TPHCM: Sắp mở rộng tuyến đường Kinh Dương Vương lên 60m rộng 10-12 làn xe, nối Tp.HCM với Long An

Quốc lộ 1 đoạn từ đường Kinh Dương Vương đến ranh Long An là tuyến giao thông huyết mạch, kết nối Tp.HCM với miền Tây Nam Bộ và hệ thống đường Vành đai (2, 3, 4).

Mới đây, tại kỳ họp thứ 21 của Hội đồng Nhân dân (HĐND) Tp.HCM khóa 10 đã thông qua chủ trương đầu tư 4 dự án hạ tầng kết nối giao thông trên địa bàn thành phố theo phương thức đối tác công tư với tổng mức đầu tư khoảng 57.503 tỉ đồng.

Trong đó, Tp.HCM phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 (từ đường Kinh Dương Vương qua quận Bình Tân, huyện Bình Chánh đến ranh tỉnh Long An). Dự án có chiều dài tuyến 9,62 km, quy mô từ 10 - 12 làn xe, tổng mức đầu tư khoảng 16.285 tỷ đồng; dự kiến được thực hiện giai đoạn 2025 – 2028.

Dự án sẽ giải quyết tình trạng kẹt xe, cải thiện kết nối giữa Tp.HCM với Long An và các tỉnh miền Tây. Đây cũng là đoạn liên kết nhiều trục đường lớn như đại lộ Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh, cao tốc Tp.HCM - Trung Lương, dẫn vào bến xe Miền Tây.

Sở Giao thông vận tải Tp.HCM cho biết, dự án nâng cấp Quốc lộ 1 từ đường Kinh Dương Vương đến ranh Long An đã được trình UBND Tp.HCM xem xét và thẩm định. Dự án được triển khai dựa trên nghị quyết 98, các cơ chế và chính sách phát triển đặc thù của thành phố (nâng cấp, mở rộng đường hiện hữu theo loại hợp đồng BOT).

Hiện nay, tình trạng đường đã quá tải với nhiều điểm ùn tắc nghiêm trọng, không đáp ứng đủ nhu cầu đi lại. Theo đó, việc nâng cấp mở rộng đường lên 60m với 10-12 làn xe sẽ góp phần giải tỏa ùn tắc giao thông tại cửa ngõ phía Tây Tp.HCM, giảm tai nạn và tăng hiệu quả các dự án đang triển khai như cao tốc Bắc - Nam, các tuyến Vành đai 2, 3 và 4 Tp.HCM.

Thời gian gần đây, khu Tây Tp.HCM, nhất là Long An liên tục “đón tin vui” về hạ tầng giao thông. Mới đây nhất, cao tốc Bến Lức – Long Thành thông xe đoạn phía Tây dài 3,4km từ cao tốc Tp.HCM - Trung Lương (nút giao Mỹ Yên thuộc địa phận huyện Bến Lức, Long An) đến quốc lộ 1 (huyện Bình Chánh, Tp.HCM). Các đoạn còn lại của tuyến cao tốc này đang được đẩy nhanh tiến độ để đưa vào khai thác trước ngày 30/4/2025, tiến tới thông xe toàn tuyến vào năm 2026.

Quảng cáo

Chưa kể, Vành đai 3, đoạn qua địa bàn Long An đã được khởi công từ tháng 6/2023, sẽ được thông xe kỹ thuật và hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2026. Vành đai 4 Tp.HCM, đoạn qua tỉnh Long An đang được tỉnh xúc tiến đầu tư...

Nhiều trục giao thông mang tính liên kết vùng của tỉnh đã được hình thành như tuyến ĐT 830, đường Vành đai TP.Tân An và cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây; trục động lực kết nối Tp.HCM – Long An – Tiền Giang; Cảng quốc tế Long An và trục hạ tầng giao thông – đô thị kết nối với Tp.HCM…

Cùng với đó, các tuyến đường quan trọng như ĐT 825, ĐT 823, ĐT 826B… cũng được Long An xây dựng hoàn thiện, tạo nên một hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh. Đây là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội, giúp Long An trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư những năm vừa qua.

Cũng tại Kỳ họp thứ 21, ngoài dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1(từ đường Kinh Dương Vương đến ranh tỉnh Long An) thì 3 dự án hạ tầng khác trên địa bàn Tp.HCM được phê duyệt chủ trương đầu tư trong giai đoạn 2025-2028.

Đó là dự án Nâng cấp đường trục Bắc - Nam (từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức Long Thành) với chiều dài khoảng 8,6 km, quy mô 10 làn xe với tổng kinh phí khoảng 9.894 tỷ đồng.

Nguồn ảnh: TT

Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22 (từ nút giao An Sương đến đường Vành đai 3) có chiều dài 8,03 km, 10 làn xe có tổng vốn đầu tư khoảng 10.424 tỷ đồng.

Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 (từ cầu Bình Triệu đến ranh giới tỉnh Bình Dương) có chiều dài tuyến khoảng 5,9 km, quy mô 10 làn xe với tổng mức đầu tư khoảng 20.900,85 tỷ đồng.

Trong kế hoạch phát triển của Long An từ nay đến năm 2030, tỉnh Long An xác định ưu tiên đầu tư 14 dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng và các trục động lực kinh tế. Có thể thấy, nhờ hệ thống hạ tầng phát triển, vấn đề giao thông liên vùng đã được giải quyết khá tốt. Ranh giới hành chính giữa các khu vực đang dần bị xóa nhoà. Từ đó, tác động đến bộ mặt đô thị và sự phát triển của thị trường bất động sản.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

23 tỉnh mới sau sáp nhập: Diện tích, dân số dự kiến sẽ thay đổi ra sao?

Được biết, số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu

Cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Chính thức: Chi tiết danh sách 34 tỉnh, thành phố mới vừa được thông qua

Cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Cả nước sẽ giảm số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh trên cả nước từ 63 xuống còn 34, trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương theo thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 11 khóa 13.

Sáp nhập tỉnh thành: Chuyên gia cảnh báo một việc nhà đầu tư không được làm, vì có thể lỗ 20% Điểm mặt những rủi ro khiến nhà đầu tư có thể "mất tiền to" nếu ào ào mua đất theo tin đồn sáp nhập tỉnh

UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

Trước những rủi ro suy giảm đáng kể, Ngân hàng UOB điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 xuống còn 6,0%, giảm 1 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó là 7,0% và thấp hơn so với mức tăng trưởng thực tế 7,09% trong năm 2024.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Vượt lên nguy cơ thuế quan, Việt Nam tiếp tục hấp dẫn vốn FDI

Theo ông David Jackson, Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam, vượt lên những nguy cơ từ thuế quan của Mỹ, Việt Nam vẫn giữ vững vị thế là điểm đến thu hút đầu tư FDI hấp dẫn trong khu vực.

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI FDI - mảnh ghép chiến lược trong tăng trưởng của VPBank

Thủ tướng: Giải quyết tối đa, thỏa đáng các vấn đề thương mại mà Hoa Kỳ quan tâm, nhất là xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế quan, sở hữu trí tuệ

Thủ tướng yêu cầu trong ngày mai, thành lập đoàn đàm phán với phía Hoa Kỳ do Bộ trưởng Công Thương làm trưởng đoàn, xây dựng kịch bản, phương án phù hợp, tinh thần là bảo đảm tối đa lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Sự thật về việc Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ? Nóng: Thuế quan đối ứng của Mỹ với hơn 80 nền kinh tế chính thức có hiệu lực

Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh do căng thẳng Mỹ-Trung

Phiên 10/4, giá dầu giảm hơn 2 USD/thùng, xóa bỏ đà tăng của phiên trước đó, khi các nhà đầu tư đánh giá lại việc tạm dừng áp thuế quan diện rộng của Mỹ và chú ý đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm Chiều 8/4, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi chạm đáy gần 4 năm