CPI tháng 4/2024 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước

Giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm CPI tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 1,19% so với tháng 12/2023 và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
CPI tháng 4/2024 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước

Theo số liệu Tổng cục Thống kê, tháng 4/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,07% so với tháng trước (khu vực thành thị tăng 0,07%; khu vực nông thôn tăng 0,08%).

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 8 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; 3 nhóm hàng giảm giá.

Tổng cục Thống kê cho biết, CPI tháng 4/2024 tăng so với tháng trước chủ yếu do giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới.

Theo đó, chỉ số giá nhóm giao thông tháng 4/2024 tăng 1,95% so với tháng trước làm CPI chung tăng 0,19 điểm phần trăm, phần lớn do giá xăng trong nước tăng 4,78% tác động làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần trăm; giá dầu diezen tăng 2,01% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng.

Ngoài ra, phí học bằng lái xe tăng 0,26%; giá dịch vụ bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0,47%; dịch vụ trông giữ xe tăng 1,09% do nhu cầu cao. Đồng thời, giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 10,42%; đường thủy tăng 0,06%; đường bộ tăng 0,13%; xe buýt tăng 0,21% và taxi tăng 0,56% do giá xăng dầu tăng.

Kế đến, chỉ số giá thuốc và dịch vụ y tế tháng 4/2024 tăng 0,92% so với tháng trước. Trong đó, giá nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm tăng 0,19%; nhóm thuốc chống dị ứng và các trường hợp quá mẫn cảm tăng 0,13%; nhóm thuốc tim mạch và một số mặt hàng khác tăng 0,07%.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,27% so với tháng trước, chủ yếu do tăng giá các mặt hàng đồ dùng cá nhân (tăng 0,6%). Trong khi nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 4/2024 tăng 0,21% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,04 điểm phần trăm chủ yếu do giá điện sinh hoạt tăng, giá dầu hỏa tăng, giá thuê nhà và giá vật liệu bảo dưỡng nhà đều tăng.

Chỉ số các nhóm may mặc, giày dép, mũ nón; thiết bị và đồ dùng gia đình; đồ uống và thuốc lá; văn hóa, giải trí và du lịch cũng tăng lần lượt 0,12%; 0,11%; 0,09% và 0,03%.

cpi.png

Ngược lại, trong 3 nhóm hàng hóa, dịch vụ giảm giá thì chỉ số giá nhóm giáo dục tháng 4/2024 giảm mạnh nhất - giảm 2,93% so với tháng trước, góp phần giảm CPI chung 0,18 điểm phần trăm, trong đó dịch vụ giáo dục giảm 3,32%.

Nguyên nhân chủ yếu do ngày 31/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ, trong đó yêu cầu các địa phương giữ ổn định mức thu học phí từ năm học 2023-2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm mon, giáo dục phổ thông công lập, theo đó một số trường học đã điều chỉnh giảm mức học phí sau khi đã thu theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 4/2024 cũng giảm 0,13% so với tháng trước, tác động làm CPI chung giảm 0,04 điểm phần trăm. Trong đó, chỉ số giá nhóm lương thực giảm 0,63%, góp phần giảm 0,02 điểm phần trăm; nhóm thực phẩm giảm 0,18%, góp phần giảm 0,04 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,21%, tác động tăng 0,02 điểm phần trăm.

Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông tháng 4/2024 giảm 0,17% so với tháng trước do các doanh nghiệp thực hiện chương trình khuyến mại giảm giá đối với một số loại điện thoại di động mẫu mã cũ.

So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 4/2024 tăng 4,4%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 10 nhóm tăng giá và 1 nhóm giảm giá. Còn so với tháng 12/2023, CPI tháng 4/2024 tăng 1,19%, trong đó có 9 nhóm hàng tăng giá và 2 nhóm giảm giá.

Bình quân 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,93% so với cùng kỳ năm 2023.

Lạm phát cơ bản tháng 4/2024 tăng 0,17% so với tháng trước và tăng 2,79% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 4 tháng đầu năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,81% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,93%), chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết luận nội dung phiên họp - Ảnh: Media Quốc hội

Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung tại kỳ họp thứ 7

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 20/5 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung, trong đó, có 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 15 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.

Ảnh minh họa

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng gần 24% trong 4 tháng đầu năm

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, đồ nội thất bằng gỗ là một trong những nhóm hàng xuất khẩu quan trọng, góp phần thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng khả quan. Nhu cầu tại các thị trường chính đã được cải thiện là động lực thúc đẩy ngành hàng này tăng trưởng trong thời gian tới.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Chat với BizLIVE