Đối mặt "cơn bão kép" lãnh đạo PNJ nói không tập trung lợi nhuận trước mắt, dành nguồn đầu tư dài hạn

Sự khan hiếm nguồn cung vàng nguyên liệu đầu vào và sự sụt giảm về sức mua của người tiêu dùng ở đầu ra được lãnh đạo PNJ nhận định sẽ tiếp tục là thách thức kép cho hoạt động kinh doanh của công ty trong năm nay.

Đối mặt
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của PNJ sáng 26/4

Ngày 26/4, Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 để thảo luận và thông qua nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh 2025; phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ; phương án mua lại cổ phiếu để bảo vệ quyền, lợi ích của cổ đông…

Áp lực kép buộc PNJ phải liên tục làm mới

Tại đại hội, ông Lê Trí Thông, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc PNJ nhìn nhận năm 2024 là một năm đặc biệt áp lực đối với ngành vàng bạc đá quý và kinh doanh trang sức trong nước khi phải đối mặt “cơn bão kép” đến từ cả hai đầu cung lẫn cầu.

Phía đầu vào là sự khan hiếm nguồn cung vàng nguyên liệu do giá tăng cao kỷ lục và các hoạt động siết chặt kiểm soát thị trường. Còn ở phía đầu ra là sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh, đặc biệt với các mặt hàng xa xỉ, dẫn đến nhiều doanh nghiệp trong ngành phải chuyển ngành nghề hoặc thu hẹp quy mô hoạt động, thậm chí đóng cửa.

Trong bối cảnh khó khăn chung, lãnh đạo PNJ cho biết, doanh nghiệp phải liên tục làm mới chính mình và chủ động ứng phó với những biến động bất ngờ của thị trường để duy trì được tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận.

Theo đó, bên cạnh việc kiên định theo đuổi chiến lược mở rộng mạng lưới cửa hàng, công ty cũng đồng thời nâng cấp năng lực bán lẻ và tiếp thị, tối ưu hóa vận hành và kiểm soát chặt chẽ chi phí.

“Chính trong áp lực khắc nghiệt, tinh thần chiến binh kiên định và sự linh hoạt của hàng nghìn nhân viên PNJ một lần nữa được thể hiện, giúp công ty 'vững vàng tay lái' để tiếp tục tiến lên”, Tổng Giám đốc PNJ chia sẻ.

Tổng Giám đốc PNJ Lê Trí Thông chia sẻ tại đại hội

Với nỗ lực vượt lên "thách thức kép" năm 2024, PNJ ghi nhận doanh thu đạt 37.823 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.113 tỷ đồng, lần lượt tăng 14,1% và 7,2% so với mức đỉnh thiết lập vào năm liền trước. Mảng bán lẻ trang sức đóng góp hơn 58% vào tổng doanh thu, tăng 14,4% - cao hơn mức tăng trưởng chung của công ty.

Từ kết quả đạt được, HĐQT PNJ đã đề xuất chia cổ tức theo đúng kế hoạch 20% bằng tiền mặt. Trong đó, công ty đã tạm ứng 6%, dự kiến sẽ chi trả thêm 14% trong thời gian tới, tương ứng số tiền chi trả khoảng hơn 470 tỷ đồng.

Mục tiêu kinh doanh thận trọng, đầu tư cho dài hạn

Dự báo “cơn bão kép” chưa sớm kết thúc, năm nay PNJ lên kế hoạch đạt doanh thu 31.607 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.960 tỷ đồng, lần lượt giảm 17% và 7% so với năm 2024.

Quảng cáo

Lý giải về kế hoạch kinh doanh xây dựng trên nguyên tắc thận trọng, Hội đồng quản trị PNJ cho rằng, người tiêu dùng đang có xu hướng chi tiêu dè dặt hơn, dẫn đến sức mua của ngành bán lẻ nói chung và hàng xa xỉ nói riêng giảm sút.

Dù sức mua tiêu dùng được kỳ vọng sẽ phục hồi thông qua những chính sách kích cầu của Chính phủ nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, song ngành hàng trang sức và xa xỉ thường có độ trễ một nhịp. Trong kịch bản khả quan, lãnh đạo PNJ kỳ vọng sức mua có thể bắt đầu hồi phục trong nửa cuối năm nay.

Bên cạnh đó, khó khăn về nguồn cung được PNJ đánh giá sẽ tiếp tục là thách thức lớn cho hoạt động kinh doanh năm nay. Công ty nỗ lực chuẩn bị vàng nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu chế tác trang sức, nhưng nhiều việc thu mua khó khăn hơn trước bởi giá biến động mạnh và khan hiếm nguồn cung.

Để vượt lên bối cảnh khó khăn, Chủ tịch HĐQT PNJ Cao Thị Ngọc Dung cho biết, doanh nghiệp sẽ luôn nỗ lực và tìm ra lối đi mới để tiếp tục tiến lên phía trước.

Người đứng đầu PNJ cho rằng “trong nguy có cơ”. Do đó, thay vì tập trung lợi nhuận trước mắt, công ty sẽ dành nguồn đầu tư dài hạn để tiếp tục gia tăng thị phần, nâng cao vị thế cạnh tranh trong ngành trang sức và mở rộng sang những ngành hàng mới theo đúng tầm nhìn chiến lược đến năm 2030.

Hoạt động của PNJ trong năm nay sẽ xoay quanh chiến lược mở rộng hệ thống cửa hàng, tăng công suất nhà máy, khai thác thị trường bán lẻ trang sức và củng cố chuỗi cung ứng.

Cụ thể, PNJ dự kiến năm nay sẽ tận dụng khoảng trống thị trường để mở thêm 12-25 cửa hàng mới nhằm gia tăng sự hiện diện tại các thị trường tiềm năng. Đây là phần quan trọng trong chiến lược mở rộng mạng lưới phân phối, giúp công ty nhanh chóng tiến đến mục tiêu 500 cửa hàng trên toàn quốc trước năm 2030.

Cũng trong năm 2025, PNJ sẽ nâng công suất nhà máy trang sức từ 4 triệu lên 5 triệu sản phẩm mỗi năm để sẵn sàng đón đầu nhu cầu của người tiêu dùng khi thị trường hồi phục.

Ngoài ra, PNJ sẽ tiếp tục khai thác sâu hơn thị trường bán lẻ trang sức bằng việc đẩy mạnh chiến lược ra mắt thương hiệu Mancode by PNJ dành cho nam giới. Đây được đánh giá là mảnh đất màu mỡ chưa được khai thác hết. Thông qua việc xây dựng các nhóm khách hàng tiềm năng, công ty kỳ vọng tiếp tục củng cố và gia tăng thị phần trong tương lai.

Song song đó, công ty sẽ cải tiến hiệu quả chuỗi cung ứng, tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh để giảm thiểu chi phí và tăng trưởng bền vững.

Theo lãnh đạo PNJ, sự điều chỉnh định hướng chiến lược này phù hợp với tình hình thị trường đầy biến động, đồng thời bảo vệ sự ổn định và tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

“Nhìn về dài hạn, PNJ duy trì quan điểm lạc quan bởi dân số thuộc tầng lớp trung lưu tiếp tục tăng mạnh và các khu vực đô thị phát triển trong tương lai tạo điều kiện cho công ty gia tăng độ phủ. Nhờ yếu tố uy tín thương hiệu, chất lượng và danh mục sản phẩm đa dạng, cùng nền tảng ổn định về con người, chúng tôi tự tin duy trì vị thế đầu ngành trang sức trong nhiều năm tới”, ông Lê Trí Thông cho hay.

Trong khuôn khổ đại hội, cổ đông PNJ cũng đã thông qua việc bầu 3 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2025-2030, phương án chia cổ tức dự kiến năm 2025 là 20% và chủ trương mua lại tối đa 8 triệu cổ phiếu (tương đương 2,5% tổng số cổ phiếu đang lưu hành) để giảm vốn điều lệ.

Liên quan đến kế hoạch mua lại cổ phiếu, ban lãnh đạo PNJ khẳng định đây là biện pháp dự phòng để bảo vệ lợi ích của cổ đông trong bối cảnh thị trường chứng khoán diễn biến phức tạp do tác động từ chính sách thuế đối với các đối tác thương mại của Mỹ, trong đó có Việt Nam.

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam: Có đến 5 nhãn hiệu cùng “nhà Vinamilk”

Theo Kantar Việt Nam, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất năm thứ 13 và chiếm sóng Top 10 với các nhãn hiệu cùng “nhà” là Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam, Susu và Probi. Đáng chú ý, sản phẩm Vinamilk có mặt trong gần 9/10 hộ gia đình Việt với tần suất mua đều đặn hàng tháng (14 lần/năm).

CEO Vinamilk: Doanh số xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ, ít ảnh hưởng từ biến động toàn cầu Quản lý chặt sữa giả, thuốc giả: Vinamilk, Long Châu hưởng lợi

Cáp treo Bà Nà báo lãi hơn 426 tỷ đồng, tài sản vượt 31.000 tỷ

Lợi nhuận sau thuế năm 2024 của Cáp treo Bà Nà đạt hơn 426 tỷ đồng, giảm so với năm 2023, chủ yếu do không còn ghi nhận lãi từ thanh lý khoản đầu tư tài chính như năm 2023.

Sun Group được chấp thuận lập hãng hàng không quy mô vốn 2.500 tỷ đồng Bà Rịa Vũng Tàu ký kết hợp tác với Sun Group, đề xuất hàng loạt dự án hạ tầng chiến lược

Vingroup thăng 8 bậc, thuộc Top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025

Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southeast Asia 500) của Tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh sách năm 2024, và tiếp tục dẫn đầu khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.

VinFast ghi nhận tăng trưởng doanh thu gần 150% trong quý I/2025, biên lợi nhuận cải thiện đáng kể Vietcap: VinFast có thể bàn giao 300.000 xe trong 2 năm tới, dự kiến đầu tư hơn 20.000 tỷ cho R&D

Chính phủ duyệt tăng vốn điều lệ cho VEC lên mức 39.366 tỷ đồng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 1145/QĐ-TTg phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) giai đoạn năm 2024 - 2026.

4 tuyến cao tốc của VEC phục vụ hơn 50,5 triệu lượt phương tiện, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2023 Tăng vốn điều lệ cho VEC lên hơn 38.000 tỷ đồng có tác động đến ngân sách nhà nước?

Hé lộ bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp quý II/2025: Nhóm ngành nào dẫn sóng?

Dù chính sách thuế quan từ Mỹ là “ẩn số” song kinh tế Việt Nam quý II/2025 vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng. Trong bức tranh biến động đó, những doanh nghiệp có lợi thế nội địa, ít phụ thuộc xuất khẩu đang lặng lẽ “vượt bão” và dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận.

Lợi nhuận sau thuế HSG đạt 567 tỷ đồng sau 8 tháng FPT trở lại mức tăng trưởng lợi nhuận 20%

Viconship gia tăng ảnh hưởng tại Hải An

Hai lãnh đạo cấp cao của Viconship – ông Nguyễn Xuân Dũng và ông Tạ Công Thông – vừa được đề cử tham gia Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cho nhiệm kỳ 2023–2028.

Nhóm Viconship liên tục gom cổ phiếu HAH, nâng sở hữu lên hơn 11,6% Nhóm Viconship liên tục gom cổ phiếu HAH, Dragon Capital giảm sở hữu tại FPT Retail

Hòa Phát thăng hạng trong Top 100 công ty lớn nhất khu vực Đông Nam Á

Ngày 17/6, Fortune đã công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025 (The 2025 Southeast Asia 500). Đây là năm thứ hai liên tiếp Hòa Phát có mặt trong danh sách này và thăng hạng từ vị trí số 76 năm 2024 lên vị trí thứ 62 năm 2025.

Hòa Phát cung cấp 1.000 vỏ container cho “ông trùm” vận tải biển Việt Nam Sau Vingroup, Hòa Phát, doanh nghiệp của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo muốn tham gia dự án metro tại TP. HCM