Cam kết tự lo hơn 12 tỷ USD làm dự án trọng điểm, DN mới của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có những ai góp vốn?

Doanh nghiệp mới được thành lập của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa đăng ký đầu tư dự án đường sắt Bắc – Nam.

Đó là CTCP Đầu tư và Phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed.

Theo dữ liệu từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, CTCP Đầu tư và Phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed được thành lập vào ngày 6/5/2025, với ngành nghề chính là xây dựng công trình đường sắt.

Doanh nghiệp này có vốn điều lệ là 6.000 tỷ đồng, bao gồm 6 cổ đông góp vốn. Trong số đó, tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp 3.060 tỷ đồng (tương đương với 51% vốn góp), hai con trai của ông là Phạm Nhật Quân Anh và Phạm Nhật Minh Hoàng mỗi người góp 30 tỷ đồng (tương đương với 0,5% vốn góp).

Ngoài ra, bà Phạm Thúy Hằng – Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, góp 180 tỷ đồng (tương ứng 3% vốn góp); CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam góp 2.100 tỷ đồng (35% vốn góp) và Tập đoàn Vingroup góp 600 tỷ đồng (tương ứng với 10% vốn góp).

ong-vuong-con-trai-1747217754119-174721775420597472823.jpg

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và hai con trai góp vốn thành lập CTCP Đầu tư và Phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed.

VinSpeed được thành lập với mục tiêu đầu tư xây dựng kinh doanh (bao gồm vận hành, khai thác) các công trình đường sắt cao tốc, sản xuất các phương tiện giao thông vận tải đường sắt (đầu máy, toa xe) và hệ thống tín hiệu, điều khiển đường sắt để góp phần vào việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của đất nước.

VinSpeed được kỳ vọng là mũi nhọn tiếp theo trong hệ sinh thái do tỷ phú Phạm Nhật Vượng sáng lập, góp phần cùng với các trụ cột hiện tại đưa Việt Nam vươn tầm quốc tế và phát triển thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đây không phải là lần đầu tiên tỷ phú Phạm Nhật Vượng cùng hai con trai góp vốn thành lập doanh nghiệp. Trước đó, trong tháng 3/2025, ông Vượng cùng hai con trai đã góp vốn thành lập CTCP Năng lượng VinEnergo . Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, CTCP Năng lượng VinEnergo được thành lập ngày 10/3/2025, với vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng. Trong đó, Tập đoàn Vingroup góp 380 tỷ đồng (tương đương 19% vốn góp), ông Phạm Nhật Minh Hoàng và Phạm Nhật Quân Anh mỗi người góp 100 tỷ đồng (tương đương 5% vốn góp) và tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp 1.420 tỷ đồng (tương đương 71% vốn góp).

Trước đó nữa, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và hai con trai góp vốn thành lập CTCP Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy đa năng VinMotion , với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, vào tháng 1/2025; CTCP Nghiên cứu phát triển và Ứng dụng người máy VinRobotics với, vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng vào cuối tháng 11/2024. Trong đó, tại VinMotion và VinRobotics, tỷ lệ góp vốn của Phạm Nhật Quân Anh và Phạm Nhật Minh Hoàng đều là 5%.

VinSpeed đăng ký đầu tư dự án trọng điểm, nỗ lực khởi công trước tháng 12/2025

Quảng cáo

duong-sat-bac-nam-1747217754803-17472177549031475249995.jpg

VinSpeed cho biết sẽ cam kết thu xếp 20% vốn dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Ảnh minh họa AI

Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam là dự án trọng điểm và nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp, trong đó có VinSpeed.

Hôm nay (14/5), CTCP Đầu tư và Phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed cho biết đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Doanh nghiệp này kỳ vọng dự án có thể khởi công trước tháng 12/2025 và khai thác toàn tuyến trước tháng 12/2030.

Theo đó, dự án do VinSpeed đề xuất có tổng mức đầu tư hơn 1,5 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 61,35 tỷ USD), chưa bao gồm chi phí bồi thường và hỗ trợ tái định cư. Trong đó, VinSpeed cam kết thu xếp 20% vốn (khoảng 312.330 tỷ đồng, tương đương 12,27 tỷ USD) và phần còn lại đề xuất vay từ Nhà nước với lãi suất 0%, thời hạn 35 năm kể từ ngày giải ngân.

Theo VinSpeed, phương án này giúp giảm gánh nặng cho ngân sách, đồng thời phù hợp với thực tế khi phần lớn các dự án đường sắt cao tốc trên thế giới đều khó hoàn vốn hoặc phải bù lỗ dài hạn.

Hiện nay, VinSpeed đang làm việc với đối tác từ Trung Quốc, Đức, Nhật Bản để chuyển giao công nghệ và sản xuất đầu máy, toa xe, hệ thống tín hiệu - điều khiển tại Việt Nam. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh đào tạo nhân sự, làm chủ công nghệ và từng bước hình thành nền công nghiệp đường sắt cao tốc trong nước.

Ngoài ra, để hoàn trả phần vốn vay từ Nhà nước, VinSpeed dự kiến phát triển các khu đô thị hiện đại quanh nhà ga theo mô hình TOD (phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng), phối hợp cùng Vingroup và Vinhomes. Theo đó, các khu vực phụ cận nhà ga hiện thưa dân và xa trung tâm sẽ được đầu tư đồng bộ, thúc đẩy hạ tầng, cải thiện chất lượng sống và hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương.

Bà Đào Thuỵ Vân, Phó tổng giám đốc VinSpeed chia sẻ, VinSpeed chọn thời điểm này để mạnh dạn đầu tư vì nhận thấy sự ủng hộ và kỳ vọng lớn từ Đảng, Nhà nước và người dân vào khu vực tư nhân.

"Chúng tôi cam kết nỗ lực tối đa để triển khai dự án, đảm bảo hiệu quả đầu tư và hoàn trả vốn đúng hạn", Phó tổng giám đốc VinSpeed nói.

Bên cạnh đó, VinSpeed cũng sẽ hợp tác sâu rộng với các doanh nghiệp trong nước nhằm xây dựng đồng thời toàn tuyến, từng bước phát triển ngành công nghiệp đường sắt cao tốc, góp phần tạo niềm tự hào cho người Việt.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Doanh nghiệp Nhà nước được tự quyết lương, thưởng và đầu tư bất động sản

Với Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa được Quốc hội thông qua, cơ chế tiền lương, thưởng và quyền lợi tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã có sự thay đổi đáng kể, trao thêm quyền tự chủ cho doanh nghiệp.

Hà Nội ban hành quy định mới về phí quản lý, vận hành nhà chung cư Đề xuất quy định chi tiết về thuế VAT

Yến sào Khánh Hòa (SKV) chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 18,3%

Với tỷ lệ chi trả cổ tứ 18,3%, tương ứng cổ đông sở hữu mỗi cổ phiếu được nhận 1.830 đồng, SKV dự kiến cần chi 42 tỷ đồng để thanh toán cho cổ đông.

SJ Group phát hành hơn 182,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức gộp 5 năm và thưởng cổ đông Chứng khoán VNDIRECT sắp chi hơn 760 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt

Chủ tịch Mobifone giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Ban Chính sách, chiến lược Trung ương vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Hồng Hiển, Chủ tịch Hội đồng thành viên Mobifone giữ chức Vụ trưởng Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại MobiFone về Bộ Công an MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 5G

Xăng, nước ngọt, điều hòa công suất lớn vào diện chịu thuế

Sáng ngày 14/6, với 94,98% đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), bổ sung một số hàng hóa – dịch vụ vào diện chịu thuế.

Bỏ thuế khoán, thay đổi tất yếu nhưng nhiều thách thức Bộ Tài chính: Bỏ thuế khoán để xóa bỏ bất công nghiêm trọng giữa hộ kinh doanh kê khai so với hộ khoán

F88 sẽ lên sàn UPCoM từ tháng 7

Ngày 13/6, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) thông báo đã cấp mã chứng khoán F88 cho Công ty CP Đầu tư F88, đồng thời xác nhận đăng ký 8.264.612 cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ hơn 82,64 tỷ đồng.

Sau năm lãi kỷ lục, F88 bất ngờ báo lỗ kỷ lục 528 tỷ đồng trong năm 2023 MWG, F88 khởi xướng cuộc đua biến cửa hàng, điểm giao dịch thành cây ATM

Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại Nam Long

4 quỹ thành viên thuộc Dragon Capital đã bán ra tổng cộng 1,1 triệu cổ phiếu NLG, hạ tổng sở hữu của cả nhóm từ 20,05 triệu đơn vị, chiếm tỷ lệ 5,2% vốn điều lệ xuống còn 18,95 triệu đơn vị chiếm 4,92% vốn điều lệ Nam Long.

ĐHCĐ Nam Long: Đã có đối tác đang đàm phán một phần dự án Izumi, mục tiêu lợi nhuận năm tăng 35% Nam Long muốn xây 20.000 căn nhà xã hội ở Đồng Nai