Gánh nặng trả lãi 13 nghìn tỷ USD của các nước trên thế giới

Trong thế giới thực, lãi suất cao hơn không ngay lập tức đẩy tăng chi phí các khoản nợ, ngoại trừ những khoản nợ với lãi suất thả nổi ví như nhiều khoản vay qua đêm tại ngân hàng.

Sau khoảng thời gian những năm 2010 đầy bình yên, lãi suất dường như không có quá nhiều biến động, kịch bản lạm phát của năm vừa qua đã khiến cho quan chức các ngân hàng buộc phải hành động mạnh tay trở lại. Trên thực tế, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ hiếm khi bận rộn hơn thời gian vừa rồi.

Trong quý 1/2021, lãi suất chính sách tại ước tính khoảng 58 nền kinh tế nước giàu và mới nổi duy trì ở ngưỡng trung bình 2,6%. Đến quý cuối cùng của năm 2022, con số này duy trì ở ngưỡng 7,1%.

Trong khi đó, tổng nợ trong nhóm nước này ước tính khoảng 300 nghìn tỷ USD tức tương đương khoảng 345% tổng GDP, cao hơn so với con số 255 nghìn tỷ USD tức tương đương 320% GDP trước đại dịch COVID-19.

Khi mà thế giới nợ nần càng nhiều, họ càng dễ chịu tác động từ lãi suất cao. Để có thể đánh giá tác động từ việc cho vay và lãi suất cao hơn, Economist đã tính toán chi phí lãi suất của các doanh nghiệp, hộ gia đình và chính phủ tại 58 quốc gia.

Tính chung, các quốc gia này chiếm khoảng 90% GDP toàn cầu. Năm 2021, tổng chi phí lãi suất ở mức 10,4 nghìn tỷ USD tức tương đương 12% tổng GDP. Đến năm 2022, con số này đã lên mức 13 nghìn tỷ USD tức tương đương 14,5% GDP.

Trong thế giới thực, lãi suất cao hơn không ngay lập tức đẩy tăng chi phí các khoản nợ, ngoại trừ những khoản nợ với lãi suất thả nổi ví như nhiều khoản vay qua đêm tại ngân hàng.

Thời gian đáo hạn của các loại trái phiếu chính phủ thường dao động trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm, các hộ gia đình chủ yếu vay tiền ngắn hạn. Economist cho rằng việc lãi suất tăng trong lộ trình 5 năm với nợ công sẽ diễn ra, và trong giai đoạn 2 năm với các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Quảng cáo

Để có thể dự báo về những gì có thể xảy ra trong vài năm tới, có thể đưa ra một số giải pháp. Những người vay tiền thực tế phản ứng với lãi suất cao bằng việc giảm nợ nhằm đảm bảo rằng việc trả lãi suất không vượt tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), nhóm bao gồm nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, cho thấy rằng lãi suất cao hơn không làm tăng các khoản chi trả lãi suất với nợ trong tương xứng với thu nhập, chính vì vậy việc giảm tỷ trọng nợ không hoàn toàn khiến cho chi phí cao lên.

Thu nhập danh nghĩa tăng lên theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và tỷ lệ nợ/GDP đi ngang. Điều này cho thấy thâm hụt ngân sách ước tính khoảng 5%, thấp hơn so với trước COVID-19.

Theo nghiên cứu mới đây, nếu lãi suất diễn biến theo hướng được phản ánh vào thị trường trái phiếu chính phủ, chi phí để trả lãi của các nước có thể lên đến 17% GDP vào năm 2027. Và nếu thị trường đang đánh giá thấp tốc độ siết chặt chính sách của các ngân hàng trung ương? Nếu thêm một phần trăm nữa, chi phí trả lãi sẽ lên đến 20% GDP.

Mức chi phí trả nợ như vậy là cao, thế nhưng không phải không có tiền lệ. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2009, chi phí lãi suất tại Mỹ từng vượt 20% GDP, trước đó là thời kỳ kinh tế bùng nổ cuối thập niên 1990 và lạm phát tăng nóng thập niên 1980.

Tuy nhiên chi phí trung bình ở mức độ quy mô như vậy sẽ che giấu đi sự khác biệt giữa các ngành nghề và đất nước. Ví dụ như chính phủ Ghana, sẽ phải đương đầu với tỷ lệ nợ/doanh thu cao đến mức bắt buộc phải giảm sâu các khoản chi tiêu nhà nước để lấy tiền trả lãi.

Lạm phát có thể làm giảm gánh nặng tạm thời bằng việc đẩy tăng doanh thu thuế danh nghĩa, thu nhập các hộ gia đình và lợi nhuận doanh nghiệp. Nợ toàn cầu tính trong tương quan với GDP đã giảm từ mức đỉnh 355% vào năm 2201. Cho đến nay, sự sụt giảm trên đã được bù đắp lại bởi việc lãi suất tăng cao hơn. Tại Mỹ, lãi suất thực tính theo lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 5 năm hiện ở ngưỡng khoảng 1,5%, trong khi ngưỡng trung bình của năm 2019 ước tính khoảng 0,35%.

Những bên nào sẽ phải chịu áp lực lãi vay cao? Nhóm các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ tại 58 quốc gia trên khắp thế giới được xếp vào hai nhóm: tỷ lệ nợ/thu nhập và chi phí lãi vay tăng cao trong vòng 3 năm qua.

Khi xét đến các hộ gia đình hay các nước dân chủ giàu có trong đó bao gồm Hà Lan, New Zealand và Thụy Điển dễ chịu ảnh hưởng từ lãi suất tăng cao. Tất cả các nước đều có tỷ lệ nợ cao gần gấp đôi thu nhập khả dụng và chứng kiến lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ loại ngắn hạn tăng hơn 3 điểm phần trăm tính từ cuối năm 2019.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro