IEA công bố những nhận định mới nhất về thị trường năng lượng

IEA nhấn mạnh sự dịch chuyển của dòng chảy thương mại toàn cầu cũng như việc xả dầu từ dự trữ chiến lược quốc gia của các thành viên IEA vào năm ngoái cho phép dự trữ ngành được hồi phục.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tăng trưởng nhu cầu dầu sẽ chững lại trong những năm tới và lập đỉnh ngay trong thập kỷ hiện tại, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). IEA đồng thời dự báo tiêu dùng của Trung Quốc sẽ chững lại sau khoảng thời gian hồi phục ban đầu, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Giám đốc điều hành của IEA, ông Fatih Birol, nhận xét: “Sự dịch chuyển sang nền kinh tế năng lượng sạch đang diễn ra mạnh mẽ hơn, tăng trưởng nhu cầu dầu sẽ lập đỉnh trước thời điểm cuối thập kỷ này bởi sự phát triển của nhiều loại thiết bị chạy điện, tiêu thụ năng lượng hiệu quả và các công nghệ khác phát triển hơn”.

Trong báo cáo thị trường trung hạn công bố vào ngày thứ Tư, IEA dự báo nhu cầu dầu toàn cầu trong bối cảnh thị trường và chính sách hiện tại sẽ tăng ước tính khoảng 6% từ năm 2022 lên ngưỡng khoảng 105,7 triệu thùng/ngày vào năm 2028.

Tăng trưởng nhu cầu dầu, tuy nhiên, sẽ giảm từ mức 2,4 triệu thùng dầu/ngày trong năm nay xuống 400.000 thùng dầu/ngày vào năm 2028.

“Sự suy yếu của nhóm các nền kinh tế phát triển không khỏi gây tổn hại đến triển vọng nhu cầu toàn cầu hiện vốn đang phụ thuộc nhiều vào quá trình mở cửa lại nền kinh tế của Trung Quốc vốn được kỳ vọng sẽ giúp thương mại và sản xuất toàn cầu phát triển”, IEA nhấn mạnh. Sau khi Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế, tăng trưởng nhu cầu dầu ước tính hồi phục khoảng 1,5 triệu thùng dầu/ngày tuy nhiên sau đó mất đà xuống chỉ còn 200.000 thùng dầu/ngày so với cùng kỳ trong giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2028.

IEA nhấn mạnh sự dịch chuyển của dòng chảy thương mại toàn cầu cũng như việc xả dầu từ dự trữ chiến lược quốc gia của các thành viên IEA vào năm ngoái cho phép dự trữ ngành được hồi phục, làm giảm căng thẳng trên thị trường trong bối cảnh nhu cầu tăng lên.

Nhìn từ phía nguồn cung, IEA cho rằng các nước các nước sản xuất dầu bên ngoài liên minh OPEC+ sẽ thống trị các kế hoạch tăng sản lượng trong trung hạn dù rằng có sự hiện diện của Mỹ và nhiều nước sản xuất dầu khác tại châu Mỹ.

Năng lực cung ứng toàn cầu sẽ tăng ước tính 5,9 triệu thùng/ngày lên 111 triệu thùng/ngày vào năm 2028, IEA ước tính. Tăng trưởng này hạ nhiệt trong bối cảnh kinh tế Mỹ suy yếu, kết quả năng lực sản xuất có thể sẽ dư thừa ước tính 4,1 triệu thùng dầu/ngày, chủ yếu nhóm nước sản xuất dầu lớn như Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực.

“Việc Nga có khả năng tự xử lý nguồn cung dầu của nước này cũng như tiếp cận được với thiết bị và dịch vụ năng lượng của Trung Quốc đã giúp ngăn năng lực sản xuất dầu giảm sâu hơn. Tuy nhiên việc phương Tây siết chặt chính sách với Nga sẽ có thể khiến Nga suy giảm sâu hơn”, IEA nhấn mạnh. IEA ước tính khoảng 2,5 triệu thùng dầu Nga đã được chuyển hướng từ người tiêu dùng phương Tây sang các nước châu Á.

IEA cảnh báo về hoạt động đầu tư dầu và khí đốt. IEA dự báo vào năm 2023, đầu tư này sẽ lên mức 528 tỷ USD, cao nhất tính từ năm 2015, đủ để bù đắp cho nhu cầu và cao hơn lượng cần thiết nếu thế giới muốn hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng không.

Giá dầu tăng hơn 3% trong phiên giao dịch ngày thứ Ba bởi những hy vọng về khả năng nhu cầu nhiên liệu tăng cao sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hạ lãi suất cho vay ngắn hạn lần đầu tiên trong 10 tháng, yếu tố này đã đẩy tăng giá dầu sau khi giá dầu hạ sâu vào phiên liền trước đó, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Quyết định hạ lãi suất sẽ giúp mang đến động lực tăng trưởng cho kinh tế Trung Quốc thời kỳ hậu đại dịch COVID-19. Trung Quốc hiện đang là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và là nước nhập khẩu dầu lớn nhất.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 2,45USD/thùng tương đương 3,4% lên 74,29USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao hợp đồng tương lai tăng 2,3USD/thùng tương đương 3,4% lên 69,42USD/thùng.

Vào ngày thứ Hai, giá dầu thô hạ khoảng 4% một phần bởi những lo lắng về triển vọng kinh tế Trung Quốc sau khi những số liệu kinh tế vào tuần trước gây thất vọng.

“Thị trường rõ ràng đang hồi phục so với trước đó. Phiên ngày thứ Hai rõ ràng đã có quá nhiều những yếu tố bi quan”, chuyên gia phân tích tại quỹ Price Futures – ông Phil Flynn phân tích.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE