Dự báo kinh tế toàn cầu: Duy trì tốc độ ổn định trong bối cảnh nhiều thách thức

Trong tháng 6/2024, các tổ chức quốc tế đã nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong năm nay.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sẽ không đồng đều và khó trở lại mức trước đại dịch COVID-19. Kinh tế thế giới đối mặt với những rủi ro như lãi suất cao, căng thẳng địa chính trị cũng như thương mại.

Người dân mua hàng hóa tại siêu thị ở Arlington, Virginia (Mỹ). Ảnh: THX/TTXVN

*Dự báo tăng trưởng duy trì tốc độ ổn định

Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 11/6 đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới, chủ yếu nhờ dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh. Trong các dự báo cập nhật, WB nhận định kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm nay, tăng 0,2 điểm phần trăm so với dự báo được đưa ra hồi tháng 1/2024.

WB đã nâng dự báo tăng trưởng năm 2024 cho các nền kinh tế phát triển lên 1,5%, tăng 0,3 điểm phần trăm. Theo WB, Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, sẽ tăng trưởng 2,5% trong năm nay, tăng 0,9 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 1/2024, phần lớn nhờ hoạt động chi tiêu tiêu dùng và chi tiêu chính phủ mạnh mẽ, cùng với giảm nhập khẩu.

WB hiện dự báo các nền kinh tế thị trường mới nổi và đang phát triển sẽ tăng trưởng 4% trong năm nay, tăng nhẹ so với dự báo hồi tháng 1/2024 nhưng vẫn thấp hơn mức trước đại dịch.

WB cũng nâng triển vọng tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, nhưng cho biết ngân hàng này vẫn dự báo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ giảm tốc trong năm nay trước sự sụt giảm hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Kinh tế Trung Quốc được cho là sẽ tăng trưởng 4,8% trong năm nay, cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với dự báo tháng 1/2024.

Trong khi đó, trong báo cáo đầu tháng 6/2024, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's nhận định tăng trưởng kinh tế vĩ mô trên phạm vi toàn cầu được dự báo duy trì ở tốc độ ổn định. Moody's giữ nguyên dự báo một số nền kinh tế thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới trong năm nay sẽ “hạ cánh mềm”.

Moody's cũng nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cho năm 2024 lên 4,5% từ mức 4%, chủ yếu nhờ tính hiệu quả của chiến lược tăng trưởng tập trung vào xuất khẩu và sản xuất thời kỳ hậu đại dịch COVID-19. Moody's ghi nhận rằng chính hoạt động trong lĩnh vực thương mại và sản xuất chế tạo đã đóng vai trò là động lực cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý I/2024. Các chính sách tài khóa của chính phủ cũng góp phần hỗ trợ hoạt động sản xuất.

Theo số liệu của Moody's, trong quý I năm nay, GDP của Trung Quốc tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù những dữ liệu gần đây về doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp, niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng cho thấy tốc độ tăng trưởng trong quý II/2024 có thể chậm lại. Tuy nhiên, Moody's cho rằng các biện pháp hỗ trợ của chính phủ, chẳng hạn như biện pháp bình ổn thị trường bất động sản, sẽ giúp Trung Quốc đạt được tốc độ tăng trưởng GDP vững chắc.

Tăng trưởng duy trì ổn định. Ảnh: AFP/TTXVN
Quảng cáo

 

*Còn nhiều thách thức

WB cho biết tăng trưởng sẽ không đồng đều trên toàn cầu và khó trở lại mức trước đại dịch COVID-19, đồng thời cảnh báo kinh tế thế giới vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức.

WB dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025 vẫn không thay đổi ở mức 2,7%, thấp hơn mức trung bình 3,1% được ghi nhận trong một thập kỷ trước đại dịch COVID-19.

Nhà kinh tế trưởng của WB Indermit Gill nhận định mặc dù tăng trưởng kinh tế toàn cầu dường như đang dần ổn định sau tác động của đại dịch, xung đột, lạm phát và các chính sách thắt chặt tiền tệ, song mức tăng trưởng hiện nay lại thấp hơn so với trước năm 2020.

Chuyên gia này nói thêm rằng triển vọng của các nền kinh tế nghèo nhất thế giới "còn đáng lo ngại hơn", khi phải đối mặt với các mức nợ quá cao, khả năng thương mại bị hạn chế và các hiện tượng khí hậu gây thiệt hại nặng nề. Theo ông, các nước này cần phải tìm cách thu hút đầu tư tư nhân mới và giảm nợ công.

Các chuyên gia WB cũng chỉ ra ba rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, bao gồm lãi suất cao, căng thẳng địa chính trị và các vấn đề chính trị. WB dự báo lạm phát toàn cầu sẽ chậm lại ở mức 3,5% trong năm nay và tiếp tục giảm xuống mức 2,9% trong năm 2025. Tuy nhiên, lãi suất trên toàn thế giới được dự báo vẫn ở mức cao, trung bình khoảng 4% trong giai đoạn 2025 và 2026, gần gấp đôi mức trung bình trong 20 năm trước đại dịch.

Nhà kinh tế hàng đầu của WB Ayhan Kose nhận định lãi suất cao trong thời gian dài sẽ khiến điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn, dẫn đến mức tăng trưởng yếu hơn tại các nền kinh tế đang phát triển

Bên cạnh yếu tố lãi suất, nguy cơ từ căng thẳng Nga-Ukraine (U-crai-na) hay xung đột Hamas-Israel (I-xra-en) có thể cản trở tăng trưởng kinh tế toàn cầu, do giá dầu mỏ và chi phí vận chuyển bị đẩy lên cao. Theo WB, xung đột leo thang cũng có thể tác động tiêu cực đến tâm lý kinh doanh và tiêu dùng, làm gia tăng lo ngại rủi ro, ảnh hưởng đến nhu cầu và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Những diễn biến chính trị cũng sẽ tác động đến tăng trưởng, khi hàng loạt cuộc bầu cử quan trọng trong năm nay có khả năng dẫn đến sự thay đổi lãnh đạo tại một số quốc gia.

Ngoài ra, căng thẳng thương mại cũng đang gia tăng giữa một số nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới, khi Mỹ và Liên minh châu Âu áp thuế đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. WB nhận định sự bất ổn tăng cao liên quan đến chính sách thương mại và tiềm năng áp dụng các chính sách hướng nội hơn có thể ảnh hưởng đến triển vọng thương mại và hoạt động kinh tế toàn cầu.

 

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Các thị trường châu Á đồng loạt đi lên sau bình luận của Chủ tịch Fed

Những bình luận mới đây của Chủ tịch Fed Jerome Powell đã làm dấy lên kỳ vọng về khả năng Fed hạ lãi suất trong năm nay, từ đó thúc đẩy các thị trường châu Á đồng loạt đi lên trong phiên chiều 3/7.

Dầu của Nga gặp đối thủ mạnh trên thị trường châu Á Bùng nổ nhu cầu máy bơm nhiệt tại thị trường châu Âu

Thị trường hàng hóa châu Á: Chỉ số Nikkei lần đầu tiên vượt mốc 40.000 điểm

Thị trường hiện đang hướng sự chú ý đến chính sách tiền tệ của Mỹ vào cuối ngày hôm nay, khi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell phát biểu tại một sự kiện ở Sintra, Bồ Đào Nha.

Chứng khoán thế giới tích cực, thị trường Việt Nam vẫn có một tuần buồn Chứng khoán Nhật Bản sẽ giảm nhiệt trong nửa cuối năm 2024

Thị trường châu Á chiều 1/7: Giá vàng ổn định, giá dầu tăng

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch chiều ngày 1/7. Nâng đỡ tâm lý thị trường là những dự báo về khả năng thiếu hụt nguồn cung khi sức tiêu thụ nhiên liệu tăng vào mùa Hè.

Cạnh tranh gay gắt với Ecuador và Ấn Độ, dự báo xuất khẩu tôm "gặp khó" tại thị trường Trung Quốc Thị trường còn "hời hợt" trước thông tin hỗ trợ

Cạnh tranh gay gắt với Ecuador và Ấn Độ, dự báo xuất khẩu tôm "gặp khó" tại thị trường Trung Quốc

Nửa đầu năm, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng trưởng gần 19%, chiếm tỷ lệ trên 20%, đưa thị trường này vươn lên vị trí số 1 của tôm Việt Nam. Song, phải cạnh tranh gay gắt với tôm Ecuador và Ấn Độ, dự báo quý III năm nay xuất khẩu tôm Việt Nam vào Trung Quốc sẽ không tăng thậm chí giảm.

Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản: Đồng yên yếu làm giảm sức mua Xuất khẩu tôm Việt Nam qua thị trường Trung Quốc và Mỹ tăng trưởng mạnh

Indonesia hướng tới mục tiêu 8 tỷ USD xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Indonesia, một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu sầu riêng hàng đầu thế giới, đã đặt mục tiêu đạt 8 tỷ USD xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc.

Giá sầu riêng cắm đầu giảm 50%, nắm hơn 1.200 ha trồng sầu, bầu Đức ra sao? Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

“Sống chung với dịch”, tìm cơ hội trong thách thức

Dịch tả heo châu Phi đang có nhiều diễn biến gia tăng trở lại, vì vậy, ngành chăn nuôi cần xác định phải nâng cao hơn nữa các biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ và quản trị hiệu quả sinh học, an toàn dịch bệnh. Từ đó đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch, an to

BaF Việt Nam đạt 3 giải thưởng lớn tại Vietstock Awards 2023 IFC cam kết sẽ dành cho BaF gói tài trợ tối đa 39 triệu USD