Cuộc đua nước rút giành quyền nâng cấp sân bay Phú Quốc trước thềm APEC 2027

Việc giành quyền đầu tư, nâng cấp Sân bay Phú Quốc đang trở thành cuộc đua thu hút sự quan tâm của ACV và những doanh nghiệp tư nhân có tiềm lực cùng kinh nghiệm như Sun Group, IPP Group.

Cuộc đua nước rút giành quyền nâng cấp sân bay Phú Quốc trước thềm APEC 2027
Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc hiện hữu.

Mới đây, Bộ Xây dựng vừa có công văn đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương nghiên cứu, triển khai các thủ tục trình duyệt chủ trương đầu tư dự án mở rộng Sân bay Phú Quốc theo phương thức đối tác công tư (PPP) nhằm bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ Tuần lễ cấp cao APEC 2027.

Bộ Xây dựng cho biết đầu tháng 3/2025 bộ này đã nhận được các công văn từ Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao bộ xem xét, giải quyết kiến nghị của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP Group) và Công ty CP Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) đề xuất tham gia đầu tư mở rộng Sân bay Phú Quốc.

Ngày 10/3, Thường trực Chính phủ cũng đã có kết luận giao "UBND tỉnh Kiên Giang làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền kêu gọi, lựa chọn hình thức đầu tư trong đó có hình thức đối tác công tư để triển khai thực hiện, bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ Tuần lễ cấp cao APEC 2027".

Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các đơn vị khẩn trương nghiên cứu, triển khai các thủ tục trình duyệt chủ trương đầu tư dự án mở rộng Sân bay Phú Quốc theo phương thức PPP.

Bộ Xây dựng cũng đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết kiến nghị của các nhà đầu tư quan tâm và tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định hiện hành.

3 "ông lớn" đối đầu

Là một trong hai doanh nghiệp tư nhân quan tâm đến việc đầu tư, nâng cấp Sân bay Phú Quốc đón đầu APEC 2027, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP Group) của ông Johnathan Hạnh Nguyễn vào ngày 22/1/2025 đã có văn bản gửi Thủ tướng và một số bộ, ngành liên quan đề xuất được tham gia đầu tư, phát triển nhà ga hành khách T2, Cảng hàng không Phú Quốc, với công suất ban đầu 6 triệu lượt hành khách/năm và được thiết kế nhằm mở rộng công suất lên 8 triệu lượt hành khách/năm ở giai đoạn kế tiếp, bảo đảm đáp ứng nhu cầu dài hạn.

Nếu được chấp thuận, IPP Group cam kết tuân thủ toàn bộ quy định về đấu thầu, xây dựng, an toàn hàng không và vận hành theo các khuyến nghị của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO). Tiến độ thi công sẽ được kiểm soát chặt chẽ, nhằm đưa công trình vào khai thác trước thềm APEC 2027.

IPP Group cũng cho biết đã phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế sân bay CPG Consultants (Singapore) để thiết kế 4 phương án tổng thể cho nhà ga T2, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc theo phong cách hiện đại, tối ưu hiệu quả vận hành và chú trọng yếu tố bền vững, phù hợp với định hướng phát triển dài hạn của cảng hàng không này.

Ngoài ra, IPP Group đang là nhà đầu tư của Khu phi thuế quan hơn 100 ha tại Phú Quốc, hướng đến việc hình thành một trung tâm mua sắm và giải trí tầm cỡ khu vực tại đây.

Về năng lực, IPP Group đã có kinh nghiệm là nhà đầu tư nhà ga T2, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa). Dự án được hoàn thành vào tháng 6/2018 với thời gian thi công chưa đến 18 tháng. Đồng thời, IPP Group còn sở hữu gần 50% cổ phần Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO), chuyên kinh doanh dịch vụ và hàng miễn thuế.

Cùng tham gia cuộc đua giành quyền nâng cấp Sân bay Phú Quốc, cuối tháng 2/2025, Sun Group đã có văn bản đề nghị Thủ tướng cho phép nghiên cứu, đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc giai đoạn II theo phương thức PPP, hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).

Theo đề xuất, Tập đoàn Sungroup muốn đầu tư, nâng cấp tổng thể Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc nhằm phục vụ APEC 2027 và phục vụ giai đoạn phát triển dài hạn của sân bay này.

Các hạng mục quan trọng mà Sun Group đề xuất nghiên cứu đầu tư gồm nhà ga hành khách đáp ứng khoảng 18-20 triệu khách/năm; ga hàng hóa công suất dự kiến 50.000 tấn/năm; nhà ga VVIP có diện tích dự kiến khoảng 6.000m2; số vị trí đỗ tàu bay phù hợp với công suất nhà ga hành khách; cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh hiện hữu (đường cất hạ cánh số 1) lên 3.500 x 45m; quy hoạch mới đường cất hạ cánh mới (đường cất hạ cánh số 2) lên 3.500 x 45m; hệ thống đường lăn kết nối đồng bộ; điều chỉnh vị trí Đài kiểm soát không lưu và hạ tầng kỹ thuật đảm bảo hoạt động bay đồng bộ.

Nếu được lựa chọn là nhà đầu tư, Sun Group cam kết đầu tư Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc với công nghệ hiện đại nhất thế giới, hoàn thành dự án trong thời gian từ 16-18 tháng kể từ khi hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

Quảng cáo

Sun Group được biết đến là tập đoàn đã có kinh nghiệm làm các dự án hạ tầng giao thông lớn, đặc biệt là thực hiện dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) và hiện là nhà thầu chính thi công dự án Cảng hàng không Gia Bình (Bắc Ninh).

Sun Group đã có kinh nghiệm thực hiện dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) theo hình thức BOT

Ngoài 2 “ông lớn” trên, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) - đơn vị quản lý, vận hành 22 sân bay trên cả nước, trong đó có Sân bay Phú Quốc - cũng đưa ra đề xuất nâng cấp Sân bay Phú Quốc với tổng kinh phí khoảng 17.540 tỷ đồng, trong đó 8.650 tỷ đồng cho 10 hạng mục chính, bao gồm đường cất hạ cánh số 2, nhà khách VIP, và mở rộng sân đỗ máy bay (chiếm hơn 90% kinh phí). Mục tiêu hoàn thành các hạng mục thiết yếu trước quý I/2027 để phục vụ APEC.

Cụ thể, ACV dự kiến duy trì nhà ga T1 hiện hữu (4 triệu khách/năm), xây mới nhà ga T2 (6 triệu khách/năm) để đạt tổng công suất 10 triệu khách/năm vào 2030. Xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và mở rộng sân đỗ thêm 16 vị trí, nâng cấp đường cất hạ cánh số 1 đã xuống cấp sau hơn 10 năm khai thác. ACV cho biết, dù kế hoạch dự kiến cần vốn lớn nhưng doanh nghiệp đã cân đối nguồn vốn cho giai đoạn 2025-2026.

Gấp rút chuẩn bị cho APEC 2027

Có thể thấy việc chuẩn bị cho APEC 2027 đang là một trong những động lực lớn để đẩy nhanh hơn việc đầu tư, nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc.

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành và tỉnh Kiên Giang về công tác chuẩn bị cho việc tổ chức Hội nghị APEC 2027 tại TP. Phú Quốc, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, việc tổ chức Hội nghị APEC 2027 là sự kiện quan trọng, vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị Đảng, Nhà nước giao với mục tiêu bảo đảm thành công của hội nghị, vừa góp phần quảng bá hình ảnh, phát triển Kiên Giang và Phú Quốc.

Thủ tướng nêu rõ thời gian từ nay tới năm 2027 chỉ còn hơn 2 năm, do đó phải rất khẩn trương, nỗ lực trong công tác chuẩn bị. Về nâng cấp, mở rộng Sân bay Phú Quốc, Thủ tướng giao tỉnh Kiên Giang là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức hợp tác công tư.

Theo quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Cục Hàng không Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng), sân bay Phú Quốc là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

Thời kỳ 2021-2030, Sân bay Phú Quốc có cấp 4E và sân bay quân sự cấp II. Công suất 10 triệu hành khách/năm và 25.000 tấn hàng hóa/năm. Tổng số vị trí đỗ tàu bay là 30 vị trí (5 code E + 25 code C), mở rộng khi có nhu cầu tại khu đất dự trữ phát triển sân đỗ tàu bay.

Loại tàu bay khai thác là tàu bay B747, B787, A350 và tương đương, với thiết bị hạ cánh chính xác theo tiêu chuẩn CAT II.

Đối với nhà ga hành khách, thời kỳ tới năm 2030, giữ nguyên nhà ga T1 hiện hữu công suất khoảng 4 triệu hành khách/năm phục vụ khai thác quốc nội và quốc tế. Cạnh đó, quy hoạch mới nhà ga hành khách T2 về phía Đông nhà ga hành khách T1 hiện hữu, công suất đạt khoảng 6 triệu hành khách/năm và có dự trữ đất để có thể mở rộng nhà ga hành khách khi có nhu cầu.

Quy hoạch nhà khách VIP tại phía Đông Đài kiểm soát không lưu để phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2027 tổ chức tại Phú Quốc. Sau khi kết thúc Tuần lễ Cấp cao APEC nhà khách VIP sẽ được sử dụng để khai thác quốc tế hoặc khai thác hàng không chung.

Tầm nhìn đến năm 2050, cảng có công suất 18 triệu hành khách/năm và 50.000 tấn hàng hóa/năm. Tổng số vị trí đỗ tàu bay là 45 vị trí (9 code E + 36 code C), khai thác loại tàu bay B747, B787, A350 và tương đương.

Đối với nhà ga hành khách, giữ nguyên nhà ga T1 hiện hữu công suất khoảng 4 triệu hành khách/năm. Đồng thời, quy hoạch mở rộng nhà ga hành khách T2 bảo đảm công suất khai thác khoảng 8 triệu hành khách/năm, phục vụ khai thác quốc nội.

Ngoài ra, quy hoạch bổ sung nhà ga hành khách T3 về phía Tây nhà ga hành khách T1, công suất đạt khoảng 6 triệu hành khách/năm, phục vụ khai thác quốc tế.

Theo Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Giá lợn hơi neo cao, Dabaco báo lãi quý I/2025 đạt kỷ lục

Quý I/2025, Dabaco đạt doanh thu thuần hơn 3.609 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2024, lợi nhuận sau thuế đạt 508 tỷ đồng, gấp gần 7 lần cùng kỳ và là mức lãi theo quý kỷ lục trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp chăn nuôi này.

"Đại gia" chăn nuôi Dabaco đầu tư cảng cạn gần 82.000m² tại Bắc Ninh Dabaco nhận chuyển nhượng hơn 83% cổ phần Công ty Thịnh Phát Kim Sơn 1

Thiếu nguồn cung vàng, doanh thu và lợi nhuận quý I/2025 của PNJ cùng giảm

Quý I/2025 doanh thu vàng 24K của PNJ giảm gần 66% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp này cho biết, tình trạng nguồn nguyên liệu gặp khó khăn và nguồn cung sản phẩm 24K bị hạn chế đã kéo dài từ nửa cuối năm 2024 đến nay.

Giá vàng càng tăng, doanh nghiệp vàng càng “đau đầu”? Giá vàng SJC tăng "nóng", vượt 122 triệu đồng

ĐHĐCĐ PV Power: Nhơn Trạch 3&4 có lãi từ năm 2027, mảng trạm sạc dự kiến đóng góp doanh thu không nhỏ

Sau 6 năm triển khai, dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 dự kiến sẽ đưa vào vận hành vào quý III-IV năm nay. Khả năng dự án sẽ mất 2 năm đầu lỗ theo kế hoạch và sẽ có lãi từ năm 2027.

PV Power mang về gần 2.100 tỷ đồng doanh thu trong tháng đầu năm Lợi nhuận năm 2024 của PV Power "bốc hơi" gần 135 tỷ đồng sau kiểm toán

ĐHĐCĐ Vinaconex: Kỳ vọng 70% lợi nhuận đến từ bất động sản và dịch vụ

Năm 2025, Vinaconex đặt mục tiêu đạt 1.200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong đó ban lãnh đạo kỳ vọng mảng kinh doanh bất động sản và đầu tư tài chính dự kiến đóng góp khoảng 70% lợi nhuận, trong khi mảng xây lắp chủ yếu tăng trưởng về quy mô.

Vinaconex “bắt tay” Lapinta xây khu nhà ở hơn 500 tỷ đồng ở Nghệ An Vừa phải giải trình vì cổ phiếu tăng 45% sau 5 phiên trần liên tục, công ty cũ của Vinaconex chứng kiến cú "cắm đầu"

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm, dự kiến tổng tỷ lệ cổ tức 2024-2025 là 36%

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với những dấu ấn tăng trưởng đầy ấn tượng, tiếp tục khẳng định sức bật nội tại mạnh mẽ với chiến lược phát triển được hoạch định đúng hướng, bài bản.

SHB chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 11% Quỹ ETF ngoại quy mô gần 11.000 tỷ thêm mới một cổ phiếu ngân hàng, dự kiến bán mạnh SHB, gom HPG SHB lên kế hoạch lợi nhuận 14.500 tỷ đồng, chia cổ tức 18%

ĐHĐCĐ Đạt Phương: Kế hoạch doanh thu, lợi nhuận tăng mạnh, sẵn sàng tham gia dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia

Năm 2025, Đạt Phương đặt kế hoạch doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng lần lượt 33% và 24% so với năm 2024. DPG sẵn sàng tham gia các dự án trọng điểm quốc gia, dự kiến mở bán khu đô thị Cồn Tiến vào cuối quý II năm nay.

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu lợi nhuận tăng 7,4%, lên kế hoạch tham gia các dự án đường sắt cao tốc, sân bay ĐHĐCĐ VietinBank: Tiếp tục kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ trong trung hạn

Ba cổ đông lớn bất ngờ “xả” gần 6,5% vốn điều lệ PGBank (PGB)

Ba cổ đông lớn của PGBank vừa bất ngờ “xả” gần 6,5% vốn điều lệ của nhà băng. Động thái này diễn ra ngay trong bối cảnh PGBank đang tiến hành chào bán 80 triệu cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 21:4

PGBank chuẩn bị phát hành 80 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng PGBank đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 70% năm 2025

Vẫn còn nhiều dự định với "át chủ bài" thép, Hòa Phát có mở rộng mảng bất động sản và nông nghiệp?

Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long cho biết tỷ suất lợi nhuận của mảng nông nghiệp trong năm 2024 đã lên mức cao nhất, cao hơn cả các doanh nghiệp lâu năm trong ngành và là mức tỷ suất lợi nhuận mơ ước ở thị trường Việt Nam.

Hòa Phát trước thềm ĐHĐCĐ: "Thoát hiểm” đòn thuế ở EU, đón tin vui từ thị trường trong nước Số lượng cổ đông của Hòa Phát cao kỷ lục, 5 sân vận động Mỹ Đình mới đủ sức chứa

VPBank ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng tại 2 tuyến phố ẩm thực ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa triển khai chương trình “Con đường ưu đãi”, giảm giá đồng loạt 20% cho các chủ thẻ tín dụng khi thanh toán ở trên 40 cửa hàng tại 2 tuyến phố ẩm thực gồm phố Trung Hòa – Hà Nội và phố Phan Xích Long – TP. H

FDI - mảnh ghép chiến lược trong tăng trưởng của VPBank Lãnh đạo VPBank chi hơn 500 tỷ đồng mua cổ phiếu VPB

LynkiD – Giải pháp loyalty đại diện công nghệ Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh P4G 2025

LynkiD - nền tảng gắn kết khách hàng toàn diện, vinh dự là đại diện doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tham gia Hội nghị Thượng đỉnh P4G 2025 – sự kiện toàn cầu về tăng trưởng xanh và tài chính khí hậu, diễn ra từ ngày 15 - 17/4 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Make in Vietnam 2024 vinh danh LynkiD, biểu tượng của đổi mới và sáng tạo trong công nghệ số FDI - mảnh ghép chiến lược trong tăng trưởng của VPBank