Pháp đặt cược hàng tỷ euro vào Thế vận hội Paris 2024

Các chuyên gia tài chính cho rằng thật khó để chắc chắn liệu hàng tỷ euro mà Pháp chi cho Thế vận hội Paris 2024 có mang lại lợi ích kinh tế như các nhà tổ chức đang hy vọng hay không.

Biểu tượng Olympic được dựng trên tháp Eiffel ở thủ đô Paris, Pháp, ngày 7/6/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Pháp đang phải đối mặt với hóa đơn gần 9 tỷ euro (9,5 tỷ USD) cho việc tổ chức Thế vận hội Paris, nhưng các quan chức hàng đầu cho rằng lợi ích tài chính của sự kiện này có thể mang tính "tâm lý" nhiều hơn là kinh tế.

Trước thềm khai mạc Thế vận hội vào ngày 26/7 tới, các bộ trưởng và nhà quan sát tài chính đang tính toán các con số để ước tính chi phí và lợi ích của sự kiện thể thao này.

Cho đến nay, chính quyền Pháp dự đoán chi phí cho Thế vận hội Paris gần 9 tỷ euro.

Ủy ban Kiểm toán Nhật Bản cho biết Thế vận hội Tokyo, bị hoãn lại một năm đến năm 2021 vì dịch COVID-19, tiêu tốn khoảng 12,9 tỷ USD.

Bộ Tài chính Hy Lạp ước tính Thế vận hội Athens 2004 có chi phí 9,1 tỷ USD, dù một số ước tính độc lập cho rằng con số này lên đến gần 15 tỷ USD.

Thế vận hội London 2012 cũng tiêu tốn lên tới 15 tỷ USD.

Theo Trung tâm Luật và Kinh tế Thể thao (CDES), đơn vị đang theo dõi Thế vận hội Paris cho IOC và ban tổ chức, sự kiện này sẽ tạo ra từ 6,7-11,1 tỷ euro lợi ích kinh tế cho vùng Paris.

Nhưng CDES cũng nói thêm rằng những lợi ích này sẽ được trải dài trong 20 năm. Hồi tháng Hai, công ty tư vấn Asteres ước tính Thế vận hội sẽ mang lại 5,3 tỷ euro tiền thuế và doanh thu dịch vụ xã hội.

Quảng cáo

Trong một nghiên cứu vào tháng này, Deutsche Bank cho biết "các quốc gia đăng cai Thế vận hội hoặc FIFA World Cup hiếm khi “có lãi” về kinh tế hoặc thậm chí là xã hội từ những khoản đầu tư thường rất lớn bằng tiền ngân sách chính phủ vào các sân vận động mới và cơ sở hạ tầng công cộng."

Ngân hàng này cho biết ngay cả tác động thúc đẩy trong ngắn hạn đối với đầu tư và việc làm cũng là rất nhỏ, trừ khi quốc gia chủ nhà đang trải qua suy thoái.

Theo Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp Francois Villeroy de Galhau, Thế vận hội Paris sẽ có nhiều tác động "tâm lý" hơn là kinh tế. Nhưng ông cho rằng nếu Pháp có thể cải thiện hình ảnh của mình trên toàn thế giới thông qua Thế vận hội, thì cuối cùng nước này có thể mong đợi các khoản đầu tư mới.

Trong ngắn hạn, một số công ty đang tìm cách tận dụng sự kiện này.

Bà Lea Marie, Giám đốc điều hành của Le Slip Francais, một nhà sản xuất đồ lót, cho biết công ty đang sản xuất thêm hàng nghìn chiếc quần lót, đồ bơi, đồ ngủ và các mặt hàng khác theo các màu sắc của Olympic.

Bà cho biết việc này đã tạo thêm việc làm tại các nhà máy và cho 80 nhà thầu phụ của công ty này.

Các công ty liên quan đến việc xây dựng cho Olympic cũng được hưởng lợi. Theo CDES, doanh thu của các công ty xây dựng và cải tạo dự kiến sẽ tăng thêm tới 3 tỷ euro nhờ Thế vận hội.

Bên cạnh đó, du lịch dự kiến sẽ kiếm được tới 3,6 tỷ euro từ 15 triệu du khách dự kiến đến xem Thế vận hội, trong đó có 2 triệu du khách nước ngoài.

Công ty dịch vụ tài chính Oddo BHF dự đoán các công ty truyền thông, giải trí, đồ uống, hàng tiêu dùng và vận tải đều sẽ được hưởng lợi từ Thế vận hội.

 

Theo vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Sự sụt giảm "tàn khốc" của đồng yen

Theo báo Die Welt của Đức, Nhật Bản được coi là thị trường chứng khoán yêu thích trong năm 2024. Nhưng sau khởi đầu thuận lợi, việc đồng yen giảm giá mạnh có thể cản trở kế hoạch của các nhà đầu tư.

The Economist: Nhật Bản có thể vực dậy đồng yên khỏi đáy lịch sử? Đồng yen không ngừng trượt giá, Nhật Bản thay thế Thứ trưởng phụ trách ngoại hối

Pháp đặt cược hàng tỷ euro vào Thế vận hội Paris 2024

Các chuyên gia tài chính cho rằng thật khó để chắc chắn liệu hàng tỷ euro mà Pháp chi cho Thế vận hội Paris 2024 có mang lại lợi ích kinh tế như các nhà tổ chức đang hy vọng hay không.

So găng tăng trưởng GDP dự kiến giữa G7 và BRICS: Quy mô kinh tế của BRICS có thể vượt G7 trong 2 thập kỷ Kinh tế nông nghiệp trong GDP của khu vực đô thị còn rất thấp

Đề xuất mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với những người giàu nhất thế giới

Ngày 25/6, nhà kinh tế học người Pháp Gabriel Zucman - được Nhóm G20 ủy quyền đã công bố báo cáo cho thấy sự cấp thiết phải đưa ra mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với những người giàu nhất thế giới.

Bật mí 'bí mật' của người giàu Khan hiếm dự án bất động sản phục vụ giới siêu giàu Việt Nam Nga tăng thuế thu nhập đối với người giàu

Nguy cơ khủng hoảng tiêu dùng tại nước Mỹ

Tại Mỹ, chi tiêu tiêu dùng đóng góp khoảng 2/3 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Từ trước đến nay, dường như không có điều gì có thể ngăn cản được người tiêu dùng Mỹ.