Chuyên gia dự báo ảnh hưởng với kinh tế Việt Nam khi ông Trump đắc cử

Sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ thị trường tài chính thế giới biến động mạnh mẽ. Tại Việt Nam, chuyên gia tài chính, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận định rằng đây sẽ là một chất xúc tác cho sự phát triển của nền kinh tế.

Chuyên gia dự báo ảnh hưởng với kinh tế Việt Nam khi ông Trump đắc cử
Chuyên gia tài chính - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh

Ông đánh giá như thế nào về tác động của việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng đối với kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng?

Tổng thống Donald Trump trúng cử là một chất xúc tác cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, tất nhiên là cả mặt tích cực và tiêu cực, nhưng mặt tích cực thì nhiều hơn.

Ông Donald Trump là nhà kinh doanh và ông ấy chú ý vào việc tăng trưởng và phát triển kinh tế, cũng như dùng các biện pháp kinh tế để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Vì thế việc phát triển kinh tế sẽ là ưu tiên hàng đầu, điều này chúng ta cũng thấy từ nhiệm kỳ trước. Trên cơ sở như vậy, giao thương quốc tế cũng sẽ được đẩy lên 1 mức mới, các hoạt động của nền kinh tế cũng sẽ có những tiến triển tốt hơn.

Tất nhiên theo như các tuyên bố của ông trong nhiệm kỳ trước thì ông áp thuế đối với nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ tương đối cao, khoảng 10% đối với tất cả hàng hóa, như vậy có nghĩa là việc miễn giảm thuế đối với các nước đang và chậm phát triển sẽ gặp khó khăn. Chúng ta là 1 trong những đối tác xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ cũng sẽ gặp khó khăn.

Thứ hai, ông Trump có thể áp thuế rất cao đối với 1 số nước như Trung Quốc, Mexico…như ông tuyên bố, như vậy các hàng hóa của các nước đó sẽ khó có thể vào được Mỹ, cái đó sẽ gây ra việc chuyển hướng thương mại. Đó là những cái khó khăn nhưng đối với nền kinh tế Việt Nam thì thuận lợi sẽ nhiều hơn.

Những mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu tương đồng với chúng ta bị đánh thuế cao thì các mặt hàng của chúng ta sẽ được thay thế… như vậy về 1 phương diện nào đó thì tôi cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển tốt hơn.

Theo ông, ngành kinh tế nào của Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất?

Ngành được hưởng lợi nhiều nhất có lẽ là các ngành liên quan đến xuất khẩu may mặc, giầy dép và đặc biệt là ngành công nghiệp bán dẫn điện tử. Hiện nay trên thị trường Mỹ thì hàng hóa của Trung Quốc rất mạnh nhưng nếu họ bị đánh thuế cao đến 40% thì hàng hóa của chúng ta sẽ có sức cạnh tranh rất lớn và có khả năng thay thế các mặt hàng đó của Trung Quốc.

Liệu đồng USD có thể sẽ trở nên mạnh hơn không khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thưa ông?

Quảng cáo

Đồng USD sẽ mạnh hơn là điều đương nhiên. Kinh tế nước Mỹ phát triển tốt hơn, cổ phiếu tăng thì không có lý do gì đồng USD không tăng.

Đồng USD tăng sẽ gây áp lực đến nền kinh tế của chúng ta nhưng nó sẽ bị triệt tiêu đi nhiều khi Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (Fed) vẫn đang tiếp tục tiến trình giảm lãi suất để đưa lãi suất về khoảng 3,25%.

Trong bối cảnh bầu cử Tổng thống Mỹ vừa kết thúc, Fed ngay lập tức quyết định hạ lãi suất lần thứ 2 trong năm nay ở mức 0,25%, ông đánh giá thế nào về động thái này?

Điều này cũng nằm trong dự báo. Việc ông Donald Trump đắc cử cũng là một trong những lý do tác động đến kế hoạch điều chỉnh lãi suất của Fed, do các chính sách nâng thuế nhập khẩu và giảm thuế trong nước của ông Trump được dự báo sẽ kéo lạm phát tăng trở lại.

Thậm chí từ nay đến tháng 12, Fed có thể sẽ tiếp tục giảm lãi suất thêm một lần nữa.

Theo ông, lãi suất VND và tỷ giá USD/VND sẽ chịu tác động như thế nào trong bối cảnh trên?

Rõ ràng khi đồng USD mạnh lên nhưng lãi suất giảm thì mức tăng giá đồng USD sẽ yếu đi như vậy biến động về tỷ giá VND/USD nó sẽ không quá căng thẳng.

Thời gian qua, khi tỷ giá VND/USD tăng mạnh, NHNN đã phát hành tín phiếu hút bớt lượng thanh khoản dư thừa ra khỏi thị trường nhằm giảm áp lực tỷ giá, cho nên nếu trong tương lai áp lực tỷ giá gia tăng thì nhà điều hành cũng sẽ có động thái can thiệp nhằm ổn định thị trường.

Về lãi suất, hiện nay, lạm phát của Việt Nam được kiểm soát ở mức 3,6-3,7% và Fed cũng đã giảm lãi suất và mặt bằng lãi suất chung của thế giới đang đi xuống thì không có lý do gì lãi suất huy động tăng cao, song cũng khó có thể giảm thêm.

Như vậy chúng ta có cơ hội giữ lãi suất ổn định như hiện nay, hoặc nếu có tăng thì cũng ko đáng kể trong năm 2025.

Cảm ơn ông đã chia sẻ!

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Những nhân tố nội đang khuấy động ngành Chứng khoán

Cuộc cạnh tranh trong ngành Chứng khoán vẫn đang diễn ra quyết liệt và hấp dẫn với nhiều doanh nghiệp nội tăng trưởng thần tốc chỉ sau một thời gian ngắn được sang tên đổi chủ.

"Gỡ được nút thắt Pre-funding là điều kiện mấu chốt để FTSE nâng hạng cho Việt Nam" Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi: Thúc đẩy sự phát triển với mục tiêu nâng hạng lên thị trường mới nổi

Thị trường "tươi mới" hơn ở phiên thứ 6 khối ngoại mua ròng

Nhà đầu tư nước ngoài đang có chuỗi 6 phiên liên tiếp giải ngân vào thị trường. Nhưng phải đến hôm nay, thị trường mới cho thấy sự hứng khởi trong tâm lý giao dịch, qua đó khép lại tuần tăng điểm thứ 2 của VN-Index.

Chứng khoán TCBS muốn triển khai phát hành riêng lẻ gần 1.400 tỷ đồng Thị trường vẫn nhạt nhòa dù có sắc xanh