Nhiều doanh nghiệp TP.HCM nguy cơ không có tiền thưởng Tết

Do doanh nghiệp khó khăn, Liên đoàn Lao động TP.HCM dự báo Tết năm nay sẽ có những doanh nghiệp không có tiền thưởng Tết, lương tháng 13.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Liên đoàn Lao động TP.HCM vừa có báo cáo tình hình quan hệ lao động trên địa bàn. Theo đó, Liên đoàn Lao động TP.HCM cho biết, những tháng gần đây có tình trạng nhiều doanh nghiệp trong nước không có đơn hàng mới hoặc giảm đơn hàng. Chủ yếu tập trung vào các ngành chế biến gỗ, da, giày, dệt, may...

Nguyên nhân là do ảnh hưởng của lạm phát, xung đột, giá cả nhiên liệu và một số mặt hàng tăng, tổng cầu của thế giới giảm, một số nhãn hàng hủy hợp đồng.

Theo Liên đoàn Lao động TP.HCM, việc giảm đơn hàng khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải giảm giờ làm, không tăng ca, cho công nhân nghỉ việc luân phiên, tạm hoãn hợp đồng lao động chờ đơn hàng, chấm dứt hợp đồng lao động.

Điển hình như Công ty TNHH Tỷ Hùng (quận Bình Tân) giải quyết cho chấm dứt hợp đồng lao động với 1.200 công nhân, Công ty TNHH May Sun Kyoung Việt Nam (quận 12) chấm dứt hợp đồng với 826 công nhân, Công ty TNHH Tashuan (Khu công nghiệp Tân Tạo) chấm dứt hợp đồng với 169 công nhân và nợ bảo hiểm xã hội 6,9 tỷ đồng…

Mới đây, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam cũng thông báo sẽ bố trí cho khoảng 20.000 công nhân luân phiên nghỉ 14 ngày trong khoảng thời gian từ 1/12/2022 đến 28/2/2023, những ngày nghỉ được trả 180.000 đồng/ngày.

Theo Liên đoàn Lao động TP.HCM, thống kê đến ngày 15/11 đã có 155 doanh nghiệp với hơn 50.000 người lao động ảnh hưởng, thu nhập của người lao động bị giảm sâu.

Do doanh nghiệp khó khăn, Liên đoàn Lao động TP.HCM dự báo Tết năm nay sẽ có những doanh nghiệp không có tiền thưởng Tết, lương tháng 13.

Báo cáo của Liên đoàn Lao động TP.HCM cũng cho biết tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố nhiều. Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội TP.HCM, số đơn vị nợ từ 1 tháng trở lên là 48.699 đơn vị, gây ảnh hưởng đến người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động sẽ không chốt sổ bảo hiểm xã hội được cho người lao động.

Ngoài ra, thống kê từ đầu năm đến ngày 15/11, trên địa bàn TP.HCM xảy ra 13 vụ lao động ngừng việc tập thể với gần 6.000 người tham gia.

Liên đoàn Lao động TP.HCM, cho biết các cuộc tranh chấp lao động tập thể dẫn đến ngừng việc tập thể xảy ra trên địa bàn thành phố thời gian qua chủ yếu phát sinh từ việc người sử dụng lao động trả lương không đúng hạn, không đóng bảo hiểm xã hội, nợ bảo hiểm xã hội, không chốt sổ bảo hiểm xã hội, không chi thưởng Tết theo thỏa thuận.

Trước tình trạng khó khăn của các doanh nghiệp trong những tháng cuối năm, Liên đoàn Lao động TP.HCM dự báo tình hình quan hệ lao động trên địa bàn thành phố từ nay cho đến hết quý 1/2023 tiềm ẩn nhiều phức tạp.

Do đó, để ngăn ngừa tranh chấp lao động tập thể và ngừng việc tập thể trong thời gian tới, Liên đoàn Lao động TP.HCM chỉ đạo các cấp công đoàn tập trung nắm thông tin, dự báo tình hình quan hệ lao động tại địa bàn để chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết tranh chấp lao động phát sinh.

Yêu cầu công đoàn cơ sở phải có biện pháp giải quyết các vấn đề về tiền lương, chế độ, chính sách theo quy định pháp luật cho người lao động bị mất việc, chủ động kiến nghị những yêu cầu chính đáng của người lao động, không để xảy ra tình trạng lây lan ngừng việc tập thể.

Nghiên cứu có hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho người lao động bị mất việc.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE