Kinh tế nông nghiệp trong GDP của khu vực đô thị còn rất thấp

Kinh tế khu vực đô thị của Việt Nam có tỷ trọng trên 70% trong cơ cấu GDP cả nước, trong đó đóng góp của nông nghiệp đô thị còn rất thấp.

Ông Nguyễn Thành Lợi, Ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô Thị
Ông Nguyễn Thành Lợi, Ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô Thị

Vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp đô thị

Kinh tế khu vực đô thị của Việt Nam đóng góp rất lớn vào cơ cấu GDP cả nước, năm 2020 tỉ lệ này chiếm khoảng 70% và dự kiến tăng lên 75% vào năm 2025 và 85% vào năm 2030. Đóng góp của nông nghiệp đô thị trong GDP của các thành phố, tuy chưa có số liệu thống kê nhưng chắc chắn còn rất thấp. Do vậy, tiềm năng tăng tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp đô thị vào kinh tế các thành phố còn rất lớn.

Mục tiêu của Hội thảo "Nông nghiệp đô thị, lợi ích kép cho người dân đô thị" nhằm phản ánh những bất cập về thực trạng sản xuất nông nghiệp đô thị hiện nay, và triển vọng của phát triển nông nghiệp đô thị tại các thành phố lớn thông qua các ý kiến của chuyên gia, nhà quản lý, các doanh nghiệp trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp với các khuyến nghị, đề xuất nhằm mang lại lợi ích kép “Nâng cao năng suất, chất lượng thực phẩm, tiết kiệm chi phí cho người dân đô thị”.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị cho biết, tốc độ đô thị hóa quá nhanh với sự gia tăng về dân số, quá tải hạ tầng, khói bụi từ khí thải tại các thành phố, các khu công nghiệp đã gây ra nhiều hệ lụy, trong đó có vấn nạn ô nhiễm môi trường và sự thiếu hụt về cây xanh, thực phẩm sạch.

Những bài toán này đang cần lời giải để giúp người dân đô thị cân bằng lại cuộc sống. Trong đó, phát triển nông nghiệp đô thị là một trong những giải pháp, một xu hướng tất yếu của thế giới và Việt Nam khi tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh như hiện nay.

Quảng cáo

Nông nghiệp đô thị còn góp phần tăng thêm không gian xanh tại các thành phố

GS.TS Nguyễn Văn Bộ, nguyên Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng khoa học Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cho biết, những lợi ích từ nông nghiệp đô thị mang lại là vô cùng to lớn như: Góp phần phủ xanh đô thị, tăng lượng Oxy trong khu vực đô thị, góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính, cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm sạch tại chỗ cho người dân đô thị, …

Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất và cũng là thách thức lớn nhất cho phát triển nông nghiệp đô thị ở Việt Nam hiện nay chính là “chất lượng đô thị hoá chưa cao, chủ yếu phát triển đô thị theo chiều rộng, gây lãng phí đất đai. Công tác quy hoạch thiếu tầm nhìn, chất lượng thấp...; việc triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế, nhiều nơi việc điều chỉnh quy hoạch còn tùy tiện”. Chính nguyên nhân này đã làm cho nông nghiệp đô thị bị ảnh hưởng, thiếu quy hoạch và không ổn định.

Đồng quan điểm, ông Ngô Văn Đông, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền cũng đánh giá, quá trình đô thị hóa đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ kể cả quy mô và tốc độ. Vì vậy phát triển nông nghiệp đô thị không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân về lương thực, thực phẩm mà còn góp phần tăng thêm không gian xanh cho người dân tại các thành phố.

Trong những năm gần đây, Bình Điền bắt đầu nghiên cứu và cung ứng ra thị trường các dòng sản phẩm chuyên dùng chất lượng cao cho nông nghiệp đô thị, nhất là vùng ven đô, đặc biệt cho cây ăn quả, rau và hoa kiểng. Các dòng sản phẩm không chỉ là NPK mà còn bổ sung các yếu tố trung vi lượng thông minh, hữu cơ, các chất kiểm soát phân giải và chuyển hóa dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt đồng thời phù hợp với điều kiện canh tác tại khu vực đô thị.

Với phương châm: “Không chỉ cung ứng phân bón, Bình Điền còn cung cấp giải pháp tối ưu nhất cho canh tác các loại cây trồng”. Các sản phẩm phân bón Đầu Trâu được nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, tỷ lệ cân đối phù hợp cho mỗi loại đất, vùng sinh thái, cây trồng và hệ thống cây trồng, trong từng giai đoạn sinh trưởng, đồng thời giảm thất thoát và tăng hiệu quả để tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, chất lượng nông sản và lợi nhuận cho nhà nông, đặc biệt, trong điều kiện canh tác nông nghiệp đô thị”, ông Đông chia sẻ.

Tại Hội thảo, các chuyên gia tập trung chia sẻ các giải pháp về quy hoạch đô thị lồng ghép với phát triển nông nghiệp đô thị, có tính đến đặc thù của vùng nội đô và ven đô, đến sản phẩm đặc sản, đặc hữu, bản địa và yêu cầu của thị trường, về phát triển và ứng dụng KHCN; về hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các trung tâm giống và vật tư nông nghiệp phù hợp cho mỗi kiểu mô hình nông nghiệp đô thị, như: Cây giống, con giống, giá thể, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chuyên dùng, công cụ tưới tiết kiệm, vật tư bảo quản, bao gói, các mô hình nhà màng, nhà lưới cũng cần nghiên cứu và thiết kế cho phù hợp đối tượng và quy mô sản xuất; hỗ trợ phát triển hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi trong nội đô và chợ phiên tại vùng ven đô...

Hội thảo cũng đề xuất, phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp đô thị nói riêng gắn với du lịch là xu thế toàn cầu, nhất là tại các quốc gia có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa vật thể và phi vật thể với đa dạng sản phẩm địa phương OCOP như Việt Nam.

Theo Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia

Xuất khẩu cà phê đã mang về hơn 3 tỷ USD sau nửa năm

Tính đến giữa tháng 6, xuất khẩu cà phê đạt 862.426 tấn, mang về hơn 3 tỷ USD, giảm gần 8% về khối lượng nhưng tăng gần 39% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá bình quân xuất khẩu tăng đến 41%. Trong số 5 thị trường chính thì Đức là quốc gia nhập khẩu số 1 cà phê Việt Nam.

Khối lượng xuất khẩu cà phê của VN sẽ bị tác động trực tiếp khi EUDR chính thức áp dụng Xuất khẩu cà phê sẽ gặp khó khăn tại thị trường EU trong năm 2023

Nghi vấn “rút ruột” hàng hóa tại cảng Cát Lái: Tân Cảng Sài Gòn, VPSA và các doanh nghiệp sẽ điều tra đến cùng

Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), một số doanh nghiệp liên quan và đại diện Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn vừa có buổi làm việc tại Văn phòng VPSA, về tình trạng thiếu hụt hàng hóa trong quá trình xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.

Golive phần mềm tham quan thực tế ảo VR360 cảng Tân Cảng Cát Lái từ độ cao 1000m Cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài – giải pháp đem cảng tới gần khách hàng

Khác biệt trong cách nhập khẩu gạo của Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường mua gạo lớn của Việt Nam, nhiều năm liền đất nước 1,4 tỷ dân này luôn đứng vị trí nước nhập khẩu gạo lớn thứ 2 (sau Philippines). Song, 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo vào Trung Quốc giảm đến 67,83% về lượng và 67,28% về kim ngạch.

Khác biệt trong cách nhập khẩu gạo của Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường mua gạo lớn của Việt Nam, nhiều năm liền đất nước 1,4 tỷ dân này luôn đứng vị trí nước nhập khẩu gạo lớn thứ 2 (sau Philippines). Song, 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo vào Trung Quốc giảm đến 67,83% về lượng và 67,28% về kim ngạch.

Nguyên nhân nào khiến xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh? Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng”

Cổ phiếu thép “nổi sóng” sau động thái mới của Bộ Công Thương liên quan đến các vụ kiện bán phá giá thép mạ và HRC

Phiên ngày 17/6, các cổ phiếu ngành thép đi ngược thị trường, thậm chí cổ phiếu HSG còn tăng kịch biên độ lên mức đỉnh hai năm sau thông tin Bộ Công Thương quyết định điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc.