5 phương án để kết nối giao thông 2 sân bay lớn nhất Việt Nam

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang lấy ý kiến của một số cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan về báo cáo tổng thể kết nối giao thông giữa sân Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành do Viện Chiến lược và phát triển GTVT thực hiện.

5 phương án để kết nối giao thông 2 sân bay lớn nhất Việt Nam

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, kết nối giao thông giữa hai sân bay là rất cần thiết, vì có thể hỗ trợ khai thác lẫn nhau, đồng thời đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển hàng không, không chỉ tại Tp.HCM mà cả khu vực phía Nam.

Với tầm quan trọng này, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang lấy ý kiến của một số cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan về báo cáo tổng thể kết nối giao thông giữa 2 sân bay, do Viện Chiến lược và phát triển GTVT thực hiện.

Sân bay Tân Sơn Nhất đạt cấp sân bay 4E (theo phân cấp của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO), có diện tích hơn 545 hécta với 2 nhà ga hành khách. Bộ GTVT đang đầu tư xây dựng nhà ga T3, dự kiến quý 3/2024 đưa vào khai thác. Tầm nhìn đến năm 2050, Sân bay Tân Sơn Nhất đạt cấp 4E, công suất thiết kế dự kiến đạt 50 triệu hành khách/năm.

Trong khi đó, theo quy hoạch, Sân bay Long Thành là sân bay cấp 4F, có chức năng trung chuyển trong khu vực Đông Nam Á với công suất 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Với vị thế là những sân bay lớn nhất cả nước, việc kết nối giao thông giữa 2 sân bay sẽ góp phần hỗ trợ, thúc đẩy sức cạnh tranh của ngành hàng không Việt Nam, góp phần thực hiện thành công đột phá chiến lược về hạ tầng giao thông.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Viện Chiến lược và phát triển GTVT, hiện việc kết nối giữa 2 sân bay chỉ bằng các tuyến đường bộ và các tuyến giao thông này còn hạn chế. Đặc biệt, tình trạng ùn tắc đã xảy ra thường xuyên trên các tuyến quốc lộ 51, đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Theo đó, việc nghiên cứu phương án tổng thể kết nối giao thông giữa Sân bay Tân Sơn Nhất và Sân bay Long Thành đóng vai trò quan trọng và là một phần của nhiệm vụ nghiên cứu đầu tư xây dựng hệ thống giao thông kết nối khu vực Sân bay Long Thành với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Trong báo cáo tổng thể kết nối giao thông giữa Sân bay Tân Sơn Nhất và Sân bay Long Thành, Viện Chiến lược và phát triển GTVT đã trình bày 5 phương án kết nối tổng thể đang được nghiên cứu, trong đó có 2 phương án kết nối bằng đường bộ và 3 phương án kết nối bằng đường sắt.

Đối với đường bộ, phương án 1 được nghiên cứu là kết nối đường bộ đi trên mặt đất và đi ngầm đoạn từ nút giao đường Cộng Hòa đến hết đường Phạm Văn Đồng. Từ đường Phạm Văn Đồng có 3 hướng kết nối về Sân bay Long Thành thông qua đường cao tốc Tp.HCM- Long Thành - Dầu Giây, cầu Cát Lái để kết nối với 2 tuyến giao thông (T1, T2) vào Sân bay Long Thành. Với 3 hướng này, chiều dài tuyến từ 48-62km.

Quảng cáo

Phương án 2, kết nối đường bộ giữa Sân bay Tân Sơn Nhất và Sân bay Long Thành đi theo các tuyến đường đô thị. Phương án này có 3 hướng kết nối với chiều dài tuyến từ 43-53km.

Bất động sản cận kề sân bay Long Thành đang chộn rộn ăn theo những thông tin tích cực từ siêu dự án này. Ảnh: HV

Với đường sắt, 3 phương án được nghiên cứu. Phương án 1, kết nối bằng đường sắt qua tuyến đường sắt đô thị số 6 và tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành với hướng tuyến từ nút giao đường Cộng Hòa - nhà ga T3 - nhà ga T1, T2 - đường Hồng Hà - đường Phạm Văn Đồng - đường sắt quốc gia - đường vành đai 2 - Võ Chí Công kết nối với tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành đến Sân bay Long Thành (chiều dài khoảng 45km).

Phương án 2, kết nối bằng đường sắt theo tuyến đường sắt đô thị số 2 từ đường Trường Chinh - đường Cách Mạng Tháng Tám - đường Phạm Hồng Thái - đường Lê Lai - Bến Thành - Thủ Thiêm kết nối với tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành đến Sân bay Long Thành (chiều dài khoảng 43km).

Trong khi đó, phương án 3 sẽ kết nối bằng đường sắt theo hướng tuyến đường sắt đô thị số 4 từ nhà ga T1, T2 Sân bay Tân Sơn Nhất - đường Trường Sơn - đường Hoàng Văn Thụ - đường Phan Đình Phùng - đường Hai Bà Trưng - Bến Thành kết nối vào tuyến đường sắt đô thị số 2 đến Thủ Thiêm kết nối với tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành đến Sân bay Long Thành (chiều dài khoảng 42km).

Trước đó, Thủ tướng giao Bộ GTVT khẩn trương nghiên cứu tổng thể kết nối giao thông giữa Sân bay Tân Sơn Nhất và Sân bay Long Thành, bao gồm đầu tư đường sắt kết nối (trên cao hoặc đi ngầm).

Sân bay quốc tế Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia với mục tiêu trở thành sân bay hiện đại bậc nhất khu vực Nam Bộ và được nhiều người quan tâm tra cứu quy hoạch. Dự án có vị trí nằm gần quốc lộ 51 và kết nối với các tuyến cao tốc quan trọng của khu vực Nam Bộ như cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Biên Hòa – Vũng Tàu, Bến Lức – Long Thành, Dầu Giây – Phan Thiết.

Nhà đầu tư vào đón đầu hạ tầng. Ảnh:HV

Hiện nay, các hạng mục công trình quan trọng của Sân bay Long Thành giai đoạn 1 thuộc dự án thành phần 2 và dự án thành phần 3 do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư đang thi công đạt và vượt tiến độ theo hợp đồng. Tuy nhiên, một số công trình thuộc dự án thành phần 1 và dự án thành phần 4 đang triển khai chậm.

Thời gian vừa qua, cùng với tiến độ sân bay liên tục được cập nhật, thị trường bất động sản cận kề sân bay cũng chộn rộn ăn theo. Một số dự án căn hộ, đất nền, nhà phố đang đẩy mạnh hoạt động khởi công, khai trương căn hộ mẫu, kick off… để tận dụng thời điểm “về đích” của dự án sân bay. Sức cầu tăng nhịp ở các nhà đầu tư mua bất động sản “đón đầu” sân bay. Tại một số dự án căn hộ, nhu cầu mua để cho thuê, bán lại nhằm đón nhu cầu của lực lượng chuyên gia, kỹ sư hay tiếp viên hàng không trong tương lai được ghi nhận khá tốt.

 

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội

Không cần vốn, không tốn nhiều thời gian, ứng dụng ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) mở ra cơ hội gia tăng thu nhập cho người dùng mọi nơi mọi lúc khi giới thiệu thêm bạn bè đăng ký và sử dụng các tiện ích.

Fed cảnh báo áp lực giá Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế Tổng Giám đốc Sacombank sau gần 8 năm điều hành

SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững” tại Vietnam ESG Awards

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa vinh dự nhận danh vị “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững” tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards lần thứ nhất do Báo Dân trí tổ chức. Giải thưởng ghi nhận những nỗ lực, sáng kiến và hiệu quả mang lại của SeABank trong thực thi các tiêu chí Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG) và lan tỏa tinh thần trách nhiệm tới cộng đồng.

SeABank công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 SeABank tổ chức thành công Đại hội Đồng cổ đông thường niên 2025, bầu bổ sung Thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

Năm 2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tiếp tục được vinh danh thứ 193 trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2025 (FAST500), tăng 173 bậc so với bảng xếp hạng năm 2024 và xếp hạng 24 trong Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam.

Imexpharm công bố kế hoạch tăng trưởng mạnh mẽ 2025

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Imexpharm thông qua mục tiêu tổng doanh thu 2.981 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 493,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 18,6% và 22,1% so với năm 2024, hướng đến trở thành một công ty dược hàng đầu châu Á.

R&D chiều sâu giúp Imexpharm mở rộng chuỗi cung ứng dược toàn cầu

SeABank tổ chức thành công Đại hội Đồng cổ đông thường niên 2025, bầu bổ sung Thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài

Ngày 25/4, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, thông qua nhiều mục tiêu, kế hoạch quan trọng như: kế hoạch kinh doanh năm 2025 với lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 7%, đạt 6.458 tỷ đồng; mua cổ phần của Công ty Cổ phần Chứng khoán ASEAN (ASEAN SC) và bầu bổ sung Thành viên độc lập Hội đồng Quản trị (HĐQT).

Vàng SJC tăng mạnh giá mua, chênh lệch mua bán giảm về 2 triệu đồng ĐHĐCĐ thường niên KienlongBank: Thông qua kế hoạch tăng trưởng 24% năm 2025 MB công bố kết quả kinh doanh quý I/2025

SeABank công bố kết quả kinh doanh quý I/2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm ngày 31/12/2024 và vốn điều lệ ở mức 28.450 tỷ đồng.

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce Phố Wall lao dốc sau phát biểu của Chủ tịch Fed

UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

Trước những rủi ro suy giảm đáng kể, Ngân hàng UOB điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 xuống còn 6,0%, giảm 1 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó là 7,0% và thấp hơn so với mức tăng trưởng thực tế 7,09% trong năm 2024.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Vượt lên nguy cơ thuế quan, Việt Nam tiếp tục hấp dẫn vốn FDI

Theo ông David Jackson, Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam, vượt lên những nguy cơ từ thuế quan của Mỹ, Việt Nam vẫn giữ vững vị thế là điểm đến thu hút đầu tư FDI hấp dẫn trong khu vực.

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI FDI - mảnh ghép chiến lược trong tăng trưởng của VPBank

SeABank đón sinh nhật thứ 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

Nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình tri ân “Đón mưa quà sinh nhật” với tổng trị giá lên đến hơn 5 tỷ đồng, áp dụng cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

Lợi nhuận năm 2024 của PV Power "bốc hơi" gần 135 tỷ đồng sau kiểm toán Giảm thuế nhập khẩu loạt mặt hàng từ ngày 1/4: Những lợi ích dành cho người tiêu dùng

Hai tổ chức tài chính thuộc chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản lý rủi ro môi trường và xã hội, chống biến đổi khí hậu.

Vàng SJC bất ngờ tăng giá mua Bộ Xây dựng lập đoàn kiểm tra, đôn đốc triển khai nhà ở xã hội

Chính thức: Hà Nội 'chốt' xây 3 cầu qua sông Hồng trị giá gần 48.000 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2025

Vào ngày 25/2, tại kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 21) HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND Thành phố xem xét thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của thành phố Hà Nội.

Người Trung Quốc xây cầu "đẻ ra tiền" khiến thế giới ngỡ ngàng: Trồng trụ bê tông cao vượt tháp Eiffel để bắc 2.000 mét thép qua vực sâu Hà Nội dự kiến khởi công xây cầu Tứ Liên vào quý III/2025