Vì sao không thí điểm giao tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài làm điện gió?

Bộ Công Thương cho biết chưa giao tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài thí điểm dự án điện gió ngoài khơi do chưa đánh giá hết được các vấn đề quốc phòng, an ninh và giá điện.

dien-gio.jpeg
(Dự án điện gió tại Bình Thuận. Ảnh minh hoạ)

Bộ Công Thương mới có báo cáo trình Chính phủ về đề án nghiên cứu thí điểm điện gió ngoài khơi. Theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam đặt mục tiêu công suất loại nguồn điện này đến năm 2030 đạt 6.000 MW, định hướng đến 2050 từ 70.000-91.500 MW. Song đến nay chưa có dự án nào được quyết định chủ trương và giao chủ đầu tư. Quy hoạch điện VIII cũng chưa nêu rõ số lượng, công suất và vị trí dự án điện gió ngoài khơi, phương án đấu nối nguồn điện này.

Tại báo cáo, bộ đưa ra 3 phương án chọn nhà đầu tư thí điểm các dự án điện gió ngoài khơi đề xuất giai đoạn đầu giao tập đoàn kinh tế nhà nước (EVN, PVN hoặc đơn vị thuộc Bộ Quốc Phòng).

Cụ thể, phương án 1, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là đơn vị thí điểm đầu tư. Bộ Công Thương cho rằng, một số hạng mục, công trình của loại nguồn điện này tương đồng với các dự án dầu khí ngoài khơi. Do đó, PVN có lợi thế khi sử dụng cơ sở dữ liệu, nguồn lực sẵn có của ngành dầu khí trong triển khai dự án thí điểm.

Bộ Công Thương dẫn ý kiến chuyên gia cho rằng, sự tham gia của các tập đoàn dầu khí có vai trò quan trọng trong việc đưa điện gió ngoài khơi sớm trở thành một ngành công nghiệp lớn. Báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) chỉ ra rằng, kinh nghiệm chuyên môn của ngành công nghiệp dầu khí có thể chi phối 40-45% chi phí một dự án điện gió ngoài khơi.

Hiện tại, các nhà đầu tư hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này hầu hết là các "ông lớn" dầu khí, như Equinor, Shell, Repsol, Total, BP, Chevron. Ở Đông Nam Á, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Malaysia (Petronas) đã lập công ty năng lượng tái tạo Gentari và mua 29,4% cổ phần dự án điện gió ngoài khơi Hải Long tại Đài Loan.

Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, trường hợp giao PVN đầu tư điện gió ngoài khơi cần đánh giá, điều chỉnh chủ trương lĩnh vực ngành nghề, kinh doanh của tập đoàn này. Bởi hiện nay PVN chưa được phép đầu tư ngoài ngành, điện gió ngoài khơi. Ngoài ra, tập đoàn này cũng phải thay đổi để đáp ứng những yêu cầu đặc trưng của ngành năng lượng tái tạo ngoài khơi.

Phương án 2, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là đơn vị được giao thực hiện. Theo Bộ Công Thương, EVN có lợi thế nhất định khi tận dụng kinh nghiệm, năng lực trong đầu tư, quản lý vận hành các nhà máy, hệ thống truyền tải điện. Tập đoàn này cũng có ưu điểm khi không phải đàm phán giá, do họ đồng thời là đơn vị mua, bán điện.

Tuy nhiên, cơ quan quản lý cũng lo ngại đây là lĩnh vực mới nên có những đòi hỏi khác so với các dự án nguồn điện truyền thống.

Quảng cáo

Phương án 3, Bộ Công Thương đề xuất giao đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thí điểm làm dự án điện gió ngoài khơi. Bộ này cho rằng, phương án này cần được đánh giá phù hợp với chủ trương, tính khả thi sau khi xem xét năng lực đơn vị cụ thể của Bộ Quốc phòng.

Tuy vậy, Bộ Công Thương cho rằng, thời điểm hiện nay chưa đủ cơ sở, dữ liệu để đánh giá mức độ hiệu quả khi giao PVN, EVN hay Bộ Quốc phòng thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi. Bởi, điện gió ngoài khơi là lĩnh vực mới, liên quan tới quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo.

Mặt khác, dự án điện gió ngoài khơi chưa được triển khai nên cơ quan quản lý cũng không có kinh nghiệm. Nhà chức trách cho rằng chưa lường trước được hết những xung đột giữa các ngành, lĩnh vực trong sử dụng chung không gian biển, khó khăn về quy định pháp luật hay kỹ thuật liên quan đến phát triển, vận hành dự án. Do đó, các phương án đề xuất trên, theo Bộ Công Thương, sẽ tiếp tục được làm rõ sau khi các bộ ngành đóng góp ý kiến.

Về việc chưa giao tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài thí điểm dự án điện gió, theo lý giải của Bộ Công Thương vì chưa đánh giá hết được các vấn đề quốc phòng, an ninh và giá điện.

Trước đó, một số nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tái tạo muốn thực hiện dự án điện gió ngoài khơi Việt Nam. Tập đoàn CIP của Đan Mạnh có kế hoạch phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn công suất 3,5 GW tại Bình Thuận.

Hay Tập đoàn PNE đến từ Đức cũng muốn thực hiện một dự án lên tới 4,6 tỷ USD tại Bình Định. Cách đây hơn hai năm, 36 nhà đầu tư trong nước từng xin khảo sát điện gió ngoài khơi. Nhưng ở thời điểm đó, Bộ Tài nguyên & Môi trường đề nghị tạm dừng cấp phép do vướng pháp lý.

Theo Bộ Công Thương, nhà đầu tư nhân tham gia nhiều vào lĩnh vực điện nhưng chủ yếu là dự án điện truyền thống, hoặc năng lượng mặt trời, gió quy mô không lớn. Bộ Công Thương cho rằng hiện chưa nên giao tư nhân đầu tư thí điểm do chưa đánh giá hết các vấn đề, vướng mắc pháp lý.

"Việc giao nhà đầu tư nước ngoài, tư nhân thực hiện điện gió ngoài khơi sau khi có đánh giá toàn diện dự án thí điểm và hệ thống pháp luật được hoàn thiện", Bộ Công Thương cho biết.

Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương cùng các bộ ngành nghiên cứu xây dựng thí điểm dự án điện gió ngoài khơi.

Để đủ tính pháp lý, Bộ Công Thương cho rằng, Quốc hội cần ban hành Nghị quyết cho phép việc thí điểm trên. Tuy nhiên, bộ này dẫn ý kiến chuyên gia đánh giá thời gian thực hiện dự án điện gió ngoài khơi khoảng 6-8 năm từ khi bắt đầu khảo sát. Do vậy, nếu Quốc hội ban hành Nghị quyết ngay năm nay, mục tiêu đạt 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào 2030 cũng khó đạt được.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Mỹ đánh giá tích cực về chính sách tiền tệ của Việt Nam

Theo Báo cáo bán niên về "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn với Mỹ", Bộ Tài chính Mỹ đánh giá tích cực về chính sách tiền tệ của Việt Nam và tiếp tục xác định "không thao túng tiền tệ".

Việt Nam tiếp tục không nằm trong danh sách giám sát về thao túng tiền tệ Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách giám sát về thao túng tiền tệ

Hàng không châu Á-Thái Bình Dương gặp các vấn đề về chuỗi cung ứng

Nhu cầu đi lại ở châu Á-Thái Bình Dương đã phục hồi sau đại dịch COVID-19 nhưng lợi nhuận của các hãng hàng không đang chịu áp lực do những vấn đề về chuỗi cung ứng làm gián đoạn hoạt động.

Công ty hàng không siêu lợi nhuận báo lãi quý 3 tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ, thu 10 đồng lãi ròng 7 đồng Thái Lan sẽ bắt đầu áp “thuế đi lại” với du lịch hàng không từ giữa năm 2025

Sáng nay chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD

Sáng nay 13/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam 70 tỷ USD rục rịch triển khai, doanh nghiệp nào trên sàn chứng khoán hưởng lợi? Đường sắt cao tốc Bắc Nam 67 tỷ USD đi qua 20 tỉnh thành, những tỉnh nào được bố trí 2 ga?

Diễn biến mới của dự án đường Vành đai dài hơn 200km, đi qua 5 tỉnh thành, tổng mức đầu tư 128.000 tỷ đồng

Dự án đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh dài gần 207 km, đi qua 5 địa phương (TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu), dự kiến có tổng mức đầu tư hơn 128.000 tỷ đồng.

Lộ diện liên danh 7 công ty trúng gói thầu phức tạp nhất vành đai 3 Tp.HCM Tại sao dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô giảm 2.129 tỷ đồng vốn đầu tư?

Đồng USD lên cao nhất 4 tháng, Bitcoin tiến sát mốc 90.000 USD: Hàng loạt tài sản thăng hoa chưa từng có sau khi ông Trump giành chiến thắng

Bitcoin tăng giá kỷ lục, đồng USD cũng giao dịch ở mức cao nhất trong 4 tháng và cổ phiếu Tesla thăng hoa trong bối cảnh nhà đầu tư đặt cược vào những nhân tố được hưởng lợi nhiều nhất sau khi ông Trump trở thành Tổng thống đắc cử.

Chuyên gia dự báo ảnh hưởng với kinh tế Việt Nam khi ông Trump đắc cử Kịch bản nào cho thị trường BĐS Việt Nam khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ?

Hanoi Metro chưa đủ nhân lực vận hành tuyến đường sắt đô thị Nhổn

Trước đó, vào lúc 17h25 ngày 24/10, đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đã phải dừng tàu do sự cố kỹ thuật tại ga Cầu Giấy. Đến 18h15, sự cố được khắc phục. 6 lượt tàu chậm giờ và 8 lượt tàu phải hủy bỏ do sự cố.

Giá nhiều chung cư tăng thêm tới 15% sau khi các tuyến metro đi vào hoạt động Tuyến metro hơn 37.000 tỷ TPHCM chưa đủ điều kiện nghiệm thu, liệu có thể đưa vào vận hành thương mại đúng thời gian đã định?

Các nhà đầu tư nước ngoài có “khẩu vị” đa dạng với thị trường bất động sản Việt Nam

Thị trường Việt Nam là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát triển mạnh mẽ, nhờ đó tạo nên sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài ở hầu hết các phân khúc bất động sản như nhà ở, công nghiệp,

Dòng vốn FDI dồi dào tác động tích cực đến thị trường bất động sản "Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất ASEAN nhờ nhạy bén với các FTA và thu hút FDI"

EU siết chặt thuế VAT đối với nền tảng số

Để đối phó với tình trạng trốn thuế và cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế số, Liên minh châu Âu (EU) vừa thông qua một loạt quy định mới về thuế giá trị gia tăng (VAT).

Tài khoản chứng khoán tăng lên sát mốc 9 triệu Tiền vào chứng khoán mất hút, giá trị khớp lệnh trên HoSE xuống thấp nhất 1,5 năm, điều gì đang diễn ra?

Giá vé máy bay từ Mỹ sang châu Âu giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá vé máy bay giữa Mỹ và châu Âu đang ở mức thấp nhất trong ba năm qua. Giá vé thường ở mức thấp trong những tháng cuối Thu và trong mùa Đông, ngoại trừ những kỳ nghỉ lễ lớn.

Ủy ban châu Âu giới hạn 15% đối với nhập khẩu HRC từ Việt Nam: Hòa Phát chịu ảnh hưởng như thế nào? 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Ngày đại hỷ ngập tràn hạnh phúc cùng ưu đãi lớn từ DOJI

Với thông điệp “Ngày chung đôi - Đời chung vui”, DOJI tiếp tục mang đến chương trình khuyến mãi trang sức cưới hấp dẫn cùng nhiều phần quà giá trị với mong muốn giúp các cặp đôi tìm thấy tín vật tình yêu hoàn hảo, ghi dấu ngày trọng đại.

Dự án nhà ở hơn 520 tỷ đồng ở Hải Dương “về tay” liên danh Tập đoàn Quang Giáp - Đức Dương Việt Nam SuperPort thúc đẩy năng lực ngành logistics

Việt Nam SuperPort thúc đẩy năng lực ngành logistics

“Việt Nam SuperPort™ sẽ đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực logistics của Việt Nam trong bối cảnh dòng chảy sản xuất và thương mại toàn cầu dịch chuyển sang Đông Nam Á,” Tiến sĩ Yap Kwong Weng, CEO Việt Nam SuperPort™ nhấn mạnh tại Hội nghị Logistics Việt Nam 2024 diễn ra ngày 31/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tập đoàn CIENCO4 bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì loạt vi phạm hành chính Dự án nhà ở hơn 520 tỷ đồng ở Hải Dương “về tay” liên danh Tập đoàn Quang Giáp - Đức Dương