Sàn giao dịch kim loại London cân nhắc mở nhà kho gần hơn với Trung Quốc

Sàn giao dịch kim loại London (LME) đang xem xét thiết lập nhà kho đầu tiên tại Hong Kong (Trung Quốc) khi muốn tăng cường dịch vụ cho khách hàng ở Trung Quốc - thị trường kim loại lớn nhất thế giới.

thep-20240627152638.jpg
Sàn giao dịch kim loại London (LME) đang xem xét việc thiết lập nhà kho đầu tiên tại Hong Kong (Trung Quốc). Ảnh minh họa: TTXVN

Bà Bonnie Chan, Giám đốc điều hành (CEO) của HK Exchange & Clearing – công ty sở hữu LME cho biết, nghiên cứu của bên thứ ba về tính khả thi cho một nhà kho ở Hong Kong đã được thực hiện. Theo bà, mục tiêu của LME là tiến gần nhất có thể đến với thị trường Trung Quốc Đại lục.

LME từ lâu đã muốn thiết lập kho bãi ở Trung Quốc Đại lục. Nhưng phía các cơ quan quản lý Trung Quốc đã từ chối vì nhiều lo ngại, bao gồm cả vấn đề cạnh tranh với Sàn giao dịch hàng hóa Thượng Hải (SHFE). Trong khi ở Hong Kong, chi phí tài sản và lao động cao đang là một trở ngại.

Quảng cáo

Hiện LME có một mạng lưới rộng lớn các nhà kho trên toàn thế giới, có thể chứa hàng triệu tấn kim loại từ đồng đến nhôm, kẽm. Khi khách hàng Trung Quốc muốn giao kim loại trên sàn giao dịch, lựa chọn gần nhất của họ là ở Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) hoặc Malaysia.

Theo bà Chan, một nhà kho ở Hong Kong sẽ tăng cường mối liên kết giữa các thị trường kim loại , trong khi hoạt động định giá quốc tế trên sàn LME sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh chênh lệch giá hơn. Bà cho biết nỗ lực hướng tới một nền kinh tế xanh hơn của Trung Quốc có thể sẽ thúc đẩy nhu cầu về nguyên vật liệu, còn Hong Kong có cơ sở hạ tầng hậu cần cũng như khung pháp lý đáng tin cậy để vận hành nhà kho.

 

 

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?