Chính thức: Hà Nội 'chốt' xây 3 cầu qua sông Hồng trị giá gần 48.000 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2025

Vào ngày 25/2, tại kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 21) HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND Thành phố xem xét thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của thành phố Hà Nội.

Theo đó, với 86/86 đại biểu tham gia biểu quyết, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua chủ trương đầu tư và thống nhất về cơ quan chủ quản đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình cầu lớn qua sông Hồng, gồm: Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) và Dự án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo.

Mục tiêu của dự án nhằm cải thiện điều kiện giao thông kết nối qua sông Hồng, thúc đẩy quá trình đô thị hóa khu vực làm tiền đề cho việc thực hiện chủ trương giãn dân số, giảm áp lực giao thông trong khu vực trung tâm thành phố Hà Nội và giảm tải cho các cầu Chương Dương, Long Biên, Nhật Tân, Thăng Long và cầu Vĩnh Tuy.

Đồng thời từng bước hoàn thiện quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, quy hoạch phát triển giao thông vận tải Hà Nội, đảm bảo an ninh, quốc phòng cho Thủ đô và phát triển không gian đô thị hiện đại hai bên sông Hồng.

Đối với cầu Tứ Liên đường hai đầu cầu từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, dự án dự kiến có tổng chiều dài khoảng 5,15km. Điểm đầu kết nối với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, điểm cuối qua nút giao với đường Trường Sa. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án là 20.171 tỷ đồng . Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025 đến năm 2027 .

Quảng cáo

Đối với cầu Trần Hưng Đạo, tổng chiều dài dự kiến của dự án khoảng 5,6 km. Điểm đầu Ngã 5 Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông quận Hoàn Kiếm; Điểm cuối Kết nối với phố Vũ Đức Thận. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 15.967 t đồng . Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025 đến năm 2027 .

Bên cạnh đó, với 84/84 đại biểu tham gia biểu quyết tại Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp không chuyên đề), HĐND TP.Hà Nội đã đồng ý thống nhất chủ trương đầu tư và cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu thực hiện trên hai địa bàn là Hà Nội và Hưng Yên.

Theo đó, tổng chiều dài cầu Ngọc Hồi (nằm trên tuyến đường Vành đai 3,5 của TP Hà Nội) và đường dẫn 2 đầu cầu khoảng 7,5km. Trong đó, chiều dài cầu chính và cầu dẫn 7,2km, rộng 33m; đường dẫu đầu cầu phía Hưng Yên khoảng 300m, rộng 60m.

Hà Nội dự kiến tổng mức đầu tư dự án khoảng 11.844 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố và Trung ương. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025-2030.

Điểm đầu Dự án đầu tư tại huyện Thanh Trì, Hà Nội (Km0+00) (kết nối với điểm cuối Dự án đường VĐ 3,5 đoạn từ Phúc La, Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, cách cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ khoảng 360m về phía Đê Hữu Hồng); Điểm cuối tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Km7+500): Kết nối với đường Vành đai 3,5 trên địa phận huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên cách đê Tả Hồng 700m về phía cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

Hà Nội cho rằng, đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường đầu cầu sẽ hoàn thiện theo quy hoạch tuyến đường Vành đai 3,5 theo quy hoạch phát triển giao thông Thành phố; kết nối trực tiếp sang tỉnh Hưng Yên.

Bên cạnh đó, cầu Ngọc Hồi được đầu tư xây dựng sẽ giúp tăng sự liên kết giữa Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tạo điều kiện thuận lợi, liên kết các khu đô thị mới như: Khu đô thị mới Ecopark, Khu đô thị Đại An, Khu đô thị Dream City… từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Nam của TP cũng như các tỉnh phía Nam và Đông – Nam của Vùng Thủ đô như: Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Chính thức: Hà Nội 'chốt' xây 3 cầu qua sông Hồng trị giá gần 48.000 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2025

Vào ngày 25/2, tại kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 21) HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND Thành phố xem xét thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của thành phố Hà Nội.

Người Trung Quốc xây cầu "đẻ ra tiền" khiến thế giới ngỡ ngàng: Trồng trụ bê tông cao vượt tháp Eiffel để bắc 2.000 mét thép qua vực sâu Hà Nội dự kiến khởi công xây cầu Tứ Liên vào quý III/2025

Áp lực của DN logistics Việt Nam khi châu Âu bắt đầu đánh thuế carbon

Đại diện InterLOG cho biết năm 2024, thiên tai ước tính gây thiệt hại lên tới 320 tỷ USD trên toàn thế giới và là một trong những năm thiệt hại lớn nhất kể từ năm 1980 (dẫn chứng từ báo cáo của Công ty tái bảo hiểm Munich Re).

Việt Nam SuperPort thúc đẩy năng lực ngành logistics Việt Nam SuperPortTM và Bưu Điện Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực Logistics số

Sự thay đổi đáng chú ý về dòng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong tháng 1/2025

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư, trong tháng 1/2025, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 10 dự án mới và không thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt hơn 83 triệu USD (gấp hơn 5,1 lần

Lộ diện quốc gia mạnh tay rót hơn 1 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam ngay trong tháng 1/2025, cao gấp 13,4 lần so với cùng kỳ Việt Nam có thêm đường bay mới tới sân bay lớn nhất thế giới diện tích bằng 63 lần Thiên An Môn

Siêu cảng 162.730 tỷ đồng của Việt Nam sẽ sở hữu cầu vượt biển dài gần 18km, gấp 3 lần cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á

Với công trình cầu vượt biển với chiều dài 17,8km, dự án bến cảng ngoài khơi Trần Đề dự kiến sẽ là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam và thuộc hàng dài nhất Đông Nam Á

Thông xe cầu vượt chữ C dài hơn 300m ở Hà Nội Cầu vượt trăm tỷ hình chữ C ở Hà Nội chốt ngày khánh thành

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 kỳ vọng sẽ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắk, vùng đất đầy nắng, gió và là xứ sở cà phê robusta nổi tiếng thế giới.

Giá cà phê lập đỉnh nửa thập kỷ: Thế giới gọi tên Việt Nam và một quốc gia Nam Mỹ Giá cà phê Arabica toàn cầu đã chạm mức cao kỷ lục