Nhiều doanh nghiệp phải "bán mình", dùng cổ phần để cấn trừ nợ: Từ thép, gỗ đến bất động sản, "khủng" nhất là Xây dựng Hòa Bình (HBC)

Làn sóng phát hành hoặc hoán đổi cổ phiếu để cấn trừ nợ bắt đầu nở rộ.

Nhiều doanh nghiệp phải "bán mình", dùng cổ phần để cấn trừ nợ: Từ thép, gỗ đến bất động sản, "khủng" nhất là Xây dựng Hòa Bình (HBC)

Nhiều thương vụ phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ/chuyển đổi trái phiếu đã được thực hiện trong thời gian gần đây, giảm đi đáng kể gánh nặng trả nợ của nhiều doanh nghiệp.

Thép Pomina (POM) vừa công bố thông tin về việc hoán đổi cổ phần để cấn trừ nợ với nhà cung cấp. Ghi nhận, động thái bán ra hàng loạt của người liên quan Chủ tịch Đỗ Duy Thái gây chú ý. Theo POM, động thái bán ra cổ phiếu của người liên quan thời gian qua chủ yếu để cấn trừ nợ với các nhà cung cấp.

Theo thoả thuận, tổng số cổ phiếu cấn trừ lên đến 21 triệu cổ phiếu POM, tương đương giá trị cấn trừ gần 188 tỷ đồng. Trong đó, Pomina chủ yếu cấn trừ với giá 10.000 đồng/cp (gấp đôi thị giá). Các khoản nợ sau khi cấn trừ sẽ được xỏa bỏ, các chủ nợ là nhà cung cấp sẽ trở thành cổ đông của POM.

pom-3756.png

Xây dựng Hoà Bình (HBC) cũng gây chú ý với kế hoạch phát hành lượng lớn cổ phần nhằm hoán đổi nợ. Theo kế hoạch (mới điều chỉnh), HBC sẽ phát hành chỉ gần 252,5 triệu cổ phiếu, trong đó có 32,5 triệu cổ phiếu là phát hành riêng lẻ để hoán đổi nợ.

Được biết, Công ty có giảm số lượng phát hành cấn trừ nợ so với kế hoạch ban đầu do đã thanh toán nợ cho một số chủ nợ, một số chủ nợ thay đổi ý định hoán đổi nợ.

Ngoài ra, với số tiền hàng ngàn tỷ phát hành cho đối tác ngoại HBC cũng dự dùng để thanh toán các khoản nợ vay của công ty với các ngân hàng, trong đó hơn 1.754 tỷ đồng là trả gốc và lãi cho Ngân hàng BIDV, gần 998 tỷ đồng trả cho Ngân hàng VietinBank, 158 tỷ trả gốc và lãi cho Ngân hàng MSB, 136 tỷ trả cho NCB, còn lại trả cho VPBank và SeABank.

Quảng cáo

Cuối năm 2022 và sang năm 2023, HBC đối mặt với hoàn cảnh vô cùng khó khăn, sau biến động thượng tầng, thị trường “đóng băng” khiến dòng tiền chịu áp lực lớn. Hiện, HBC đã lỗ lũy kế gần 3.000 tỷ đồng, nợ vay tài chính gấp 14 lần vốn chủ sở hữu.

hbc-5264.png

Những khó khăn kéo dài từ đại dịch đến suy thoái kinh tế, cũng những sự kiện liên quan đến thị trường trái phiếu, bất động sản… khiến doanh nghiệp khó chồng khó. Do đó, làn sóng phát hành hoặc hoán đổi cổ phiếu để cấn trừ nợ bắt đầu nở rộ (tương tự câu chuyện năm 2013-2014).

Năm qua, Địa ốc Hoàng Quân (HQC) đã phải dùng phương án này. Trong đó, Công ty lên kế hoạch phát hành 130,7 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho 4 chủ nợ để hoán đổi 1.307 tỷ đồng nợ vay với giá phát hành cổ phiếu riêng lẻ là 10.000 đồng/cổ phiếu. HQC cũng trình cổ đông kế hoạch phát hành 87,3 cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp cho ông Trương Anh Tuấn (Chủ tịch HĐQT) để hoán đổi 873 tỷ đồng.

Trước đó nữa, trong ĐHCĐ thường niên 2021 tổ chức vào ngày 31/12/2021, HĐQT Quốc Cường Gia Lai (QCG) cũng thông qua phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và chuyển đổi nợ để tăng vốn điều lệ. Cụ thể, doanh nghiệp dự kiến chào bán gần 61,9 triệu cổ phiếu với giá 11.000 đồng/cp, hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.

Cùng năm 2021, Gỗ Trường Thành (TTF) đã phát hành thành công 40,5 triệu cổ phiếu để hoán đổi khoản nợ khoảng 405 tỷ đồng với ông Bùi Hồng Minh. Tỷ lệ hoán đổi nợ là 10.000 đồng hoán đổi thành 1 cổ phiếu ưu đãi với cổ tức cố định là 6,5%/năm.

Nói về làn sóng này, theo chuyên gia, đây là giải pháp tạm thời giúp DN giảm hệ số đòn cân nợ, giải quyết khó khăn trước mắt, nhưng về lâu dài không tốt vì không thể hiện sự cân bằng dòng tiền.

Thứ nhất, về nguyên tắc, doanh nghiệp phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, tăng vốn kinh doanh chứ không phải trả nợ. Thông thường, tiền trả nợ huy động từ nhiều nguồn như: vay ngân hàng, phát hành trái phiếu... Việc phát hành cổ phiếu cấn trừ công nợ sẽ tạo ra rủi ro là không cân xứng giữ nguồn vốn, cách sử dụng vốn và chi phí vốn (chi phí phát hành khá đắt đỏ, trong khi giá phát hành không cao). Còn đối với đơn vị bị cấn trừ sẽ thành cổ đông của doanh nghiệp.

Về phía cổ đông nhỏ lẻ, khi phát hành mới cấn trừ nợ sẽ khiến cổ phiếu bị pha loãng. Tương ứng, EPS trong năm tới, thậm chí vài năm tới luôn loanh quanh ở mức thấp. Những nhà đầu tư dài hạn ít có hy vọng về cổ tức, giá cổ phiếu vì thế khó có cơ hội phục hồi bền vững.

Chưa kể, việc xuất hiện những cổ đông lớn “bất đắc dĩ” sẽ phát sinh vấn đề: Nếu như cổ đông này tham gia điều hành, họ phải am hiểu lĩnh vực đó; bằng không dẫn đến những rủi ro khác về sau cho doanh nghiệp.

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Khám phá thiết kế và công năng đột phá của Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc

Với vai trò then chốt trong chiến lược phát triển hạ tầng giao thông và du lịch, đặc biệt chuẩn bị cho APEC 2027, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ được nâng cấp toàn diện, hướng đến trở thành một trong những sân bay hiện đại, thông minh bậc nhất thế giới.

Sun Group khởi công dự án trị giá 13.000 tỷ đồng tại Phú Quốc Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương nâng cấp sân bay Phú Quốc và cam kết của Sun Group

Lợi nhuận ròng của 1.000 doanh nghiệp niêm yết ghi nhận quý tăng thứ 6 liên tiếp

Tổng lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp niêm yết tăng 22,6% so với cùng kỳ trong quý I/2025, ghi nhận quý thứ 6 tăng liên tiếp. Trong đó, bất động sản ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng trong quý I/2025.

Cổ phiếu của một số doanh nghiệp tư nhân lớn là đầu tàu, trụ đỡ cho thị trường chứng khoán Vợ Chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp bất động sản đăng ký bán sạch 24% cổ phần công ty

Thế Giới Di Động muốn mua lại cổ phiếu quỹ giữa lúc thị giá lên cao nhất từ đầu năm

Thế Giới Di Động thông báo sẽ mua lại hơn 324.000 cổ phiếu quỹ bằng nguồn vốn tự có của công ty, dự kiến thực hiện trong tháng 5 hoặc tháng 6/2025. Sau khi hoàn tất, MWG sẽ nắm giữ tổng cộng hơn 1 triệu cổ phiếu quỹ.

Doanh số chuỗi điện thoại, điện máy của MWG tăng 32% dù giảm hơn 200 cửa hàng Pyn Elite Fund gia tăng mạnh tỷ trọng MWG, đưa cổ phiếu VIX vào top 10 danh mục

Vinasun dốc cả nghìn tỷ mua 1.200 xe Hybrid, hứa ra mắt dòng xe chưa có đối thủ nào có: Liệu có cứu được thị phần đã mất?

Phó Tổng Giám đốc Trần Anh Minh thừa nhận Vinasun đang ở trong thế có nhiều sức ép, khi "Xanh SM 2 năm qua đã tăng vốn lên 18.000 tỷ đồng, Grab cũng đã huy động đến 12 tỷ USD… vốn chủ sở hữu của Vinasun chỉ hơn 1.100 tỷ đồng".

Ông Đặng Phước Thành xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch Vinasun sau 23 năm, con trai ngồi vào ghế Tổng giám đốc SK Group đăng ký bán hơn 50 triệu cổ phiếu VIC, cổ đông Singapore thoát hết vốn tại Vinasun

Trái phiếu bất động sản trở lại “đường đua”

Sau 3 tháng đầu năm “vắng bóng” trên “đường đua” phát hành, sang tháng 4 và nửa đầu tháng 5 thị trường đã xuất hiện những lô trái phiếu nghìn tỷ do các doanh nghiệp bất động sản phát hành, dẫn đầu là Vingroup.

Doanh nghiệp BĐS phải đáo hạn 3.500 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 5 Doanh nghiệp bất động sản hút thành công 12.000 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 4