Geleximco tiến vào mảng ô tô: Mảnh ghép nhiều tham vọng của hệ sinh thái

Với hệ sinh thái đồ sộ dựa trên 4 trụ cột là sản xuất công nghiệp, bất động sản, tài chính ngân hàng, thương mại dịch vụ, Geleximco nay đang tìm động lực tăng trưởng mới khi quyết định lấn sân sang mảng ô tô.

Geleximco tiến vào mảng ô tô: Mảnh ghép nhiều tham vọng của hệ sinh thái

Những ngày cuối cùng của năm 2024, thương hiệu Omoda & Jaecoo Việt Nam - hãng xe liên doanh giữa Tập đoàn Chery (Trung Quốc) và Tập đoàn Geleximco đã chính thức bàn giao đến khách hàng những chiếc Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu từ Indonesia.

Cùng thời điểm, 17 nhà phân phối của Omoda & Jaecoo cũng đi vào hoạt động và dự kiến sẽ tăng lên thành 39 trong năm 2025.

Tuy nhiên, việc phân phối những chiếc xe mang thương hiệu Omoda & Jaecoo chỉ là mảnh ghép đầu tiên trong kế hoạch lấn sân sang mảng ô tô của Geleximco.

Mẫu ô tô Omoda C5 do Geleximco và Omoda & Jaecoo Việt Nam hợp tác phân phối tại Việt Nam

Kỳ vọng lớn

Ngay từ khi dịch COVID-19 còn chưa hoàn toàn chấm dứt, lãnh đạo Tập đoàn Geleximco và Tập đoàn Chery (Trung Quốc) đã bắt đầu gặp gỡ, trao đổi và xây dựng định hướng thành lập liên doanh để xây dựng nhà máy sản xuất ô tô tại Việt Nam.

Đến tháng 4/2024, liên doanh giữa Tập đoàn Geleximco với Công ty TNHH Omoda & Jaecoo (thuộc Tập đoàn Chery) đã được thành lập để cùng bắt tay xây dựng nhà máy sản xuất các mẫu xe mang thương hiệu Omoda & Jaecoo tại khu công nghiệp Hưng Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình với tổng mức đầu tư dự kiến 800 triệu USD, công suất lên tới 200.000 xe mỗi năm.

“Liên doanh Geleximco - Chery sẽ giúp Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất ô tô lớn của khu vực, hướng tới cả thị trường trong nước và xuất khẩu", ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Geleximco nói về kỳ vọng vào dự án nhà máy sản xuất ô tô trên quê hương Thái Bình của ông.

Trước Tập đoàn Chery, Tập đoàn Geleximco từng hợp tác thành công với nhiều tập đoàn của Trung Quốc, như đầu tư xây dựng nhà máy giấy An Hòa lớn nhất Việt Nam tại Tuyên Quang với tổng vốn đầu tư 450 triệu USD, hay nhà máy điện Thăng Long tại Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư 900 triệu USD, công suất 620 MW, đã có gần 10 năm hoạt động rất hiệu quả.

Cũng từ năm 1996, Geleximco đã hợp tác, liên doanh với các đối tác Nhật Bản, Thái Lan thành lập công ty sản xuất phụ tùng ô tô xe máy tại Hưng Yên với tổng vốn đầu tư 90 triệu USD. Đây là một trong những mô hình hợp tác thành công đầu tiên giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp.

Liên doanh Geleximco - Chery sẽ giúp Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất ô tô lớn của khu vực, hướng tới cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Geleximco

Quảng cáo

Trong lần hợp tác mới này với Omoda & Jaecoo, Geleximco dự kiến sẽ xây dựng một nhà máy quy mô lớn để sản xuất, lắp ráp hai mẫu xe gồm: ô tô thuần điện thông minh crossover Suv Omoda E5 và ô tô việt dã công nghệ Jaecoo 7 Phev. Việc đưa hai mẫu xe Suv Omoda E5 và Jaecoo 7 Phev đến người tiêu dùng Việt Nam thời điểm này cũng được đánh giá là phù hợp, bởi sử dụng cả năng lượng điện và xăng.

Mẫu ô tô Omoda C5

“Hạ tầng của Việt Nam đang phát triển, chưa đáp ứng được việc dùng xe thuần điện nên chúng tôi phát triển ô tô sử dụng cả xăng và điện. Vài năm nữa, khi hệ thống hạ tầng công nghệ, trạm sạc phát triển tốt, chúng tôi sẽ sản xuất xe thuần điện”, ông Vũ Văn Tiền cho hay.

Nói về tương lai hợp tác của liên doanh, Chủ tịch Geleximco cũng bày tỏ mục tiêu: Nếu nhà máy hoạt động hiệu quả và nghiên cứu ra nhiều mẫu xe ô tô khác phù hợp nhu cầu, thì tổng mức đầu tư sẽ không dừng lại ở con số hơn 800 triệu USD (tương đương khoảng 19.000 tỷ đồng) như dự kiến ban đầu.

Động lực mới

Việc lấn sân sang mảng ô tô, dễ thấy là lựa chọn “gánh” rất nhiều kỳ vọng của vị doanh nhân sinh năm 1959, không chỉ nhằm bắt kịp xu hướng hợp tác của nhiều doanh nghiệp nội địa với đối tác ngoại để lắp ráp ô tô điện trong nước, mà còn là nỗ lực tạo động lực tăng trưởng mới cho Geleximco.

Năm 2023 Geleximco báo lãi sau thuế đạt gần 74 tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với năm 2022, nhưng vẫn kém nhiều mức lãi sau thuế kỷ lục 488 tỷ đồng đạt được năm 2021.

Mức lợi nhuận này cũng khá khiêm tốn so với quy mô tổng tài sản hơn 30.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu gần 12.300 tỷ đồng.

Trong 4 trụ cột kinh doanh cốt lõi của Geleximco, ngoại trừ mảng thương mại dịch vụ, 3 mảng kinh doanh còn lại hầu như đều đang chứng kiến mức tăng trưởng chậm lại.

Giữa bối cảnh đó, việc dành thêm nguồn vốn lớn để tham gia “sân chơi” sản xuất và lắp ráp ô tô sẽ là một “ván cược” đối với Geleximco. Nhưng nếu thành công, tập đoàn của ông Vũ Văn Tiền sẽ bắt kịp xu hướng xanh hóa ngành ô tô đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Đây cũng sẽ là động lực tăng trưởng mới cho tập đoàn này trong những năm tiếp theo.

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Geleximco tiến vào mảng ô tô: Mảnh ghép nhiều tham vọng của hệ sinh thái

Với hệ sinh thái đồ sộ dựa trên 4 trụ cột là sản xuất công nghiệp, bất động sản, tài chính ngân hàng, thương mại dịch vụ, Geleximco nay đang tìm động lực tăng trưởng mới khi quyết định lấn sân sang mảng ô tô.

Tập đoàn Geleximco lãi mỏng, nợ phải trả chiếm hơn một nửa tổng tài sản “Của để dành” của Geleximco ở loạt dự án bất động sản nghìn tỷ

Đầu tư năm Rắn

Chuyên gia Dragon Capital đánh giá cao hiệu suất đầu tư của cổ phiếu và bất động sản, với mức 3,5-4 điểm trên thang đo 5 điểm.

ROX Group, chuyện một năm thay áo

Đầu năm ngoái, TNG Holdings Vietnam chính thức công bố đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn ROX (ROX Group), đi kèm là bộ nhận diện thương hiệu mới. Đối với tập đoàn này, đây dường như không chỉ là cơ hội đổi thay hình ảnh, mà còn là bước đi quyết định trong việc định hình lại tương lai.

Những doanh nghiệp nổi bật trong hệ sinh thái ROX Group Nhóm doanh nghiệp bất động sản thuộc ROX Group đang kinh doanh ra sao?

BẤT ĐỘNG SẢN TRONG PHA PHỤC HỒI

Giai đoạn khó khăn nhất đối với bất động sản đã qua đi. Thị trường đang trong pha phục hồi, với kỳ vọng lãi suất tiếp tục ở mức thấp, và cơ chế pháp lý hoàn thiện hơn sẽ thúc đẩy nguồn cung.

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản Gần 80% các thương vụ M&A bất động sản diễn ra trong phân khúc công nghiệp, vì sao?

Ba thập kỷ DOJI: Từ đá quý tới chứng khoán, ngân hàng

Thành công trong kinh doanh vàng bạc, đá quý là tiền đề hậu thuẫn cho DOJI lấn sân sang mảng tài chính - ngân hàng và bất động sản, với ba đại diện nổi bật là TPBank, Chứng khoán Tiên Phong và DOJI Land.

Cổ phiếu TPB: 7 năm niêm yết, 5 năm tăng trưởng dương TPBank: Dấu ấn số hoá trong kết quả tăng trưởng mạnh mẽ năm 2024

Hành trình VinFast: Khi niềm tin dẫn lối

SAU KHI ĐÃ TÀI TRỢ SỐ TIỀN HƠN 22.000 TỶ ĐỒNG, THÁNG 11/2024, ÔNG PHẠM NHẬT VƯỢNG CÔNG BỐ CAM KẾT HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO VINFAST VỚI SỐ TIỀN LÊN ĐẾN 50.000 TỶ ĐỒNG, ĐẾN HẾT NĂM 2026, VỚI TÂM HUYẾT XÂY DỰNG BẰNG ĐƯỢC MỘT THƯƠNG HIỆU Ô TÔ ĐIỆN VIỆT NAM ĐẲNG CẤP.

VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả khách hàng trong hơn 2 năm Top 10 ô tô bán chạy nhất tháng 12/2024: Bộ 3 VinFast giữ ngôi vương, Innova Cross lập kỷ lục

Viettel Construction: Khẳng định vị thế TowerCo số 1, hướng đến mục tiêu doanh thu tỷ USD

Năm 2025 đánh dấu mốc 30 năm xây dựng và phát triển của Tổng công ty CP Công trình Viettel (Viettel Construction). Trải qua 30 năm, Viettel Construction đã trở thành đơn vị vận hành khai thác hạ tầng mạng viễn thông hàng đầu Việt Nam với hệ sinh thái đa dịch vụ, tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình 10 năm lên đến 26%.

Nhóm cổ phiếu công nghệ Viettel, FPT bứt phá mạnh trong năm 2024 Viettel lãi kỷ lục 51.000 tỷ đồng