Lợi nhuận ngành thép quý 4: Hoa Sen, Nam Kim bớt lỗ, riêng Hòa Phát âm kỷ lục

Một loạt doanh nghiệp ngành thép như Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim, VNSteel, Tisco, SMC báo lỗ nặng quý thứ 2 liên tiếp với tổng mức lỗ hơn 4.000 tỷ đồng, riêng Hòa Phát lỗ kỷ lục hơn 2.000 tỷ đồng trong quý cuối cùng của năm 2022.

Đến thời điểm hiện tại, một loạt doanh nghiệp lớn ngành thép như Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Hoa Sen, Thép Nam Kim, VNSteel, Đầu tư thương mại SMC, Gang thép Thái Nguyên… đã công bố kết quả kinh doanh quý 4 với doanh thu sụt giảm mạnh và lợi nhuận tăng trưởng âm quý thứ hai liên tiếp.

THÊM MỘT QUÝ LỖ “THÊ THẢM”

Trong bối cảnh ngành thép gặp nhiều khó khăn trong năm 2022, với thị phần lớn nhất ngành, Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) cũng là doanh nghiệp “ngấm đòn” nhiều nhất. Trong quý cuối cùng của năm 2022, doanh thu của “anh cả” ngành thép giảm 42% so với cùng kỳ, xuống mức 26.000 tỷ đồng. Tập đoàn này cũng ghi nhận mức lỗ sau thuế kỷ lục hơn 2.000 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 8.000 tỷ. Quý trước đó, Hòa Phát đã lỗ gần 1.800 tỷ đồng - lần thua lỗ đầu tiên kể từ cuối năm 2008.

Lũy kế cả năm 2022, Hòa Phát đạt doanh thu 142.000 tỷ đồng, giảm 5% so 2021. Lợi nhuận sau thuế (LNST) cả năm đạt hơn 8.400 tỷ đồng, chỉ bằng 24% so với năm 2021.

loi-nhuan-nganh-thep-quy-4-hoa-sen-nam-kim-bot-lo-rieng-hoa-phat-am-ky-luc-20230131151337-9534.png

Như vậy, mức lỗ trong quý 4 của Hòa Phát lớn hơn rất nhiều lần so với dự báo trước đó của các công ty chứng khoán. Cụ thể, SSI Research từng dự báo Hòa Phát lỗ khoảng 270 tỷ đồng trong quý 4 và 10.200 tỷ đồng cả năm 2022; trong khi, Chứng khoán KIS dự báo doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2022 của Hòa Phát lần lượt đạt 137.400 tỷ đồng và 10.600 tỷ đồng, tương ứng giảm 69% so với mức lãi ròng kỷ lục của năm 2021.

Năm 2022, Hòa Phát đề ra mục tiêu doanh thu hợp nhất 160.000 tỷ đồng, tăng gần 7% so với thực hiện năm ngoái và là mức cao chưa từng thấy trong lịch sử tập đoàn. LNST đạt 25.000 - 30.000 tỷ đồng, thấp hơn 13-28% so với năm 2021. Tuy nhiên với kết quả như trên, Hòa Phát mới thực hiện gần 89% kế hoạch doanh thu năm 2022 và gần 34% mục tiêu LNST mức thấp của cả năm.

Cũng ghi nhận mức lỗ kỷ lục hai quý liên tiếp, lợi nhuận của CTCP Đầu tư thương mại SMC (mã SMC) âm tới hơn 550 tỷ đồng trong quý 4, sau khi đã lỗ sau thuế 188 tỷ đồng trong quý 3. Tính chung cả năm, doanh nghiệp lỗ sau thuế gần 645 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 900 tỷ đồng.

Tập đoàn Thép Tiến Lên (mã TLH) cũng có quý “đi giật lùi” đầu tiên sau 9 quý lãi liên tiếp. Quý 4/2022 doanh nghiệp lỗ kỷ lục hơn 114 tỷ đồng (quý 3 vẫn lãi gần 7 tỷ đồng), và gần như thổi bay thành quả của các quý đầu năm, kéo lãi sau thuế cả năm còn vỏn vẹn gần 8 tỷ đồng.

loi-nhuan-nganh-thep-quy-4-hoa-sen-nam-kim-bot-lo-rieng-hoa-phat-am-ky-luc-20230131153641-5308.png

Dù cùng ghi nhận quý lỗ thứ hai liên tiếp, song tình hình của Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) khá hơn đôi chút khi mức lỗ đã giảm so với quý trước. Theo đó, Hoa Sen ghi nhận lỗ 680 tỷ đồng trong quý 1 niên độ 2022-2023 (1/10-31/12/2022), giảm đáng kể so với mức lỗ sau thuế kỷ lục 887 tỷ đồng trong quý trước đó.

Tương tự, CTCP Thép Nam Kim (mã NKG) cũng đã bớt lỗ so với quý 3. Lỗ sau thuế của doanh nghiệp trong quý 4 còn 356 tỷ đồng (quý 3 là gần 419 tỷ đồng). Lũy kế cả năm 2022, Thép Nam Kim lỗ 67 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 2.225 tỷ đồng.

Tổng công ty thép Việt Nam - VNSteel (mã TVN) báo lỗ sau thuế hơn 410 tỷ đồng trong quý 4 sau khi đã lỗ 535 tỷ đồng vào quý 3. Tính chung cả năm, VNSteel lỗ hơn 820 tỷ đồng, trong khi năm ngoái có lãi gần 860 tỷ đồng. Đây là năm lỗ đầu tiên của VNSteel kể từ năm 2014.

Quảng cáo

Một doanh nghiệp khác là Gang thép Thái Nguyên (mã TIS) cũng giảm lỗ trong quý 4, còn 17 tỷ đồng. Tính chung cả năm, TIS lỗ hơn 9 tỷ đồng (năm ngoái lãi 122 tỷ đồng).

Ở chiều ngược lại, dù doanh thu giảm 29% do tiêu thụ giảm, Thép Vicasa – VNSteel (mã VCA) vẫn có lãi ròng gần 7 tỷ đồng trong quý 4/2022, cải thiện đáng kể so với mức lỗ 24 tỷ đồng trong quý 3. Tương tự, Thép Thủ Đức – VNSteel (mã TDS) cũng báo lãi gần 15 tỷ đồng trong quý 4, sau khi lỗ gần 22 tỷ đồng trong quý trước đó.

MỨC LỖ ĐÃ CHẠM ĐÁY, XUẤT HIỆN TÍN HIỆU HỒI PHỤC?

Kết quả kinh doanh của ngành thép trong năm 2022 có thể “thảm” hơn dự báo của các công ty chứng khoán song cũng đã nằm trong dự liệu của một số lãnh đạo doanh nghiệp như lời Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long đã cảnh báo từ đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 diễn ra hồi tháng 5.

“Mọi người cứ đợi kết quả kinh doanh quý 2, quý 3 và hết năm rồi sẽ thấy tại sao chúng tôi thận trọng. Kế hoạch năm nay là khó. Đợi hai tháng nữa sẽ có kết quả kinh doanh quý 2, cổ đông sẽ thấy tình hình thê thảm thế nào. Lúc này ngành thép đang không thuận lợi”, ông Long nói tại đại hội trên.

Trong năm qua, ngành thép đã gặp không ít khó khăn khi giá nguyên vật liệu, đặc biệt than cốc tăng mạnh bởi xung đột Nga – Ukraine khiến giá thành sản xuất thép tăng, đẩy giá vốn tồn kho tăng cao. Cuộc xung đột này cũng tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng toàn cầu, đẩy chi phí logistics tăng cao, gây áp lực lên biên lợi nhuận của các doanh nghiệp thép.

Bên cạnh đó, giá bán thép tiếp tục rơi nhanh khiến doanh thu của các doanh nghiệp thép giảm, cộng thêm việc giá vốn chịu thêm áp lực dự phòng hàng tồn kho.

Ngoài ra, chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát làm lãi suất tăng mạnh, tỷ giá USD leo dốc cũng tác động làm tăng chi phí tài chính của các doanh nghiệp.

loi-nhuan-nganh-thep-quy-4-hoa-sen-nam-kim-bot-lo-rieng-hoa-phat-am-ky-luc-20230131151336-3055.png Nguồn: VSA

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tổng tiêu thụ sản phẩm thép năm 2022 đạt 27,3 triệu tấn, giảm 7,2% so với năm 2021. Tổng xuất khẩu là 6,28 triệu tấn, cũng giảm hơn 19% so với năm ngoái.

“Trong khi nền kinh tế Việt Nam ghi nhận những điểm sáng với ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022… thì đối với ngành thép Việt Nam, 2022 là một năm đầy thách thức, đó là thị trường tiêu thụ nội địa giảm sút, giá cả nguyên liệu sản xuất thép diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp thép rơi vào tình trạng khó khăn, thua lỗ”, VSA nhận định.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thua lỗ, thậm chí lỗ kỷ lục, ngành thép đã xuất hiện một số tín hiệu phục hồi. Trong bản công bố về kết quả kinh doanh quý 4, Tập đoàn Hòa Phát cho rằng “ngành thép hiện đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trên đà hồi phục”. Bản thân doanh nghiệp này đang theo dõi sát diễn biến thị trường để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh một cách linh hoạt.

Nhận định của Hòa Phát không phải không có căn cứ khi sản lượng tiêu thụ của ngành thép nói chung và Hòa Phát nói riêng đã có dấu hiệu tăng trở lại trong tháng cuối cùng của năm 2022 sau nhiều tháng sụt giảm liên tiếp.

Theo Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), nhu cầu thép toàn cầu ước tính giảm 2,3% trong năm 2022 song dự báo sẽ tăng 1% trong năm 2023 và đạt 1.815 triệu tấn. Đồng thời, việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng sẽ là tín hiệu tốt giúp nối lại hoạt động xây dựng và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó giúp nhu cầu thép xây dựng phục hồi. Nhu cầu sản xuất công nghiệp tăng tại quốc gia này cũng sẽ giúp chuỗi cung ứng toàn cầu được khôi phục. Giá bán thép nhờ đó được kỳ vọng tăng trở lại.

Bên cạnh đó, việc Chính phủ đẩy mạnh đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng theo mục tiêu đảm bảo tăng trưởng kinh tế năm 2023 có thể sẽ hỗ trợ nhu cầu thép trong nước, đặc biệt là thép xây dựng. Tuy nhiên, sự phục hồi nhu cầu thép nội địa nhiều khả năng vẫn chưa có nhiều chuyển biến khi ngành bất động sản dự kiến vẫn còn gặp khó khăn trong năm 2023.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Một công ty con của Pan Group vay nợ ngân hàng tăng gấp 5,7 lần

Kết thúc năm tài chính 2024, Pan Farm- công ty con của Tập đoàn Pan ghi nhận tổng nợ phải trả hơn 5.883,5 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngân hàng tăng đột biến lên 3.962 tỷ đồng, gấp 5,7 lần cùng kỳ năm 2023 dù đang có đến 15 chứng chỉ tiền gửi tại BIDV trị

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cần tập trung thu hồi nợ vay, xử lý nợ xấu kéo dài Hòa Phát nợ vay gần 90.000 tỷ, tiền mặt xuống thấp nhất 4 năm

Nhóm ngành nào tăng trưởng lợi nhuận cao nhất nhìn từ kế hoạch kinh doanh năm 2025?

Theo Chứng khoán Agribank, bức tranh kế hoạch lợi nhuận toàn thị trường năm 2025 của các doanh nghiệp nhìn chung tích cực nhưng phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành. Trong đó, lợi nhuận của nhóm bất động sản, bán lẻ, dịch vụ,… dự kiến phục hồi mạnh, trong

Trái chiều lợi nhuận quý I doanh nghiệp bất động sản: Vinhomes, Nam Long, Khang Điền tăng tốc, Novaland, Đất Xanh đi lùi Lợi nhuận ròng của 1.000 doanh nghiệp niêm yết ghi nhận quý tăng thứ 6 liên tiếp

Bay cùng Vietjet, hết mình với đại nhạc hội Kpop hoành tráng nhất mùa hè 2025

Tháng 6 này, đại nhạc hội Kpop K-Star Spark in Vietnam được mong chờ nhất mùa hè 2025 sẽ diễn ra tại Hà Nội với sự đồng hành của Vietjet trong vai trò nhà bảo trợ vận chuyển hàng không của chương trình.

Bay khắp thế giới, làm mới chất hè với ưu đãi vé hấp dẫn cùng Vietjet Mang G-Dragon trở lại Việt Nam sau 12 năm, cổ phiếu VPB tăng trần rực rỡ

Bách hóa Xanh lãi 22 tỷ đồng trong quý I/2025

Bách hóa Xanh đang đẩy mạnh việc mở rộng ra khu vực miền Trung và có khả năng sớm hoàn thành kế hoạch mở mới 400 cửa hàng trong năm nay, tuy nhiên mục tiêu có lãi 500 tỷ đồng vẫn là một thách thức lớn.

Bách Hóa Xanh kỳ vọng lãi hơn 500 tỷ đồng năm 2025, hướng tới doanh thu 10 tỷ USD trước năm 2030 Ông Nguyễn Đức Tài khẳng định không rút lui đột ngột khỏi HĐQT, MWG vẫn tăng trưởng dù thị trường đi ngang

Chủ Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng huy động thêm 1.900 tỷ đồng trái phiếu

Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương - chủ đầu tư dự án Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng (Hải Phòng) vừa hoàn tất phát hành lô trái phiếu trị giá hơn 1.914 tỷ đồng với lãi suất 11%/năm.

“Của để dành” của Geleximco ở loạt dự án bất động sản nghìn tỷ Geleximco tiến vào mảng ô tô: Mảnh ghép nhiều tham vọng của hệ sinh thái

Tài chính xanh – Xu hướng toàn cầu và cơ hội cho Việt Nam

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức sống còn đối với nhân loại, tài chính xanh đã nổi lên như một xu hướng tất yếu trong việc tái cấu trúc các dòng vốn đầu tư.

WEF 2023: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự đối thoại về tài chính xanh HDBank đạt 13.017 tỷ lợi nhuận, đẩy mạnh tài chính xanh và chuyển đổi số toàn diện Thúc đẩy tài chính xanh

EVNGENCO3 đảm bảo sản xuất điện ổn định trong 4 tháng đầu năm

Trong 4 tháng đầu năm 2025, EVNGENCO3 ghi nhận sản lượng điện lũy kế 9,571 tỷ kWh và doanh thu 14.533 tỷ đồng, hoàn thành gần 30% kế hoạch năm. Tổng Công ty tiếp tục duy trì vận hành liên tục và an toàn tại các nhà máy. Đồng thời, chuẩn bị cho Đại hội

Công ty EPS thuộc EVNGENCO3 ký gia hạn hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành với Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 Doanh thu sản xuất điện của EVNGENCO3 đạt hơn 5.800 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm 2025