Nguyên nhân nợ công của Mỹ có thể tăng thêm 19 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới

Yếu tố khiến nợ tăng chính là thâm hụt hàng năm ước tính khoảng 2 nghìn tỷ USD bởi nguồn thu từ thuế không theo kịp với chi phí an sinh xã hội và y tế tăng cao.

Mỹ nhiều khả năng sẽ có khoản nợ quốc gia thêm ước tính 19 nghìn tỷ USD trong vòng một thập kỷ tới, cao hơn 3 nghìn tỷ USD so với dự báo trước đó, kết quả trực tiếp từ việc chi phí chi trả các khoản lãi, chi phí y tế cho các cựu chiến binh, và chi tiêu cho quân đội tăng lên, theo Văn phòng Ngân sách Quốc gia Mỹ (CBO) công bố vào ngày thứ Tư.

CBO đồng thời dự báo thâm hụt ngân sách năm nay ước tính lên đến 1,4 nghìn tỷ USD. Trong vòng 10 năm tới, mức thâm hụt hàng năm ước tính khoảng 2 nghìn tỷ USD bởi nguồn thu từ thuế không theo kịp với chi phí an sinh xã hội và y tế tăng cao cho nhóm người về hưu thuộc thế hệ bùng nổ trẻ em sau chiến tranh thế giới thứ 2.

Nếu nhìn vào bối cảnh hiện nay, tổng lượng nợ mà công chúng phải chi trả sẽ tương đương với tổng sản lượng kinh tế Mỹ năm 2024, nó sẽ tăng lên tương đương 118% GDP năm 2033.

CBO dự báo kinh tế Mỹ sẽ gần như không tăng trưởng trong năm nay, sau khi điều chỉnh lạm phát, đồng thời CBO cũng cho rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên trên ngưỡng 5% và rồi sẽ tăng tốc trong năm sau. Nguyên nhân đằng sau sự suy giảm tăng trưởng chính là việc Fed kiềm chế lạm phát thông qua việc nâng lãi suất để hạ nhiệt nền kinh tế và thị trường lao động.

Những dự báo cập nhật mới nhất có thể tạo ra cuộc tranh luận giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và chính trị gia Đảng Cộng hòa liên quan đến vấn đề thuế quan, chi tiêu và trần nợ của nước này.

Các nhà hoạch định chính sách Đảng Cộng hòa hiện đang từ chối nâng trần nợ công, đó là mức tiền tối đa mà liên bang có thể vay được để phục vụ cho các mục tiêu tài chính trừ khi Tổng thống Biden đồng thuận với một số hạng mục cắt giảm chi tiêu.

Quảng cáo

Ông Biden đã không ngừng nói rằng ông sẽ không đàm phán về mức trần vay này, nó cho phép chính phủ Mỹ có tiền chi trả cho những loại chi tiêu mà Quốc hội Mỹ đã cấp quyền.

Việc Đảng Cộng hòa từ chối nâng trần nợ đe dọa tạo ra một cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái nếu chính phủ không thể trả được các khoản tiền cần thiết đúng hạn.

Trong báo cáo riêng rẽ vào ngày thứ Tư, CBO khẳng định rằng một cuộc khủng hoảng kiểu như vậy có thể diễn ra ngay từ tháng 7/2022 và thậm chí sớm hơn, nếu các nhà hoạch định chính sách không đồng ý nâng trần nợ 31,4 nghìn tỷ USD, ngưỡng đã từng chạm vào tháng trước.

“Nếu trần nợ không được điều chỉnh nâng hoặc hoãn lại trước khi các biện pháp ngoại lệ được gỡ bỏ, chính phủ sẽ không thể thực hiện được các nghĩa vụ nợ. Kết quả, chính phủ sẽ phải trì hoãn chi trả cho một số hoạt động, chấp nhận vỡ nợ với một phần các khoản nợ hoặc cả hai”, CBO nhấn mạnh.

Trong báo cáo của CBO, không hề có thông tin về việc quy mô của nợ liên bang ảnh hưởng thế nào đến tăng trưởng kinh tế hoặc khả năng này sẽ sớm xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, các quan chức cảnh báo rằng trong dài hạn, các nhà hoạch định chính sách sẽ cần phải thay đổi định hướng chính sách tài khóa, điều này có thể đến từ việc tăng thuế, cắt giảm chi tiêu hoặc cả hai.

“Trong dài hạn, dự báo của chúng tôi cho thấy rằng thay đổi trong chính sách tài khóa cần phải được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề chi phí lãi suất tăng cao hơn và làm giảm tác hại từ việc nợ ngày một cao và tăng dần lên”, giám đốc văn phòng ngân sách – ông Phillip L. Swagel nhấn mạnh trong báo cáo.

Dù rằng các nhà hoạch định chính sách Đảng Cộng hòa chỉ trích ông Biden và chính trị gia Đảng Dân chủ về việc thâm hụt ngân sách tăng cao, báo cáo nhấn mạnh rằng sự đồng thuận của hai đảng và việc Fed nâng lãi suất là nguyên nhân trực tiếp từ việc các nghĩa vụ nợ tăng lên.

Dự thảo luật mới được thông qua trong vòng 9 tháng qua sẽ có thể khiến cho tổng thâm hụt ngân sách thêm 1,5 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới, theo văn phòng ngân sách công bố. Hơn một nửa mức tăng đó đến từ một quy định luật duy nhất: việc tăng cường trợ cấp y tế cho các cựu chiến binh chịu chất độc. Dự thảo này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trong Hạ viện và Thượng viện, phần đông chính trị gia trong Đảng Cộng hòa bỏ phiếu ủng hộ.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt