Số liệu lạm phát củng cố kịch bản BoJ sẽ tăng lãi suất

Lạm phát tại Nhật Bản đã gia tăng trong tháng Sáu, trước đà tăng của hóa đơn nhiên liệu và chi phí nhập khẩu do đồng yen yếu.

Trụ sở của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) ở Tokyo. Ảnh: EPA/TTXVN 

 

Số liệu này đang củng cố đồn đoán Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ tăng lãi suất trong ngắn hạn.

Trong tháng Sáu, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Tokyo, được coi là chỉ số hàng đầu về số liệu lạm phát trên toàn quốc, đã tăng 2,1% so với một năm trước, tăng nhanh so với mức tăng 1,9% của tháng trước và vượt dự báo thị trường với mức tăng 2%.

Quảng cáo

Ông Marcel Thieliant, người đứng đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại tổ chức nghiên cứu Capital Economics, cho biết đà tăng giá của sản phẩm công nghiệp trong chỉ số CPI đã nhấn mạnh mối lo ngại của BoJ về việc chi phí nhập khẩu ngày càng tăng. Theo ông Thieliant, dữ liệu lạm phát mới nhất phù hợp với quan điểm rằng BoJ sẽ nâng lãi suất chính sách hơn nữa tại cuộc họp tháng Bảy.

Trong khi đó, một số liệu riêng rẽ cho thấy sản lượng của các nhà máy đã phục hồi trên toàn quốc trong tháng Năm khi các nhà sản xuất ô tô khôi phục hoạt động sau sự gián đoạn về vận chuyển, khiến các nhà hoạch định chính sách đặt hy vọng nền kinh tế đang trên đà phục hồi. Cụ thể, trong tháng Năm, sản lượng của các nhà máy tại Nhật Bản tăng 2,8% so với tháng trước, vượt dự báo của thị trường về mức tăng 2%,

Các nhà phân tích cho biết, số liệu trên có thể khiến BoJ tăng lãi suất sớm nhất trong tháng này, khi sức ép từ sự suy yếu của đồng yen làm tăng khả năng lạm phát sẽ vượt xa mục tiêu 2% trong những tháng tới.

Kinh tế Nhật Bản đã suy giảm trong quý I/2024 khi các công ty và hộ gia đình giảm chi tiêu. Điều này làm dấy lên nghi ngờ về quan điểm phục hồi vừa phải của ngân hàng trung ương.

Trong khi các nhà phân tích kỳ vọng tăng trưởng sẽ phục hồi trong quý hiện tại, sự suy yếu của đồng yen đang đẩy chi phí nhập khẩu nhiên liệu và thực phẩm tăng cao hơn và đè nặng lên tâm lý hộ gia đình.

 

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?