Thị trường đã giậm chân tại chỗ trong 2 tuần liên tiếp

Sau 10 phiên giao dịch, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa thể hiện được sự rõ ràng về xu hướng. Gần như, thành quả tăng điểm của tuần trước đã bị triệt tiêu hết trong tuần này.

Thị trường đã giậm chân tại chỗ trong 2 tuần liên tiếp

Định vị thị trường

Sự kiện FED hạ lãi suất thêm 0,25% trong đêm qua không tạo ra những tác động rõ ràng trong vận động của các chỉ số chứng khoán châu Á. NIKKEI 225 (+0,3%), TWSE (+0,62%) đã trái chiều với KOSPI (-0,14%), SHCMP (-0,53%), NIFTY 50 (-0,11%).

Chỉ số VN-Index vẫn đang trong giai đoạn không có sự hỗ trợ từ các cổ phiếu Bluechips. Thậm chí, nhiều mã còn tiếp tục gây khó khăn và tạo sức ép khiến VN-Index một lần nữa đóng cửa ngay dưới MA200. Thành tích của thị trường trong 2 tuần trở lại đây đã triệt tiêu lẫn nhau khiến xu hướng vẫn chưa thể rõ ràng.

Chất xúc tác

Đợt hạ lãi suất mới của FED đã tác động tới chỉ số DXY làm hạ nhiệt về gần 104,5 điểm. Giá bán USD trên thị trường tự do đã giảm xuống 25.800 VND trong khi tỷ giá trung tâm đã giảm 5 đồng xuống mức 24.278 VND/USD.

Tần suất bơm ròng của Ngân hàng Nhà nước do đó cũng xuất hiện nhiều hơn. Trong ngày hôm qua, NHNN bơm ròng 11.700 tỷ đồng ra thị trường qua kênh thị trường mở. Trạng thái có 82.999,91 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố, có 77.100 tỷ đồng tín phiếu lưu hành trên thị trường. Đồng thời, lãi suất liên ngân hàng đã được đưa vê quanh 4,5% ở các kỳ hạn.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán tiếp tục chưa thể lấy lại sự sôi động. Khớp lệnh của HOSE có phiên thứ 4 liên tiếp ở dưới mức bình quân 20 phiên dù tăng nhẹ hơn 7% so với phiên hôm qua.

Thị trường đã giậm chân tại chỗ trong 2 tuần liên tiếp
Khối ngoại bán ròng mạnh nhất trong vòng 6 phiên trở lại.
Quảng cáo

Cùng với đó, áp lực bán ròng của khối ngoại lại tăng vọt lên trên 1.100 tỷ đồng với hàng loạt mã bị bán ròng như CMG (-178 tỷ đồng), VHM (-159 tỷ đồng), MSN (-132 tỷ đồng), MWG (-82 tỷ đồng), STB (-80 tỷ đồng), VPB (-59,4 tỷ đồng), VCB (-56,2 tỷ đồng), TCB (-50,5 tỷ đồng) bị bán ra.

Vận động thị trường

Quy mô bán ròng của khối ngoại là lớn nhất trong vòng 6 phiên trở lại đây và lại tập trung hầu hết vào các cổ phiếu lớn. Điều này dẫn đến gánh nặng lên các cổ phiếu Bluechips. Kết quả, VHM (-3,4%), MSN (-1,36%), MWG (-0,61%), VCB (-1,07%), VPB (-1,02%), STB (-0,28%), TCB (-1,05%) đều giảm giá trong đó VCB và VHM là những mã gây nhiều áp lực nhất lên chỉ số.

Thị trường không hoàn toàn có sự phản ứng tiêu cực hay xuất hiện tình trạng bán tháo ở các cổ phiếu. Chỉ một vài mã chịu áp lực như DXG (-3,25%), PC1 (-2,73%).

Ngay cả nhóm cổ phiếu Khu Công nghiệp cũng không xuất hiện việc bán tháo sau khi cổ phiếu của phiên bùng nổ về tài khoản nhà đầu tư trong chiều nay. Các mã VGC (+0,6%), KBC (0%), SIP (+2,3%), SZC (+2,8%) vân có dấu hiệu có thêm cầu vào.

Hay như các trường hợp cá biệt của VTP (+6,46%), HVN (+6,67%), CTR (+2,42%), PTB (+3,62%) cũng vẫn giữ kết quả giao dịch tích cực tới hết phiên.

Vấn đề của thị trường là nhà đầu tư vẫn chờ những sự xác nhận rõ ràng và cụ thể hơn từ dòng tiền. Sau 2 tuần giao dịch, VN-Index gần như đang "giậm chân" tại chỗ khi thành tích tăng điểm của tuần trước đã bị triệt tiêu hết trong tuần này.

Chốt phiên, VN-Index giảm 7,19 điểm xuống 1.252,56 điểm (+0,57%). Tổng giá trị giao dịch toàn sàn đạt 555,5 triệu đơn vị, tương đương 13.911 tỷ đồng.

Còn HNX-Index và UPCoM-Index cùng giảm điểm nhẹ, lần lượt mất 0,27% và 0,18%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 1.900 tỷ đồng trong đó cổ phiếu SHS xuất hiện giao dịch thỏa thuận 335 tỷ đồng tại mức giá trần (15.600 đồng/cổ phiếu).

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Midcap và Penny vụt sáng, thị trường có sóng "ngầm"?

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa đi qua một tuần giao dịch nhiều sự kiện. Hiện tượng dòng tiền phân bổ sang các cổ phiếu Midcap và Penny đã được ghi nhận tạo ra những tín hiệu mới cần lưu ý cho nhà đầu tư.

Thị trường xuất hiện sóng Midcap và Penny Vietcap xử lý giao dịch chậm thanh toán của nhà đầu tư Hà Lan theo quy định của Thông tư 68

Ngành bất động sản cho thấy dấu hiệu thoát đáy, lựa chọn cổ phiếu nào đón đầu "làn sóng"?

Maybank dự báo ngành bất động sản có triển vọng khả quan cho năm 2025 nhờ yếu tố vĩ mô bền vững, môi trường lãi suất thuận lợi và chi tiêu hạ tầng tăng trưởng và nguồn cung cải thiện nhờ các quy định được nới lỏng.

Động lực giúp cổ phiếu Dầu khí tạo điểm nhấn trong bối cảnh thị trường ảm đạm Quỹ ngoại Singapore muốn tăng sở hữu tại REE lên gần 45% sau khi chi gần 2.000 tỷ mua cổ phiếu

Giám đốc Phân tích VinaCapital: "2025 sẽ là một năm đầy biến động với thị trường chứng khoán"

Vinacapital kỳ vọng dòng tiền nước ngoài sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm tới phần lớn nhờ vào tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết và định giá hấp dẫn.

VinaCapital dự báo GDP tăng trưởng 6,5%, khối ngoại sẽ trở lại mua ròng bởi 3 lý do Thị trường chứng khoán khó khăn, một quỹ mở của VinaCapital vẫn đạt hiệu suất 32% sau 11 tháng

DNSE tiếp tục được vinh danh Top 10 sản phẩm - dịch vụ công nghệ Tin dùng

Tại Lễ công bố và vinh danh sản phẩm - dịch vụ Tin dùng diễn ra chiều 20/12/2024 tại Hà Nội, Chứng khoán DNSE lần thứ hai liên tiếp được vinh danh trong Top 10 sản phẩm - dịch vụ Tin dùng Việt Nam lĩnh vực công nghệ.

DNSE được vinh danh thành viên tiêu biểu về giao dịch chứng khoán phái sinh Chủ tịch DNSE Nguyễn Hoàng Giang: “DNSE Aquaman Vietnam sẽ là sân chơi biểu tượng của bộ môn bơi – chạy”

Chứng khoán châu Á phần lớn giảm điểm phiên 20/12

Dữ liệu cho thấy tăng trưởng của kinh tế Mỹ và chi tiêu tiêu dùng vượt dự báo cũng không thể xoa dịu những lo ngại rằng Fed sẽ giữ chi phí đi vay ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.

Đà giảm điểm chi phối các TTCK châu Á trước thềm cuộc họp của Fed Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12

Thị trường xuất hiện sóng Midcap và Penny

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cùng có tuần tăng điểm, trái ngược với tuần giảm thứ 2 liên tiếp của VN-Index. Những vận động mới đã giúp cho bức tranh thị trường sinh động hơn sau chuỗi phiên giao dịch ảm đạm.

Động lực giúp cổ phiếu Dầu khí tạo điểm nhấn trong bối cảnh thị trường ảm đạm Thử thách xuất hiện sau chuỗi 9 phiên thị trường đi ngang