Những yếu tố kéo giá dầu sụt mạnh trong tuần

Việc dự trữ nhiên liệu bất ngờ tăng không khỏi khiến nhiều người lo sợ về tiêu thụ dầu tại nước sử dụng dầu lớn nhất thế giới, đặc biệt khi mà nhu cầu đi lại tăng lên trong dịp nghỉ lễ vừa qua.

Những nỗi lo về kinh tế toàn cầu không khỏi gây ảnh hưởng đến diễn biến của thị trường dầu cũng như làm giảm tác động từ quyết định hạ sản lượng của Saudi Arabia, theo khẳng định của một điều hành cấp cao thuộc công ty năng lượng Chevron nói với Reuters vào ngày thứ Năm.

Giá dầu hạ hơn 1USD/thùng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu và như vậy ghi nhận tuần giảm thứ 2 liên tiếp khi mà số liệu kinh tế Trung Quốc gây thất vọng không khỏi khiến nhiều người lo lắng về triển vọng nhu cầu toàn cầu kể cả sau khi Saudi Arabia quyết định giảm sản lượng dầu.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai hạ 1,17USD/thùng tương đương 1,5% xuống 74,79USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI hạ 1,12USD/thùng tương đương 1,6% xuống 70,17USD/thùng.

Cả hai loại giá dầu hạ hơn 3USD/thùng trong phiên ngày thứ Năm trước đó sau khi có thông tin cho thấy thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran đang dần được chốt và kết quả, thị trường sẽ có thêm nguồn cung dầu. Giá dầu lấy lại phần nào đà sụt giảm sau khi cả hai quốc gia đều lên tiếng bác bỏ thông tin trên.

“Diễn biến của phiên ngày thứ Năm cho thấy giá dầu dễ chịu biến động như thế nào”, chuyên gia phân tích thuộc ngân hàng UBS – ông Giovanni Staunovo nói.

Cũng theo ông Staunovo, động thái của Saudi Arabia ảnh hưởng phần nào đến giá dầu, nhưng rồi sau đó khả năng dầu Iran trở lại thị trường lại kéo giá dầu xuống, chính vì vậy không ngạc nhiên khi mà nhiều nhà đầu tư dài hạn sẽ tạm chọn đứng ngoài thị trường cho đến khi yếu tố cung cầu trên thị trường dầu trở nên rõ ràng.

Vào đầu tuần, giá dầu tăng bởi cam kết của Saudi Arabia vào cuối tuần qua liên quan đến việc tiếp tục cắt giảm sản lượng sau khi đã cắt giảm trước đó với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đồng minh.

Quảng cáo

Trong những ngày giao dịch tiếp theo, việc dự trữ nhiên liệu của Mỹ tăng cũng như xuất khẩu của Trung Quốc yếu đi gây ra sức ép tâm lý lên thị trường.

Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại quỹ Bank Asset Management, ông Rob Haworth, nhận xét: “Khi mà chúng ta bước vào mùa hè, thời kỳ cao điểm lái xe tại Bắc Bán cầu, nhu cầu sẽ là yếu tố quyết định quan trọng việc liệu tồn kho có đẩy giá dầu lên cao hơn hay không hay nhu cầu yếu sẽ kéo giá cả xuống”.

Dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm ước tính khoảng 450.000 thùng, theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Trước đó, dự trữ dầu thô tăng khoảng 1 triệu thùng/ngày.

Dự trữ dầu diesel tăng 5,1% triệu thùng trong tuần trước còn thị trường đã dự báo về con số chỉ 1,33 triệu thùng. Dự trữ xăng tăng 2,8 triệu thùng, cao vượt kỳ vọng 880.000 thùng của các chuyên gia.

Việc dự trữ nhiên liệu bất ngờ tăng không khỏi khiến nhiều người lo sợ về tiêu thụ dầu tại nước sử dụng dầu lớn nhất thế giới, đặc biệt khi mà nhu cầu đi lại tăng lên trong dịp nghỉ lễ vừa qua.

Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 5/2023 giảm sâu hơn so với kỳ vọng, thực tế này không khỏi khiến cho nhiều người lo ngại về khả năng quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc sau khi mở cửa hoạt động kinh tế đang yếu đi và hoạt động thương mại toàn cầu hạ nhiệt, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Những số liệu mới công bố cho thấy mức độ suy yếu của thương mại hàng hóa toàn cầu trong năm nay khi mà các ngân hàng trung ương tại Mỹ và nhiều nước châu Âu nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát và thêm nhiều người tiêu dùng chuyển sang tiêu dùng vào dịch vụ sau nhiều năm bị hạn chế.

Tổng lượng hàng hóa xuất ra nước ngoài trong tháng 5/2023 giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước, theo Hải quan Trung Quốc công bố vào ngày thứ Tư. Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 4/2023 tăng trưởng 8,5%. Đây là lần đầu tiên trong 3 tháng, xuất khẩu Trung Quốc ghi nhận tốc độ tăng trưởng sụt giảm, mức độ suy giảm cao hơn kỳ vọng của các chuyên gia.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?