kỳ vọng, yếu tố này có thể coi như một “cú huých” quan trọng với kinh tế toàn cầu, đồng thời đây có thể coi như dấu hiệu cho thấy sự vững vàng của kinh tế khu vực khi mà căng thẳng Nga – Ukraine chuẩn bị bước vào năm thứ 2.

Kết quả các cuộc khảo sát với doanh nghiệp sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ công bố vào ngày thứ Ba cho thấy rằng lạm phát tại châu Âu hạ nhiệt, nhiều nhà máy trong khu vực đồng tiền chung châu Âu công bố chi phí tăng ở tốc độ thấp nhất tính từ tháng 9/2020.

Giá năng lượng tăng cao sau khi căng thẳng Nga – Ukraine bùng phát vào tháng 2/2023 đã làm chậm đà tăng trưởng của kinh tế châu Âu năm 2022, kinh tế Đức thậm chí suy giảm tăng trưởng trong 3 tháng cuối cùng của năm. Tuy nhiên mùa đông ấm áp đã giúp cho các doanh nghiệp và hộ gia đình giảm tiêu thụ năng lượng, giá năng lượng vì vậy giảm từ mức đỉnh trong mùa hè.

Vào ngày thứ Ba, Liên minh châu Âu (EU) công bố rằng tiêu thụ khí đốt trong những tháng từ tháng 8/2022 cho đến tháng 1/2023 giảm trung bình 19,3% so với khoảng thời gian từ năm 2017 cho đến năm 2022.

Niềm tin của các hộ gia đình và doanh nghiệp trong khu vực phục hồi khi mà xuất hiện ngày một nhiều dấu hiệu cho thấy châu Âu sẽ không rơi vào suy thoái kinh tế sâu như nhiều chuyên gia kinh tế đã cảnh báo sau khi vào giữa năm 2022 Nga đã giảm mạnh nguồn cung khí đốt.

S&P Global nói rằng chỉ số sản lượng cho khu vực đồng tiền chung châu Âu, một chỉ số cho thấy rõ ràng về hoạt động kinh doanh trong khu vực, đứng ở mức 52,3 điểm trong tháng 2/2023, nó cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với con số 50,3 điểm trong tháng 1/2023. Ngưỡng trên 50 cho thấy sự tăng trưởng còn ngưỡng dưới 50 cho thấy sự suy giảm.

Quảng cáo

Các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Wall Street Journal trong tuần trước đã dự báo về kịch bản sụt giảm xuống 50,5 điểm.

“Tăng trưởng đã chịu ảnh hưởng bởi niềm tin tăng dần rằng nỗi sợ suy thoái hạ nhiệt và lạm phát dường như đã lập đỉnh”, chuyên gia kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence – ông Chris Williamson phân tích.

Tại Anh, chỉ số PMI của lĩnh vực sản xuất tăng lên mức 53 điểm từ mức 48,5 điểm và ở mức cao nhất trong 8 tháng.

Tăng trưởng kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu như vậy được phục hồi bởi lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt nhóm ngành du lịch và giải trí trước đây vốn chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề bởi các biện pháp hạn chế đi lại nhằm ngăn COVID-19. Ở Anh, nhóm các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ công bố hoạt động đi lại cải thiện.

Tuy nhiên, một số nhà máy trong khu vực đồng tiền chung đồng thời hưởng lợi từ việc chuỗi cung ứng toàn cầu cải thiện, đồng thời cũng đã có thể đáp ứng được số lượng đơn hàng tăng lên.

Ngược lại, những ngành thâm dụng năng lượng như các sản phẩm hóa dầu và nhựa vẫn tiếp tục suy yếu. Dù rằng như vậy kết quả các cuộc khảo sát mới nhất vẫn cho thấy rằng sản xuất tại cường quốc công nghiệp Đức đã tăng trưởng trở lại trong tháng 2/2023 sau khi sụt giảm trong quý cuối cùng của năm ngoái.

Việc giá năng lượng giảm đã làm hạ nhiệt lạm phát tại châu Âu trong những tháng gần đây. Tuy nhiên sự vững vàng bất ngờ của kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu và khi mà nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục tuyển dụng trong tháng 2/2023, tất cả những yếu tố này làm tăng rủi ro lạm phát sẽ trở lại ngưỡng của ngân hàng trung ương chậm hơn rất nhiều so với tính toán hiện tại.

Sự vững vàng của kinh tế châu Âu có thể coi như “ân huệ” cho chính phủ các nước trong khu vực, bởi hiện nay các đang phải đương đầu với vấn đề tín dụng sụt giảm sâu hơn so với tính toán ban đầu khi họ áp dụng các biện pháp hỗ trợ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp đương đầu với chi phí lãi vay cao hơn.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu