CPI tháng 5 tại Mỹ yếu hơn dự báo, tăng thấp nhất trong 3 năm: Quyết định lãi suất phút chót của Fed có thay đổi?

Thước đo lạm phát yêu thích của Fed hạ nhiệt trong tháng 5 nhưng cơ quan này được cho là tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất cao nhất trong 23 năm tại cuộc họp chính sách sẽ kết thúc trong vài giờ tới.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 của Mỹ không đổi so với tháng 4 và thấp hơn mức dự báo 0,1%, theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ hôm thứ Sáu. So với cùng kỳ năm trước, CPI toàn phần tăng 3,3%, giảm từ mức 3,4% của tháng 4 và thấp hơn mức dự báo là 3,4%.

CPI lõi, loại trừ giá năng lượng và thực phẩm, tăng 0,2% hàng tháng, thấp hơn mức dự báo 0,3%. So với cùng kỳ năm trước, CPI lõi giảm tốc từ mức 3,6% của tháng 4 xuống còn 3,4%, thấp hơn dự đoán là 3,5% và đánh dấu mức tăng hàng năm thấp nhất kể từ tháng 4/2021.


Mức tăng CPI toàn phần (đường xanh đậm) và CPI lõi (đường đứt đoạn) hàng năm tại Mỹ từ 2021 đến tháng 4/2024. Nguồn: Bộ Lao động Mỹ.

Mặc dù CPI nhìn chung giảm, giá nhà ở - chiếm tỷ trọng lớn trong CPI, vẫn tăng 0,4% trong tháng và tăng 5,4% so với một năm trước. Tuy nhiên, việc tăng giá đã được kiểm soát nhờ giá năng lượng giảm 2% và thực phẩm chỉ tăng 0,1%.

Quảng cáo

Sau khi dữ liệu lạm phát ưa thích của Fed được công bố, hợp đồng tương lai chứng khoán tăng đột biến, khi S&P 500 tăng 0,8%, còn chỉ số Nasdaq 100 tăng 1%.

Báo cáo CPI tháng 5 được đưa ra chỉ vài giờ trước khi Fed chính thức kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày (11-12/6). Tại cuộc họp, Hội đồng Thống đốc Fed và chủ tịch các Fed chi nhánh đang đệ trình những dự báo mới về kinh tế và lãi suất chính sách.

Dữ liệu lạm phát mới nhất hạ nhiệt được cho là sẽ không làm thay đổi quyết định dự kiến của Fed, đó là giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất trong 23 năm, ở mức 5,25-5,5%. Các quan chức hàng đầu của Fed muốn có bằng chứng thuyết phục hơn nữa về việc lạm phát đang tiến đến mức mục tiêu 2%.

Cựu Chủ tịch Fed St. Louis, James Bullard cho biết ông nghĩ các quan chức Fed sẽ rất hoan nghênh khi lạm phát giảm tốc, nhưng họ sẽ cần nhiều dữ liệu hơn theo hướng này để băt đầu cắt giảm lãi suất. Ông cho rằng Fed sẽ hạ lãi suất sớm nhất là vào tháng 9, giống như phần lớn kỳ vọng của thị trường.

Theo CNBC, Market Watch

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên