IPhone được làm ở đâu? Hành trình từ linh kiện đến khi tạo ra một chiếc iPhone hoàn chỉnh

Mỗi thế hệ iPhone ra mắt đều nhận được sự quan tâm lớn của người tiêu dùng. Vậy linh kiện từ những chiếc iPhone chính xác được đến từ đâu, mỗi chiếc iPhone đến tay người tiêu dùng đã đi qua bao nhiêu quốc gia?

Có thể nói iPhone là dòng điện thoại thông minh được công nhận rộng rãi nhất trên thế giới. Mỗi năm Apple xuất xưởng 250 triệu chiếc điện thoại và chiếm gần 20% thị phần điện thoại thông minh.

Câu hỏi mà người tiêu dùng luôn tò mò rằng iPhone được sản xuất ở đâu? Làm thế nào để những mẫu điện thoại mới nhất tiếp cận đến khách hàng nhanh như vậy sau mỗi thế hệ ra mắt?

Linh kiện iPhone đến từ đâu?

Sự thật là không phải mọi phụ kiện tạo nên 1 chiếc iPhone đều đến từ một nơi. Ví dụ, màn hình của iPhone được sản xuất bởi Samsung hoặc LG tại Hàn Quốc. Mặt khác, bộ nhớ flash và DRAM có thể đến từ các nhà máy của Kioxia ở Nhật Bản. Và kính Gorilla bảo vệ màn hình có thể được sản xuất từ nhà máy Corning ở Mỹ, Đài Loan hoặc Nhật Bản. Trong khi đó, SoC dòng A của Apple được thiết kế ở California nhưng được sản xuất bởi công ty TSMC đến từ Đài Loan.

IPhone dựa trên các linh kiện điện tử có nguồn gốc từ nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm cả Mỹ. Apple cũng dựa vào các bên thứ 3 để sản xuất các linh kiện nhỏ hơn như IC quản lý nguồn, bộ vi điều khiển USB, chipset không dây và trình điều khiển OLED. Những linh kiện này được lấy từ các công ty lớn như Broadcom và Texas Instruments cũng như các nhà sản xuất nhỏ hơn ở Đông Nam Á. Ở những nơi khác trên thế giới, Apple thậm chí đã cố gắng đảm bảo nguồn cung coban thô trực tiếp từ các công ty khai thác để đảm bảo rằng sự thiếu hụt không ảnh hưởng đến khả năng sản xuất pin iPhone của họ.

315106576-1260897514772932-6819816970541071610-n-6397.jpg

Ảnh minh họa

Lắp ráp iPhone

Vậy đối với những bộ phận đơn lẻ, ai sẽ là người lắp ráp chúng để đến tay người tiêu dùng?

Hầu hết các nhà máy chuyên lắp ráp iPhone được đặt tại Trung Quốc. Nhà máy lớn nhất do đối tác sản xuất Foxconn điều hành, đặt tại Trịnh Châu Trung Quốc và sử dụng hơn 300.000 nhân công. Khu phức hợp này giống như một thành phố nhỏ hơn là một khu công nghiệp. Mỗi ngày Foxconn lắp ráp đến hơn nửa triệu chiếc iPhone tại đây.

Nhưng điều đó có thể không kéo dài mãi khi Apple đang tìm cách chuyển một số hoạt động sản xuất sang các nước láng giềng như Ấn Độ và Việt Nam. Gần đây, Apple đã đa dạng hóa hoạt động sản xuất iPhone bên ngoài Trung Quốc, với Ấn Độ và Việt Nam đang nổi lên như những lựa chọn hàng đầu.

Apple không phải là công ty điện tử tiêu dùng duy nhất đa dạng hóa bên ngoài Trung Quốc trong thời gian gần đây. Samsung và Xiaomi cũng đã đạt được thành công lớn ở các quốc gia châu Á khác. Chiến lược có tên China+1 đã trở thành một chiến lược kinh doanh phổ biến khi các công ty tìm cách đạt được chi phí vận hành thấp hơn và giảm sự phụ thuộc vào một khu vực duy nhất.

Quảng cáo

Cả hai quốc gia châu Á đều mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập các cơ sở sản xuất. Đồng thời mang lại sự ổn định về địa chính trị và kinh tế - những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất iPhone của Apple tại Trung Quốc. Những nút thắt cổ chai này thậm chí đã buộc công ty phải đưa ra thông cáo báo chí cảnh báo về thời gian chờ giao hàng lâu hơn.

309367413-1346228259480895-1038744013392190187-n-6475.jpg

Ảnh minh họa

sao Apple lại lựa chọn lắp ráp sản phẩm tại Việt Nam?

Việt Nam có vị trí chiến lược để vận chuyển toàn cầu với vị trí địa lý gần với các chuỗi cung ứng hiện có của Apple như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và các quốc gia khác. Việt Nam cũng đã ký kết các hiệp định thương mại tự do với các nước Đông Nam Á khác và là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Cuối cùng, toàn bộ nền kinh tế của nước ta được xây dựng dựa vào xuất khẩu từ các sản phẩm nông nghiệp, quần áo cho đến đồ điện tử - được hưởng lợi rất nhiều từ các công ty phương Tây đang nỗ lực đa dạng hóa bên ngoài Trung Quốc.

Thực tế Apple không phải cái tên xa lạ đối với ngành công nghiệp lắp ráp tại Việt Nam – nơi đã lắp ráp các sản phẩm như EarPods có dây. Và theo một nguồn tin được Nikkei Asia trích dẫn thì Apple đã bắt đầu lắp ráp Airpods tại Việt Nam vào tháng 3/2020. Ngay sau đó là AirPods Pro và giờ đây Apple đang chuyển một tỷ lệ đáng kể dây chuyền sản xuất iPad, Macbook và Apple Watch sang Việt Nam.

Gã khổng lồ đến từ xứ Cupertino này có kế hoạch đạt được những mục tiêu này thông qua các đối tác sản xuất Foxconn, Pegatron và Wistron. Theo các bản tin địa phương, Apple đã bắt đầu lắp ráp tại 11 nhà máy do nhiều công ty sản xuất khác nhau điều hành tại Việt Nam kể từ đầu năm 2022. Vào khoảng thời gian đó, Foxconn cũng đã giành được giấy phép từ chính phủ Việt Nam để xây dựng một nhà máy lắp ráp trị giá 270 triệu USD tại tỉnh Bắc. Giang. Theo báo cáo, cơ sở này sẽ có đủ công suất để vận chuyển 8 triệu máy tính xách tay và máy tính bảng mỗi năm.

Ấn Độ

Ấn Độ, điểm đến sản xuất ưa thích thứ hai của Apple đã mang đến những ưu đãi mạnh mẽ cho hoạt động sản xuất tại địa phương so với nhiều nước láng giềng. Sáng kiến Make in India của Chính phủ đã thành công rực rỡ. Vào năm 2020, sáng kiến đã đưa ra một chương trình khuyến khích liên kết sản xuất trị giá 6 tỷ USD để thưởng cho các thương hiệu đã thiết lập hoạt động sản xuất điện thoại thông minh và linh kiện điện tử trong nước. Các thương hiệu Android như Xiaomi, Oppo và Samsung đã tham gia sáng kiến Make in India thông qua sự kết hợp giữa các cơ sở sản xuất nội bộ và bên thứ ba. Một số ví dụ về thành công tại quốc gia này phải kể đến Bharat FIH và Dixon Technologies, công ty lắp ráp điện thoại thông minh cho Xiaomi và Samsung.

Chính phủ Ấn Độ cung cấp cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh nhiều ưu đãi tài chính khác nhau để thành lập các nhà máy trong nước.

Quyết định chuyển dây chuyền lắp ráp sang Ấn Độ của Apple cũng có thể làm tăng thị phần của iPhone trong khu vực. Hiện tại, Ấn Độ đánh thuế hải quan 22% đối với điện thoại thông minh nhập khẩu. Điều này làm cho iPhone ở nước này đắt hơn đáng kể so với hầu hết các thị trường phương Tây.

Với iPhone 14, lần đầu tiên Apple bắt đầu lắp ráp các mẫu iPhone thế hệ mới nhất ở Ấn Độ. Công ty đã tuyển dụng Foxconn cho công việc này, cụ thể là nhà máy Sriperumbudur của công ty này ở bang Tamil Nadu. Tuy nhiên, Apple chỉ chọn chuyển một phần nhỏ sản lượng iPhone 14 từ Trung Quốc sang Ấn Độ – ước tính khoảng 5% ngay sau khi ra mắt.

Một nhà phân tích của JPMorgan cho biết như sau trong một lưu ý gửi cho khách hàng của công ty: Nhà phân tích ước tính thêm rằng Apple sẽ chuyển khoảng 25% hoạt động sản xuất iPhone sang Ấn Độ và 65% hoạt động lắp ráp AirPods sang Việt Nam vào năm 2025. Các sản phẩm khác cũng có thể được lắp ráp rời khỏi Trung Quốc bao gồm iPad, MacBook và Apple Watch.

Không có câu trả lời duy nhất nào về việc iPhone được sản xuất ở đâu. Mặc dù quá trình lắp ráp cuối cùng chỉ diễn ra ở hai hoặc ba quốc gia, nhưng các thành phần và nguyên liệu thô riêng lẻ của iPhone đến từ hầu hết mọi nơi trên thế giới.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Kia chào hè với ưu đãi lớn nhất trong năm

Từ ngày 10/5, THACO AUTO và Kia Việt Nam triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất trong năm, với mức ưu đãi lên đến 80 triệu đồng (áp dụng tùy theo phiên bản), cùng nhiều quà tặng hấp dẫn.

THACO INDUSTRIES phát huy năng lực sản xuất gia công cơ khí đa lĩnh vực THACO được chấp thuận xây dựng KCN cơ khí ô tô hơn 1.400 tỷ đồng ở Quảng Nam

Tài chính khoảng 15 triệu đồng nên mua xe máy nào cho con đi học?

Giá mới chỉ từ 14,99 triệu đồng, sạc điện miễn phí đến hết tháng 5/2026, VinFast đang khiến thị trường xe máy học sinh sôi động hơn bao giờ hết bằng loạt xe điện đáp ứng đủ tiêu chí “dễ mua, dễ dùng, dễ nuôi”.

Ông Phạm Nhật Vượng đã tài trợ VinFast bao nhiêu? Ông Phạm Nhật Vượng: “VinFast sẵn sàng cạnh tranh, giá nào chơi giá đó”

Xe hơi Nhật Bản cũng phải dựa vào công nghệ Trung Quốc, từ Toyota, Nissan cho đến Honda đều nhận thua

Việc bắt tay với Huawei, Momenta, CATL… đang giúp các hãng xe hơi Nhật rút ngắn lộ trình phát triển công nghệ buồng lái thông minh và ADAS, đảm bảo không bị tụt hậu quá xa so với Tesla, BYD.

5 dự án cao tốc sẽ thông xe kỹ thuật vào 19/4 ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu lợi nhuận tăng 7,4%, lên kế hoạch tham gia các dự án đường sắt cao tốc, sân bay

Người Mỹ tranh thủ “mua vét” ô tô do lo ngại thuế quan

Theo đại lý ô tô và các phân tích trong ngành, nguồn cung xe mới và xe đã qua sử dụng tại Mỹ đang giảm nhanh chóng, khi người tiêu dùng đổ xô mua ô tô và xe tải trước khi giá có thể tăng do thuế quan.

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu rung chuyển do thuế quan của Mỹ Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ

EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ

Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây đã chỉ trích các mức thuế quan mới của Mỹ “về cơ bản là sai” khi Đức cảnh báo rằng Liên minh châu Âu (EU) có thể trả đũa bằng cách nhắm vào các ông lớn công nghệ Mỹ.

Bitcoin rơi thẳng đứng xuống dưới 77.000 USD trong 'cơn bão' thuế quan của ông Trump Chứng khoán châu Á ổn định trở lại sau cú sốc thuế quan

Áp dụng trí tuệ vào bất động sản công nghiệp Việt Nam nhiều thách thức

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là yếu tố thiết yếu trong tương lai của thị trường bất động sản công nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng AI tại Việt Nam vẫn còn gặp thách thức.

Điểm danh những cổ phiếu hạ tầng khu công nghiệp “hút” nhà đầu tư Liên tiếp cấp phép dự án lớn, bất động sản công nghiệp hưởng lợi