Lãi suất FED và bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ tác động như thế nào tới chứng khoán trong nửa cuối năm 2024

Chứng khoán Mỹ kết thúc nửa đầu năm 2024 một cách vững chắc, nhưng các nhà đầu tư đang suy đoán liệu sự bất ổn chính trị, những thay đổi chính sách có thể đến từ Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và sự thống trị thị của các công ty công nghệ lớn trên thị trường

Chỉ số S&P 500 tăng 15% trong 6 tháng đầu nhờ thu nhập của các doanh nghiệp đạt mức cao, nền kinh tế Mỹ kiên cường và sự quan tâm chú ý tới trí tuệ nhân tạo đã giúp các cổ phiếu, như của nhà sản xuất chip Nvidia, tăng mạnh. Đà tăng ổn định của chỉ số này đã tạo ra 31 mức kỷ lục cao mới trong nửa đầu năm nay, nhiều nhất của các nửa đầu năm kể từ 2021.

Tim Ghriskey, chiến lược gia về danh mục đầu tư cấp cao tại Ingalls & Snyder, cho biết nửa đầu năm 2024 “rất giống thời kỳ hoàn hảo đối với cổ phiếu”. “Nền kinh tế Mỹ đã mạnh mẽ hơn so vớ dự đoán của nhiều người, bao gồm cả Fed.”

Theo một nghiên cứu của CFRA về thị trường trong những năm bầu cử kể từ năm 1944, động lực tăng trưởng của chứng khoán Mỹ có thể sẽ tiếp tục: nửa đầu năm tích cực, kéo theo đó là mức tăng bổ sung trong thời gian còn lại của năm.

Nhưng con đường sắp tới của chứng khoán Mỹ có thể gặp khó khăn. Sự bất ổn về chính trị trên thế giới có thể là yếu tố tác động mạnh mẽ hơn nữa đến giá cả các tài sản khi các nhà đầu tư tập trung vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Một cuộc khảo sát gần đây của JPMorgan cho thấy các nhà đầu tư coi rủi ro chính trị ở Mỹ và nước ngoài là yếu tố gây bất ổn tiềm ẩn hàng đầu cho thị trường chứng khoán.

Các nhà đầu tư cũng ngày càng lo ngại về sự thu hẹp mức tăng trưởng của thị trường, vốn tập trung ở một số ‘ông lớn’ công nghệ. Theo Howard Silverblatt, nhà phân tích chỉ số cấp cao tại S&P Dow Jones Indices, chỉ riêng Nvidia – có cổ phiếu tăng 150% trong năm nay – đã chiếm khoảng 1/3 tổng lợi nhuận của S&P 500.

Một yếu tố không chắc chắn khác – rất quan trọng - là liệu nền kinh tế Mỹ có thể duy trì sự cân bằng giữa lạm phát giảm dần và tăng trưởng bền vững – yếu tố đã thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư - hay không? Một sai lệch lớn so với kịch bản, được gọi là Goldilocks, có thể sẽ làm đảo lộn kế hoạch cắt giảm lãi suất của Fed vào cuối năm nay.

Jason Draho, người đứng đầu bộ phận phân bổ tài sản khu vực Châu Mỹ của UBS Global Wealth Management, cho biết: “Kết quả bầu cử Mỹ có khả năng sẽ tác động đến nhiều kết quả kinh tế vĩ mô trong năm 2025 và biến động trên thị trường có thể sẽ tăng lên”.

Diễn biến chỉ số chứng khoán S&P 500.

Chính trị tác động mạnh hơn chính sách tiền tệ

Trong khi các nhà đầu tư chủ yếu tập trung vào các yếu tố như thu nhập và chính sách tiền tệ trong năm nay, thì yếu tố chính trị dự kiến sẽ còn tác động lớn hơn khi cuộc đối đầu giữa Tổng thống Joe Biden, một đảng viên Đảng Dân chủ, với đối thủ của Đảng Cộng hòa và cựu tổng thống Donald Trump trong những tháng tới sẽ ngày càng gay gắt.

Quảng cáo

Các dấu hiệu cho thấy một trong các ứng cử viên đang chiếm ưu thế có thể tạo tác động lan ra thị trường tài sản. Đối với nhiều người, nguyên nhân là do các chính sách thuế khác nhau: việc Đảng Dân chủ giành được Nhà Trắng và Quốc hội có thể đồng nghĩa với việc đảng này sẽ có nhiều quyền tự do hơn để tăng thuế, điều thường được coi là tác động tiêu cực đối với cổ phiếu.

Chỉ số biến động VIX tăng cho thấy thị trường chứng khoán sẽ còn nhiều biến động.

Sức nặng của cổ phiếu công nghệ

Cơn sốt AI và thu nhập của các doanh nghiệp tăng mạnh đã giúp thúc đẩy thị trường chứng khoán Mỹ trong nửa đầu năm 2024, nhưng mức tăng tập trung ở các cổ phiếu công nghệ, bao gồm Nvidia, Microsoft và Amazon.

Nhiều nhà đầu tư tin rằng sự thống trị của các công nghệ lớn trên thị trường chứng khoán là hoàn toàn xứng đáng nhờ bảng cân đối kế toán vững chắc của những công ty này và vị trí dẫn đầu của họ trong ngành. Nhưng sức nặng của các cổ phiếu này ngày càng tăng có thể khiến thị trường trở nên bất ổn nếu nhu cầu nắm giữ cổ phiếu công nghệ và tăng trưởng suy yếu và các nhà đầu tư đồng loạt rút lui.

Stephen Massocca, phó chủ tịch cấp cao của Wedbush Securities, cho biết: “Có thể hiểu được tại sao mọi người lại chuyển sang những cái tên này, nhưng đó giống như một trò chơi với những chiếc ghế âm nhạc. Nếu âm nhạc dừng lại, sẽ có vấn đề”.

Kinh tế tiếp tục vững chắc

Hầu hết các nhà đầu tư đều vui mừng với những dấu hiệu lạm phát Mỹ hạ nhiệt và tăng trưởng kinh tế chậm lại trong năm nay, vì nó củng cố khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất từ mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế hiện hữu rõ rệt hơn có thể làm dấy lên lo ngại rằng lãi suất tăng cao đang gây áp lực rất nhiều đến nền kinh tế.

Các quan chức Fed đã hạ dự báo về số lần Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống chỉ còn 1 lần, so với 3 lần dự báo trước đây, do nền kinh tế Mỹ tăng trưởng vững chắc và lạm phát dai dẳng.

Phản ứng của thị trường đối với các chu kỳ cắt giảm lãi suất trong quá khứ chủ yếu phụ thuộc vào việc việc cắt giảm diễn ra trong thời kỳ kinh tế tương đối mạnh mẽ hoặc để đối phó với tăng trưởng kinh tế suy giảm mạnh.

Một nghiên cứu của Allianz về việc cắt giảm lãi suất từ những năm 1980 cho thấy, mặc dù S&P 500 đã tăng trung bình 5,6% trong 12 tháng sau khi chu kỳ giảm lãi suất bắt đầu, nhưng việc cắt giảm lãi suất đi kèm với môi trường kinh tế đầy thách thức lại dẫn đến lợi nhuận tồi tệ hơn nhiều. Ví dụ, chu kỳ cắt giảm lãi suất bắt đầu xung quanh sự sụp đổ của bong bóng dotcom năm 2000 đã khiến chỉ số này giảm 13,5% một năm sau đó.

Tham khảo: Reuters

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều

Các TTCK châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 11/12, trước khi Mỹ công bố số liệu lạm phát, yếu tố có thể đóng vai trò quan trọng trong quyết định lãi suất của Fed vào tuần tới.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc dẫn dắt đà tăng tại châu Á Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa những bất ổn chính trị-kinh tế

Thị trường lại loay hoay về xu hướng dù đã có phiên bùng nổ

Trong ngày T+3 của phiên giao dịch bùng nổ, thị trường chỉ có những vận động lình xình và giằng co trong toàn bộ thời gian. Nhóm cổ phiếu Thép dù có thông tin hỗ trợ từ dự án Dung Quất 2 của HPG cũng chưa khuấy động được tâm lý nhà đầu tư.

Thị trường không có xáo trộn nguồn cung của phiên bùng nổ Cổ phiếu TPB: 7 năm niêm yết, 5 năm tăng trưởng dương

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị

Trọng tâm của thị trường hiện đang hướng đến cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần tới khi ngân hàng này dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất một lần nữa.

Một công ty chứng khoán bất ngờ đóng cửa toàn bộ chi nhánh và phòng giao dịch Thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi kỳ vọng nâng hạng được thắp lại

Thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi kỳ vọng nâng hạng được thắp lại

Một số thông tin tích cực đã xuất hiện trong tuần giao dịch vừa qua giúp thị trường có tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp. Các chuyên gia đưa ra những đánh giá về trạng thái tâm lý của nhà đầu tư chứng khoán.

Thị trường có phiên bùng nổ sau chuỗi ngày ảm đạm Đóng cửa ngay 1.270 điểm, thị trường có tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp

“Cá mập” ngoại mua lượng lớn cổ phiếu MBS, GMD

Giao dịch đáng chú ý nhất của Dragon Capital trong tuần qua là việc 4 quỹ thành viên mua toàn bộ 25,73 triệu cổ phiếu chào bán riêng lẻ của MBS, qua đó nâng sở hữu tại Chứng khoán MB lên 4,7% vốn điều lệ.

Dragon Capital nâng sở hữu FPT Retail lên 14%, cổ đông lớn Nhật Bản muốn bán 29,7 triệu quyền mua cổ phiếu GMD Bóng dáng Dragon Capital trong các đợt phát hành riêng lẻ của Chứng khoán Vietcap và MBS