Khám phá thiết kế và công năng đột phá của Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc

Với vai trò then chốt trong chiến lược phát triển hạ tầng giao thông và du lịch, đặc biệt chuẩn bị cho APEC 2027, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ được nâng cấp toàn diện, hướng đến trở thành một trong những sân bay hiện đại, thông minh bậc nhất thế giới.

Phú Quốc – hòn đảo ngọc phía Nam của Tổ quốc – đang đứng trước thời khắc chuyển mình mạnh mẽ với loạt dự án hạ tầng hàng không, hạ tầng đô thị... phục vụ Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC 2027). Các dự án đang được gấp rút triển khai, một trong đó là quy hoạch và mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, trở thành "cửa ngõ" ấn tượng, hiện đại, tiện nghi khi APEC 2027 diễn ra tại đảo ngọc.

Theo quy hoạch, sân bay sẽ có diện tích hơn 1.050 ha, đạt tiêu chuẩn cấp 4E theo Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), cho phép tiếp nhận các loại máy bay thân rộng như Boeing 747, 787 hay Airbus A350. Trước thềm APEC 2027, công suất sân bay dự kiến đạt 18 triệu lượt hành khách/năm, gấp 4,5 lần hiện nay (4 triệu lượt/năm), đáp ứng mục tiêu phát triển du lịch, kinh tế mạnh mẽ của "đảo ngọc". Sân bay sẽ đạt công suất 50 triệu hành khách và 50.000 tấn hàng hóa mỗi năm đến năm 2050.

Đáng chú ý, sân bay Phú Quốc sẽ có hai đường cất hạ cánh, trong đó đường băng hiện hữu sẽ được kéo dài lên 3.500 mét, đồng thời xây dựng thêm một đường băng mới dài 3.300 mét. Hệ thống sân đỗ sẽ được mở rộng lên hơn 100 vị trí, bao gồm 45 vị trí đỗ máy bay thân rộng bao gồm cả những vị trí có ống lồng hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu khai thác và phục vụ hành khách quốc tế lẫn nội địa.

Không chỉ chú trọng đến quy mô, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc còn là công trình mang tính biểu tượng cao về kiến trúc và công nghệ. Nhà ga hành khách được thiết kế với cảm hứng từ hình tượng Phượng Hoàng – loài chim tượng trưng cho hoàng gia, quyền lực và cao quý.

Quảng cáo

Đây là tác phẩm của CPG Singapore, được trực tiếp chắp bút bởi kiến trúc sư Steven Thor – Phó Chủ tịch điều hành CPG Consultants. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc, các tác phẩm nổi bật của ông phải kể đến Cảng hàng không quốc tế Hàng Châu -T2, Trung tâm vận tải tích hợp phía Đông sân bay Thâm Quyến,...

Điểm nhấn quan trọng của sân bay là việc tích hợp các công nghệ vận hành tiên tiến, tương tự như các sân bay hiện đại hàng đầu thế giới như Changi (Singapore), Haneda (Nhật Bản), hay Beijing (Trung Quốc). Hành khách sẽ được trải nghiệm quy trình check-in từ xa, phân loại hành lý tự động, nhận dạng sinh trắc học giúp rút ngắn thời gian làm thủ tục xuống chỉ còn 15–30 giây mỗi người. Các giải pháp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và điều tiết giao thông thông minh cũng sẽ được triển khai đồng bộ.

Bên cạnh nhà ga hành khách chính, Phú Quốc cũng đầu tư xây dựng nhà ga VIP do kiến trúc sư người Ý Marco Casamonti, "cha đẻ" của biểu tượng Cầu Hôn tại Phú Quốc thiết kế. Lấy cảm hứng từ hình ảnh cá đại bàng biển – biểu tượng của sự tự do, uyển chuyển và hài hòa với thiên nhiên.

Nhà ga VIP không chỉ là công trình độc đáo về kiến trúc mà còn là nơi đón tiếp các đoàn ngoại giao cấp cao, với khả năng phục vụ tới 300 người cùng lúc từ các chuyến bay có nguyên thủ và phái đoàn tháp tùng.

Đặt mục tiêu về đích trong chưa đầy 2 năm, cảng hàng không quốc tế Phú Quốc không đơn thuần là một công trình hạ tầng giao thông mà còn là biểu tượng cho khát vọng phát triển, hội nhập và vươn ra thế giới của Việt Nam. Trong kỷ nguyên mới, sân bay này sẽ là cánh cửa mở ra không gian phát triển rộng lớn cho đảo ngọc, đồng thời khẳng định vị thế của Phú Quốc trên bản đồ du lịch và kinh tế khu vực.

Theo doanhnghiepkinhtexanh.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

SSI: Truy quét hàng giả giúp Thế giới di động, FPT Retail, Digiworld và Winmart lợi lớn, còn PNJ vẫn gặp áp lực từ việc thanh tra vàng

Ngoài ra, nỗ lực tự do hóa thị trường vàng cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân và tổ chức tài chính tham gia với quy mô lớn hơn, qua đó mang lại lợi ích cho các nhà bán lẻ trang sức hiện đại.

Hé lộ bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp quý II/2025: Nhóm ngành nào dẫn sóng? Dự báo lợi nhuận quý 2 của nhiều ngân hàng tăng trưởng 2 chữ số

Chưa đầy nửa năm, ACC Việt Nam hút thành công 1.740 tỷ đồng trái phiếu “3 không”

Với việc vừa phát hành thành công lô trái phiếu AVN32502 với giá trị với giá trị 750 tỷ đồng. ACC Việt Nam đã nâng tổng nguồn vốn hút về từ kênh trái phiếu lên mức 1.740 tỷ đồng, trong vòng chưa đầy nửa năm.

Nhà Khang Điền thanh toán hơn 318 tỷ đồng gốc, lãi trái phiếu Chưa thu xếp được nguồn tiền, Nova Saigon Royal không thể tất toán lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng

Xuất nhập khẩu Đông Dương (DDG) bị phạt 370 triệu do vi phạm nhiều quy định công bố thông tin

CTCP Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương (mã DDG) bị phạt tổng tiền 370 triệu đồng do vi phạm nhiều quy định công bố thông tin báo cáo tài chính, báo cáo phát hành trái phiếu…

VNG bị xử phạt vì không công bố thông tin Thiên Nam Group bị xử phạt vì không công bố thông tin tài chính theo quy định

Ông Phạm Nhật Vượng muốn góp thêm gần 88 triệu cổ phiếu VIC vào VinSpeed

Trước khi đăng ký góp thêm 88 triệu cổ phiếu VIC vào VinSpeed, ông Phạm Nhật Vượng vừa hoàn tất chuyển quyền sở hữu hơn 48 triệu cổ phiếu VIC sang VinSpeed vào ngày 10/6.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng giàu thêm 68 nghìn tỷ trong tháng 5, tổng tài sản ngang ngửa vốn hoá BIDV và bằng 12 người tiếp theo cộng lại