Chính sách miễn visa tạo cú huých cho du lịch Trung Quốc

Để thúc đẩy hoạt động du lịch inbound, Trung Quốc đã đơn phương thiết lập các chính sách miễn visa với hơn mười quốc gia, chủ yếu ở châu Âu, để đơn giản hóa quy trình đi lại.

Hành khách tại sân bay quốc tế Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Trung Quốc ghi nhận lượng du khách nước ngoài tăng vọt kể từ khi kết thúc gần ba năm áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 nghiêm ngặt vào đầu năm ngoái. Các nhà phân tích cho rằng việc nối lại và mở rộng chính sách miễn visa là yếu tố then chốt vì chúng giúp đơn giản hóa quy trình đi lại.

Ngành du lịch Trung Quốc ghi nhận những kết quả trái chiều kể từ khi mở cửa biên giới trở lại vào tháng 1/2023. Hoạt động du lịch ra nước ngoài của người dân Trung Quốc (outbound) đã phục hồi tốt. Du khách Trung Quốc đã lấy lại vị trí chi tiêu du lịch lớn nhất thế giới, với mức chi tiêu du lịch nước ngoài đạt 196,5 tỷ USD vào năm 2023, vượt qua Mỹ (150 tỷ USD) và Đức (112 tỷ USD), theo Tổ chức Du lịch Thế giới.

Trong khi đó, hoạt động du lịch của du khách quốc tế đến Trung Quốc (inbound) vẫn đang gặp khó khăn trong quá trình phục hồi. Trung Quốc đón 35,5 triệu du khách nước ngoài vào năm ngoái, chưa đến 40% so với 97,7 triệu lượt khách vào năm 2019 trước đại dịch.

Quảng cáo

Để thúc đẩy hoạt động du lịch inbound, Trung Quốc đã đơn phương thiết lập các chính sách miễn visa với hơn mười quốc gia, chủ yếu ở châu Âu, để đơn giản hóa quy trình đi lại. Các thỏa thuận miễn visa song phương cũng đã được thiết lập với ba quốc gia Đông Nam Á là Malaysia, Singapore và Thái Lan.

Chiến lược này đã mang lại kết quả. Gần 2 triệu người nước ngoài đã nhập cảnh miễn visa vào Trung Quốc trong quý đầu năm nay, tăng hơn 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh quốc gia Trung Quốc. Du lịch chiếm hơn 30% trong số lượt nhập cảnh này.

Công ty du lịch trực tuyến quốc tế Trip.com cho biết, Malaysia, Singapore và Thái Lan là nguồn khách du lịch lớn nhất đến Trung Quốc đại lục trong 5 tháng đầu năm, theo sau đó là Đức và Pháp.

Giáo sư Sam Huang, chuyên gia du lịch Trung Quốc, cho rằng du khách từ ba quốc gia nói trên đến Trung Quốc tăng mạnh là do sự gần gũi về địa lý và văn hóa giữa các nước Đông Nam Á với Trung Quốc. Theo ông, mọi người có thể đang thắt chặt ngân sách du lịch sau đại dịch, vì thế, du lịch quốc tế chặng ngắn sẽ có lợi thế vì chi phí thấp hơn.

 

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Áp lực của DN logistics Việt Nam khi châu Âu bắt đầu đánh thuế carbon

Đại diện InterLOG cho biết năm 2024, thiên tai ước tính gây thiệt hại lên tới 320 tỷ USD trên toàn thế giới và là một trong những năm thiệt hại lớn nhất kể từ năm 1980 (dẫn chứng từ báo cáo của Công ty tái bảo hiểm Munich Re).

Việt Nam SuperPort thúc đẩy năng lực ngành logistics Việt Nam SuperPortTM và Bưu Điện Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực Logistics số

Sự thay đổi đáng chú ý về dòng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong tháng 1/2025

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư, trong tháng 1/2025, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 10 dự án mới và không thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt hơn 83 triệu USD (gấp hơn 5,1 lần

Lộ diện quốc gia mạnh tay rót hơn 1 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam ngay trong tháng 1/2025, cao gấp 13,4 lần so với cùng kỳ Việt Nam có thêm đường bay mới tới sân bay lớn nhất thế giới diện tích bằng 63 lần Thiên An Môn

Siêu cảng 162.730 tỷ đồng của Việt Nam sẽ sở hữu cầu vượt biển dài gần 18km, gấp 3 lần cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á

Với công trình cầu vượt biển với chiều dài 17,8km, dự án bến cảng ngoài khơi Trần Đề dự kiến sẽ là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam và thuộc hàng dài nhất Đông Nam Á

Thông xe cầu vượt chữ C dài hơn 300m ở Hà Nội Cầu vượt trăm tỷ hình chữ C ở Hà Nội chốt ngày khánh thành

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 kỳ vọng sẽ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắk, vùng đất đầy nắng, gió và là xứ sở cà phê robusta nổi tiếng thế giới.

Giá cà phê lập đỉnh nửa thập kỷ: Thế giới gọi tên Việt Nam và một quốc gia Nam Mỹ Giá cà phê Arabica toàn cầu đã chạm mức cao kỷ lục