Đề xuất mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với những người giàu nhất thế giới

Ngày 25/6, nhà kinh tế học người Pháp Gabriel Zucman - được Nhóm G20 ủy quyền đã công bố báo cáo cho thấy sự cấp thiết phải đưa ra mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với những người giàu nhất thế giới.

52637614225-5eb73c276b-o-800x534-20240626150015.jpg
Nhà kinh tế học người Pháp Gabriel Zucman. Ảnh: WEF 

 

Ngày 25/6, nhà kinh tế học người Pháp Gabriel Zucman - được Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ủy quyền - đã công bố báo cáo cho thấy sự cấp thiết phải đưa ra mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với những người giàu nhất thế giới.

Ông Zucman hiện là Giám đốc Cơ quan giám sát thuế Liên minh châu Âu (EU), đồng thời là giáo sư giảng dạy về chính sách công và kinh tế tại nhiều trường đại học danh tiếng như Đại học California (Mỹ) hay trường Kinh tế Paris (Pháp)...

Quảng cáo

Báo cáo cho thấy các hệ thống thuế hiện nay không thể đánh thuế đầy đủ những cá nhân rất giàu, vì họ chỉ bị đánh thuế chủ yếu vào thu nhập thay vì vào tài sản. Do đó, ông Gabriel Zucman kêu gọi thiết lập một tiêu chuẩn thuế tối thiểu dành cho những cá nhân có giá trị ròng cực cao.

Báo cáo của ông Zucman nêu rõ: “Những cá nhân này có thể bảo vệ hầu như toàn bộ thu nhập của họ khỏi bị đánh thuế thu nhập, do hầu như tất cả các khoản thu này đều xuất phát từ quyền sở hữu doanh nghiệp của họ”.

Ông Zucman đề xuất các tỷ phú nên trả mức thuế toàn cầu tối thiểu bằng ít nhất 2% tài sản của họ hằng năm, thay vì chỉ là mức 0,3% tài sản hiện nay. Điều này sẽ tăng doanh thu thuế từ 200 đến 250 tỷ USD mỗi năm từ khoảng 3.000 người siêu giàu nộp thuế trên toàn cầu.

Báo cáo cũng lập luận rằng việc đánh thuế cao hơn đối với người siêu giàu sẽ làm giảm động cơ trốn thuế và giúp đấu tranh chống lại sự bất bình đẳng. Ý tưởng trên đã được Brazil, Pháp, Tây Ban Nha và Nam Phi ủng hộ tại G20, trong khi Mỹ, là quốc gia có nhiều tỷ phú nhất, lại phản đối.

Năm 2021, hãng truyền thông ProPublica (có trụ sở tại New York) cũng đã công bố một báo cáo cho rằng một số tỷ phú, bao gồm cả ông chủ cũ của Amazon Jeff Bezos và đại gia Tesla Elon Musk, đã trả rất ít hoặc không phải trả gì về thuế đối với tổng tài sản của họ.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt

Ngân hàng Thế giới bổ sung vốn kỷ lục lên đến 100 tỷ USD cho phát triển toàn cầu

Số tiền khổng lồ sẽ được dùng để hỗ trợ 78 quốc gia có thu nhập thấp, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và ứng phó với Biến đổi Khí hậu.

WB: Lượng kiều hối toàn cầu tăng chậm đáng kể trong năm 2022 Nguyên nhân khiến WB cảnh báo về một thập kỷ mất mát của kinh tế thế giới

"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản

Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.

Ngành hàng chứng kiến làn sóng phá sản mạnh mẽ nhất tại Mỹ LDG bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cổ phiếu dư bán sàn khối lượng lớn