Ngành giao thông đón bắt cơ hội từ chuyển đổi số

Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành chương trình hành động về chuyển đổi số với mục tiêu thay đổi căn bản phương thức quản lý, từ đó tạo cơ hội đột phá cho ngành giao thông vận tải.

Giao thông là huyết mạch của một quốc gia, gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, tác động trực tiếp đến người dân. Vì vậy, Chính phủ đã xác định giao thông là một trong 8 lĩnh vực ưu tiên phát triển chuyển đổi số.

Triển khai chỉ đạo này, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành chương trình hành động về chuyển đổi số với mục tiêu thay đổi căn bản phương thức quản lý, từ đó tạo cơ hội đột phá cho ngành giao thông vận tải trong thời gian tới.

Ông Lê Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, Bộ Giao thông Vận tải sẽ triển khai chuyển đổi số theo hướng số hóa từ bảo trì đến duy tu, đăng kiểm, đào tạo sát hạch, thu phí không dừng quy mô từ trung ương đến địa phương.

Mục tiêu cơ bản ngành cần đạt được là đến năm 2025, sẽ hình thành được cơ sở hạ tầng dữ liệu của ngành giao thông vận tải; trong đó có cơ sở dữ liệu nền tảng dùng chung được kết nối, tích hợp dữ liệu từ các hệ thống nghiệp vụ chuyên dùng nhằm cung cấp thông tin phục vụ quản lý, điều hành giao thông vận tải đầy đủ, kịp thời và chính xác.

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng sẽ rà soát, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho chuyển đổi số; nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành.

Để từng bước hiện thực hóa mục tiêu trên, trong năm 2022 ngành giao thông vận tải đã cung cấp 289 dịch vụ công trực tuyến; trong đó có 264 dịch vụ mức độ 4 và 25 dịch vụ mức độ 3. Ngành đã tiếp nhận và xử lý 253.617 hồ sơ, tăng 26,6% so với năm 2021. Bộ đã hoàn thành 4 chỉ tiêu Chính phủ giao về cung cấp dịch vụ công.

Về thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết, đối với việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giấy phép lái xe, dữ liệu đăng kiểm phương tiện với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đã hoàn thành kết nối hơn 35 triệu giấy phép lái và hơn 4,6 triệu dữ liệu đăng kiểm phương tiện ô tô. Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe, Cục Đường bộ Việt Nam đã hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và vận hành chính thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cấp đổi giấy phép lái xe trên Cổng dịch vụ công Quốc gia từ ngày 14/11/2022.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy nhấn mạnh, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ 4.0 mà trọng tâm là chuyển đổi số là chủ trương lớn của Đảng, là một trong ba khâu đột phá chiến lược phát triển đất nước được nêu tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Chính phủ đã thể chế chủ trương này bằng nhiều nghị quyết và chương trình hành động.

“Nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải trong những năm tới nhằm cụ thể hóa “Chương trình Chuyển đổi số Bộ Giao thông Vận tải đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” là hết sức nặng nề và thách thức. Để hoàn thành được các mục tiêu chương trình, ngoài nguồn lực tài chính và nhân lực thì vai trò khoa học công nghệ là cực kỳ quan trọng”, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy chia sẻ.

Quảng cáo

Theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, chuyển đổi số là vấn đề thay đổi nhận thức và phương thức quản lý từ truyền thống sang ứng dụng toàn diện công nghệ số. Chuyển đổi số là quá trình, không đơn giản là đích đến. Vì vậy, việc chuyển đổi số phải tiến hành từ nhận thức đến hành động, thực hiện thường xuyên, liên tục trong tất cả các hoạt động.

Đó là xây dựng chính sách, quản lý nghiệp vụ, vận hành và phải được triển khai đồng bộ ở quy mô toàn xã hội, từ cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải - logistics và cả người dân trong quá trình sử dụng các dịch vụ vận tải.

Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy đưa ví dụ, các đơn vị như Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam đã thay thế toàn bộ hồ sơ giấy bằng dịch vụ trực tuyến và được pháp lý hóa bằng các thông tư hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính đăng kiểm, mang lại sự tiện lợi cũng như tiết kiệm rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp.

55c2bd30-db47-43dc-9a06-c2e9f376e8ee-1671.jpeg

Chuyến tàu container Hải An View

Hay trong lĩnh vực quản lý đường bộ, Cục Đường bộ Việt Nam đã xây dựng quy trình quản lý tuyến cố định, biển hiệu, phù hiệu cho các xe kinh doanh vận tải bằng quy trình ứng dụng công nghệ toàn diện, giám sát hành trình phương tiện xe ô tô vận tải để phát hiện các vi phạm qua đó, nâng cao hiệu quả quản lý vận tải và an toàn giao thông.

Đại diện Tập đoàn Viettel cho hay, những năm qua, doanh nghiệp này đã phát triển và khai thác hiệu quả các nền tảng công nghệ như dữ liệu lớn (Big data), Internet kết nối vạn vật, thanh toán số, điện toán đám mây…

Các nền tảng này sẽ giúp ngành giao thông vận tải nhanh chóng triển khai lập các cơ sở dữ liệu quốc gia một cách thông minh, liên thông dữ liệu, phục vụ công tác quản lý điều hành của lãnh đạo Bộ cũng như kết nối với Chính phủ. Ví dụ cơ sở dữ liệu người lái, phương tiện, kết nối hạ tầng và phương tiện vận tải, đồng thời, phục vụ các nhiệm vụ khác như: điều khiển giao thông, quản lý đăng kiểm, quản lý vận tải.

Theo các chuyên gia giao thông, để phục vụ người tham gia giao thông, cần đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số mua vé tự động, thanh toán online… Cùng đó là hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân và doanh nghiệp. Tự động nhận diện đối tượng để cảnh báo an toàn, an ninh tại các nhà ga, bến đỗ và phương tiện công cộng.

Đối với việc điều hành giao thông, các chuyên gia nhận định, ngành giao thông vận tải cần thông minh hơn, tự động hơn thông qua nhiều ứng dụng công nghệ 4.0 như Internet kết nối vạn vật, big data, trí tuệ nhân tạo (AI)… nhằm tập trung giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.

Về điều hành giao thông, có thể triển khai camera AI để nhận diện các vấn đề giao thông như: ùn tắc, sai làn, tai nạn; các trung tâm điều hành thông minh… phù hợp để điều tiết các luồng giao thông tại các cửa khẩu, bến đỗ. Thách thức lớn nhất để thực hiện Chương trình chuyển đổi số ngành giao thông vận tải là vấn đề nhận thức của cán bộ quản lý trong ngành. Chuyển đổi số chỉ có thể thành công từng bước nếu cán bộ quản lý ứng dụng công nghệ số trong công việc hàng ngày, hoạch định chiến lược và thực hiện quyết liệt. Nguồn vốn để thực hiện các kế hoạch chuyển đổi cũng cần huy động nhiều hình thức để có kinh phí cho các ứng dụng chuyển đổi số trong phạm vi toàn ngành.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia