Giao dịch biệt thự liền kề ở Hà Nội 3 tháng chiếm hơn một nửa của năm 2023

3 tháng đầu tiên của năm 2024, số lượng giao dịch biệt thự liền kề tăng 189% theo quý và 110% theo năm, đạt 185 căn. Số căn bán được riêng trong quý I đã đạt 52% tổng số giao dịch của cả năm 2023.

1-20240117144814202401191451056324010-2622.jpg

Ảnh minh họa

Dữ liệu trên được Savills Việt Nam cho biết tại Báo cáo thị trường bất động sản Hà Nội quý I/2024 vừa được phát hành.

Theo báo cáo, trong quý I vừa qua, Hà Nội đón nhận 93 căn biệt thự liền kề nguồn cung mới, tăng 7% theo quý và 221% theo năm, bao gồm 50 căn biệt thự tại dự án hiện hữu Solasta Mansion ở Hà Đông và 43 căn shophouses từ dự án mới Him Lam Thường Tín.

Nguồn cung sơ cấp đạt 665 căn từ 16 dự án, giảm 6% theo quý và 12% theo năm sau khi một dự án ở Đông Anh bị thành phố thu hồi. Biệt thự là loại hình chiếm ưu thế với 41% nguồn cung sơ cấp do có các căn mới tại dự án Solasta Mansion.

Quảng cáo

Về giao dịch, trong quý đầu tiên của năm 2024, số lượng giao dịch biệt thự liền kề tăng 189% theo quý và 110% theo năm, đạt 185 căn. Số căn bán được riêng trong quý I đã đạt 52% tổng số giao dịch của cả năm 2023. Cùng với đó, 63% nguồn cung mới đã được hấp thụ trong quý.

72% tổng số giao dịch trong quý được ghi nhận ở quận Hà Đông, nơi sẽ có tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài kết nối 2 quận Nam Từ Liêm và Hà Đông dự kiến hoàn thành trong quý 2/2024.

Giá sơ cấp của biệt thự tăng 3% theo quý lên 164 triệu VNĐ/m2 đất do nguồn cung mới gia nhập trong quý I/2024. Liền kề giảm 1% theo quý xuống 192 triệu VNĐ/m2 đất, trong khi shophouse giảm 15% theo quý xuống 279 triệu VNĐ/m2 đất chủ yếu do nguồn cung mới giá thấp tại huyện Thường Tín.

Đáng chú ý, trong khi giá sơ cấp có sự tăng giảm không đều giữa các phân khúc thì giá bán thứ cấp biệt thự và shophouse theo m2 đất đã tăng 14% theo năm, nhà liền kề tăng 20% theo năm. Tuy nhiên, dù ghi nhận mức tăng cao, nhưng giá thứ cấp theo căn vẫn thấp hơn giá sơ cấp 11%.

Dự kiến, tới cuối năm 2024, thị trường Hà Nội sẽ có 2.977 căn từ 13 dự án gia nhập thị trường. Đông Anh chiếm tỷ trọng lớn nhất với 34% nguồn cung tương lai với một đại dự án, theo sau là Hà Đông với 19% và Hoài Đức với 16%.

“Nguồn cung vẫn đang thấp. Các thông số đều đang ở mức thấp. Đây là cơ hội phù hợp cho các nguồn cung mới với mức giá hợp lý. Các luật liên quan tới bất động sản được thông qua, các dự án cơ sở hạ tầng giao thông tiếp tục được cải thiện, các đại dự án sắp gia nhập thị trường cùng với niềm tin người mua dần quay trở lại đem lại tính hiệu lạc quan cho thị trường bất động sản Hà Nội trong năm nay”, ông Matthew Powell Giám Đốc, Savills Hà Nội nhận định.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia