Ông Nguyễn Đức Tài khẳng định không rút lui đột ngột khỏi HĐQT, MWG vẫn tăng trưởng dù thị trường đi ngang

Ông Nguyễn Đức Tài cho biết sẽ có lộ trình chuyển giao bài bản để những lãnh đạo hiện tại có thể dẫn dắt MWG tiến về tương lai khi ông rút lui khỏi hội đồng quản trị.

Ông Nguyễn Đức Tài khẳng định không rút lui đột ngột khỏi HĐQT, MWG vẫn tăng trưởng dù thị trường đi ngang
Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch MWG chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2025

Chiều ngày 26/4, Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2025.

“Không trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng vẫn còn sức để điều binh khiển tướng”

Tại đại hội, trả lời câu hỏi của cổ đông về lý do vì sao tham gia hội đồng quản trị (HĐQT) với tư cách là thành viên HĐQT không điều hành và có chiến được gì để xây dựng, bồi dưỡng và trao quyền cho đội ngũ kế thừa, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT MWG cho biết, thực tế ở thời điểm hiện tại ông không còn điều hành doanh nghiệp.

Theo ông Tài, hiện 3 thành viên trong HĐQT là ông Đoàn Văn Hiểu Em, ông Vũ Đăng Linh và ông Phạm Văn Trọng mới là những người thực sự điều hành các trụ cột kinh doanh chính của MWG.

“Nếu hỏi tôi giờ máy lạnh nào tốt là tôi chịu, nhưng về chiến lược kinh doanh tôi vẫn nắm được vì thường xuyên trao đổi với người điều hành”, ông Tài nói.

Ông Tài khẳng định, hiện tại ông còn ngồi đây để đại diện cho tinh thần chiến đấu của MWG, đồng thời tư vấn và dẫn dắt đội ngũ điều hành. Do dó, ông sẽ không trực tiếp điều hành hàng ngày, thay vào đó dành thời gian để chia sẻ góc nhìn, niềm tin cho đội ngũ điều hành. Dù đã đến lúc “đủ tuổi để không trực tiếp cầm súng lên chiến đấu” nhưng ông vẫn còn sức để “hô hào, điều binh khiển tướng”.

Ông cũng cho biết thêm sẽ đến lúc rút lui nhưng không rút đột ngột mà sẽ có lộ trình chuyển giao bài bản để những người hiện tại có thể dẫn dắt tập đoàn đi về tương lai.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của MWG diễn ra chiều ngày 26/4

Liên quan đến tiêu chí chọn thành viên HĐQT, ông Tài cho hay, tiêu chí để lựa chọn sẽ cần 2 yếu tố: Thứ nhất là khả năng đóng góp công sức vào công ty; thứ hai là bảo mật thông tin. Bất kỳ thành viên nào có đóng góp lớn và có niềm tin thì sẽ được mời vào HĐQT.

Về thắc mắc của cổ đông liên quan đến chính sách ESOP chỉ áp dụng trong ngắn, mà không tích lũy nhiều năm để đảm bảo lợi ích của người lao động gắn chặt với giá trị tích lũy cho cổ đông, ông Tài giải thích, nếu MWG không phải là công ty niêm yết mà là một công ty chưa niêm yết thì chắc chắn công ty sẽ sử dụng chính sách dài hơi hơn. Nghĩa là có thể kéo dài trong khoảng 3-5 năm.

Nhưng MWG lại là một công ty niêm yết nên việc xây dựng một chính sách dài hơi như vậy không khả thi.

“Không khả thi nghĩa là sao? Các bạn là những cổ đông ngày hôm nay của tập đoàn. Chúng tôi nói chúng tôi xây dựng một chính sách cho 5 năm. Các bạn biểu quyết tôi thông qua. Nhưng đến năm sau, các bạn bán cổ phiếu, một nhóm mới vào thay thế và họ phủ quyết thì lời hứa của tôi dành cho đội ngũ của tôi đi luôn”, ông Tài phân tích.

Dù ở góc độ cá nhân ông Tài mong muốn một chính sách ESOP dài hơi nhưng không thực thi được do sự thay đổi của thành phần cổ đông.

Tuy nhiên, ông Tài cho biết, MWG đang xây dựng chính sách này với Bách hóa Xanh. Một chính sách dài hơn cho đến khi Bách hóa Xanh được niêm yết.

Quảng cáo

Thị trường đi ngang, MWG vẫn tăng trưởng

Cũng tại đại hội, chia sẻ về một trong những vấn đề cổ đông quan tâm là tác động của chính sách thuế quan mới tới hoạt động của MWG, ông Tài cho rằng, những doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, còn doanh nghiệp bán lẻ trong nước như MWG chỉ ảnh hưởng gián tiếp khi thu nhập người dân sụt giảm.

Tuy nhiên, ông tin lãnh đạo Việt Nam có thể kiểm soát tình hình hiện nay, có các kế hoạch chi tiêu công để bù đắp hoạt động xuất khẩu, đảm bảo cho mục tiêu tăng trưởng. Như vậy thì hy vọng MWG cũng không bị ảnh hưởng nhiều.

Còn về nội tại của MWG, ông Tài nhìn nhận ngay cả trong bối cảnh thị trường đi ngang hoặc là đi lùi đôi chút thì công ty vẫn tiếp tục tăng trưởng. Bởi quy luật khi biến động thì hầu như doanh nghiệp đã lớn sẽ càng lớn và doanh nghiệp nhỏ sẽ càng nhỏ đi.

“Khi mà thị phần chúng tôi đã tích lũy đến một mức rất lớn, 50-60% thì mức đó sẽ tiếp tục tiến lên”, ông Tài nói và cho rằng với quy mô hiện tại ông không quá lo lắng về ảnh hưởng của chính sách thuế quan đến hoạt động của công ty.

Nói thêm về vấn đề này, Tổng Giám đốc Vũ Đăng Linh cho biết, MWG đã trải qua giai đoạn tái cấu trúc nên bộ máy hiện gọn nhẹ và linh hoạt hơn, có khả năng thích ứng nhanh hơn với bất cứ cái sự thay đổi nào của thị trường. Hơn nữa qua nhiều năm, công ty đã tích lũy được nguồn lực rất lớn, với khả năng quản trị linh hoạt, MWG có thể chống chịu tốt hơn.

Các Thành viên HĐQT MWG trả lời cổ đông

Về tăng trưởng của từng ngành hàng, ông Đoàn Văn Hiểu Em, Thành viên HĐQT nhận định thị trường điện thoại, điện máy trong năm 2025 có thể đạt mức tăng trưởng nhẹ 5-8%. Nhưng MWG đặt tham vọng tăng trưởng lớn hơn và tăng cao trong nhiều năm tới. Ví dụ như thị phần mảng điện thoại hiện tại khoảng 50-60% thì mục tiêu đến năm 2030 sẽ tăng lên 70-80%.

“Để đạt được mục tiêu chúng tôi xác định tăng trưởng không phải qua mở rộng điểm bán vì đã qua giai đoạn mở rộng cửa hàng. Thay vào đó, với sự thay đổi của thị trường tuy nhiều thách thức nhưng vẫn có cơ hội. Vì vậy, chúng tôi sẽ tìm cơ hội tăng trưởng trên từng ngành hàng thông qua hợp tác với đối tác theo kiểu familyship để có thêm những sản phẩm đặc quyền. Điều này tạo khác biệt như hiệu ứng nước chảy chỗ trũng, qua đó gia tăng doanh thu và danh mục hàng hóa bên trong cửa hàng”, ông Hiểu Em nói.

Bên cạnh đó, công ty có thể gia tăng doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng thông qua tối ưu chi phí vận hành. Kết hợp với nhiều giải pháp kích cầu như mua hàng trả chậm, hoặc đang triển khai dịch vụ add-in vào để khách hàng yên tâm sử dụng sản phẩm trọn đời…

Với chuỗi Bách hóa Xanh dù lợi nhuận trong quý I không đáng kể nhưng ông Vũ Đăng Linh khẳng định mục tiêu đặt 500 tỷ đồng trong năm nay là có khả năng.

Trong quý đầu năm chuỗi này đã mở mới hơn 200 cửa hàng và khả năng hoàn thành mục tiêu mở mới 400 cửa hàng trong năm nay, trong đó khoảng một nửa là ở khu vực miền Trung. Hiện chi phí mở cửa hàng ở miền Trung giảm hơn 30% so với các cửa hàng trước đây, điểm hòa vốn khoảng từ 1,2-1,5 tỷ đồng.

Sau năm 2024 dính lùm xùm về vấn đề an toàn thực phẩm, Giám đốc điều hành chuỗi Nguyễn Văn Trọng cho biết, công ty đang đồng hành với cơ quan nhà nước và nhà cung cấp để triển khai giám sát an toàn, gia tăng kiểm tra và giám sát. Về dài hạn sẽ chọn nhà cung cấp uy tín, có tâm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Với chuỗi EraBlue, ông Đoàn Văn Hiểu Em thông tin tháng 5 tới sẽ khai trương cửa hàng thứ 100. Chuỗi này đã có lãi từ quý III năm ngoái và sẽ hoàn tất mở 150 cửa hàng trong năm nay, hướng đến mục tiêu 500 cửa hàng vào 2027 và sẽ IPO. Hiện mọi thứ đang diễn ra theo đúng kế hoạch.

Trong khi đó, chuỗi Nhà thuốc An Khang sau quá trình tái cấu trúc, hiện tại còn 326 cửa hàng, có sức khỏe rất tốt, doanh thu trung bình trên 550 triệu đồng, đã giảm lỗ và tìm được các công thức có thể hòa vốn trong năm nay. Còn việc mở rộng sẽ chọn thời điểm phù hợp bởi còn nhiều cái chưa được định hình rõ ràng.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam: Có đến 5 nhãn hiệu cùng “nhà Vinamilk”

Theo Kantar Việt Nam, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất năm thứ 13 và chiếm sóng Top 10 với các nhãn hiệu cùng “nhà” là Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam, Susu và Probi. Đáng chú ý, sản phẩm Vinamilk có mặt trong gần 9/10 hộ gia đình Việt với tần suất mua đều đặn hàng tháng (14 lần/năm).

CEO Vinamilk: Doanh số xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ, ít ảnh hưởng từ biến động toàn cầu Quản lý chặt sữa giả, thuốc giả: Vinamilk, Long Châu hưởng lợi

Cáp treo Bà Nà báo lãi hơn 426 tỷ đồng, tài sản vượt 31.000 tỷ

Lợi nhuận sau thuế năm 2024 của Cáp treo Bà Nà đạt hơn 426 tỷ đồng, giảm so với năm 2023, chủ yếu do không còn ghi nhận lãi từ thanh lý khoản đầu tư tài chính như năm 2023.

Sun Group được chấp thuận lập hãng hàng không quy mô vốn 2.500 tỷ đồng Bà Rịa Vũng Tàu ký kết hợp tác với Sun Group, đề xuất hàng loạt dự án hạ tầng chiến lược

Vingroup thăng 8 bậc, thuộc Top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025

Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southeast Asia 500) của Tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh sách năm 2024, và tiếp tục dẫn đầu khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.

VinFast ghi nhận tăng trưởng doanh thu gần 150% trong quý I/2025, biên lợi nhuận cải thiện đáng kể Vietcap: VinFast có thể bàn giao 300.000 xe trong 2 năm tới, dự kiến đầu tư hơn 20.000 tỷ cho R&D

Chính phủ duyệt tăng vốn điều lệ cho VEC lên mức 39.366 tỷ đồng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 1145/QĐ-TTg phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) giai đoạn năm 2024 - 2026.

4 tuyến cao tốc của VEC phục vụ hơn 50,5 triệu lượt phương tiện, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2023 Tăng vốn điều lệ cho VEC lên hơn 38.000 tỷ đồng có tác động đến ngân sách nhà nước?

Hé lộ bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp quý II/2025: Nhóm ngành nào dẫn sóng?

Dù chính sách thuế quan từ Mỹ là “ẩn số” song kinh tế Việt Nam quý II/2025 vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng. Trong bức tranh biến động đó, những doanh nghiệp có lợi thế nội địa, ít phụ thuộc xuất khẩu đang lặng lẽ “vượt bão” và dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận.

Lợi nhuận sau thuế HSG đạt 567 tỷ đồng sau 8 tháng FPT trở lại mức tăng trưởng lợi nhuận 20%

Viconship gia tăng ảnh hưởng tại Hải An

Hai lãnh đạo cấp cao của Viconship – ông Nguyễn Xuân Dũng và ông Tạ Công Thông – vừa được đề cử tham gia Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cho nhiệm kỳ 2023–2028.

Nhóm Viconship liên tục gom cổ phiếu HAH, nâng sở hữu lên hơn 11,6% Nhóm Viconship liên tục gom cổ phiếu HAH, Dragon Capital giảm sở hữu tại FPT Retail

Hòa Phát thăng hạng trong Top 100 công ty lớn nhất khu vực Đông Nam Á

Ngày 17/6, Fortune đã công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025 (The 2025 Southeast Asia 500). Đây là năm thứ hai liên tiếp Hòa Phát có mặt trong danh sách này và thăng hạng từ vị trí số 76 năm 2024 lên vị trí thứ 62 năm 2025.

Hòa Phát cung cấp 1.000 vỏ container cho “ông trùm” vận tải biển Việt Nam Sau Vingroup, Hòa Phát, doanh nghiệp của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo muốn tham gia dự án metro tại TP. HCM