Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu nói về làn sóng đầu tư mới sắp đến Việt Nam

Ông Alain Cany cho rằng, nhà đầu tư Đài Loan đã có sự hiện diện rất mạnh mẽ tại Việt Nam nhưng trong thời gian tới sẽ có làn sóng dâng cao hơn nữa; Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng cho điều này.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hôm nay (25/10), Ngân hàng HSBC Việt Nam tổ chức hội thảo “Triển vọng thị trường - Việt Nam, hiện tại, tương lai và triển vọng mai sau”.

Bên lề hội thảo, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam – ông Alain Cany đã đưa ra nhiều nhận xét về môi trường đầu tư Việt Nam, cũng như đưa ra nhiều khuyến nghị rất trực diện và thẳng thắn với Chính phủ Việt Nam về hướng cải thiện môi trường đầu tư nhằm đón làn sóng đầu tư nước ngoài mới sắp đến.

Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Alain Cany bên lề cuộc hội thảo này.

"Trong suy nghĩ của nhà đầu tư, Việt Nam đã thay đổi rất nhiều"

Ông nhận định ra sao về triển vọng của Việt Nam trong ngắn hạn?

Ông Alain Cany: Theo tôi khoảng thời gian cuối năm nay và đầu năm sau sẽ vô cùng khó khăn đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam. Bối cảnh của toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến cả FDI và xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh hưởng của các yếu tố căng thẳng toàn cầu không chỉ lên hoạt động vận tải mà cả trong lĩnh vực năng lượng.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ đang chịu ảnh hưởng nặng nề hơn cả các doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề hơn doanh nghiệp nước ngoài. Điều này sẽ ảnh hưởng cả đến thị trường lao động bởi khi mà doanh nghiệp không kiếm được lợi nhuận, họ sẽ khó mà muốn tuyển dụng lao động.

Năm 2023 sẽ có nhiều thách thức hơn năm 2022 bởi có quá nhiều yếu tố bất ổn toàn cầu. Tuy nhiên, Việt Nam đang trở nên ngày một hấp dẫn đối với đầu tư FDI nước ngoài trong khi đây là một trong những trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Trong suy nghĩ của nhà đầu tư, Việt Nam đã thay đổi rất nhiều, Việt Nam giờ đây không còn là đất nước của nguồn lao động rẻ mà còn là đất nước của sự bền vững trong tăng trưởng. Như chúng ta đã nói đến trong buổi sáng ngày hôm nay, tôi nghĩ kinh tế Việt Nam sẽ trở thành kinh tế có nền quy mô khá, tầng lớp trung lưu tăng trưởng nhanh, nắm giữ vị thế quan trọng trong ASEAN và trên thế giới.

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài coi Việt Nam giờ đây như nơi mang đến cơ hội đầu tư dài hạn, đầu tư chất lượng hơn. Quan điểm đó có thể minh chứng bằng việc gần đây có rất nhiều các khoản đầu tư lớn đến từ châu Âu. Lego mới đây đã đầu tư xây dựng nhà máy không phát thải các bon tại Việt Nam. Không chỉ đồ chơi, nhiều doanh nghiệp châu Âu cũng đang đầu tư vào lĩnh vực dược phẩm, y tế tại Việt Nam, cũng bởi họ ấn tượng với cam kết của chính phủ Việt Nam về việc xây dựng một nền kinh tế sạch hơn, xu thế này sẽ giúp mang đến đầu tư mới, công nghệ mới.

Việt Nam có thể có một số thách thức trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn triển vọng của Việt Nam vẫn tốt.

"Điểm yếu của Việt Nam chính là hạ tầng"

Vậy ông có đề xuất chính sách gì cho chính phủ Việt Nam?

Chúng tôi đang làm việc rất chặt chẽ với chính phủ để phát triển theo hướng tăng cường phát triển kinh tế xanh. Việt Nam cần cải thiện điều gì? Theo tôi trước tiên Việt Nam thực sự cần cải thiện về cơ sở hạ tầng và hoạt động vận chuyển.

FDI Việt Nam đang phát triển dựa trên chiến lược Trung Quốc cộng một của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam sẽ thuộc nhóm 5 địa điểm sản xuất hàng đầu thế giới. Ví dụ như một doanh nghiệp đa quốc gia hàng đầu thế giới có thể có 2, 3 nhà máy tại châu Á, 2 hoặc 3 nhà máy tại châu Âu và cũng có thể sẽ là 2 hoặc 3 nhà máy tại Mỹ, tóm lại sẽ có ba khu vực sản xuất lớn của thế giới và Việt Nam sẽ thuộc nhóm này.

Trong tương lai, nhà đầu tư sẽ không chỉ quan tâm đến Trung Quốc. Đại dịch COVID-19 đã khiến cho chúng ta mở mắt ra. Thực sự đã đến lúc cần phải đa dạng nguồn cung hàng hóa, địa điểm sản xuất. Tất nhiên chúng tôi sẽ không đưa mọi hoạt động về chính quốc, thế nhưng chúng tôi sẽ lựa chọn từ 6 đến 10 địa điểm trên khắp thế giới để có thể tổ chức hoạt động sản xuất quy mô lớn, chính vì vậy khi mà ngay khi mà có vấn đề ở nơi nào đó, ví như đại dịch COVID-19, ngay lập tức có thể huy động nguồn cung đến từ nơi khác.

Trung Quốc đã mở lại dây chuyền sản xuất nhưng chúng tôi vẫn cần khoảng 3 đến 4 địa điểm sản xuất. Việt Nam có vị thế rất tốt để đón nhận các dòng vốn này và triển vọng trong thời gian còn lại của năm cũng như năm sau đều sáng sủa.

Ông Alain Cany - Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam
Ông Alain Cany - Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam

Ví dụ như cá nhân tôi dự báo làn sóng đầu tư tiếp theo vào Việt Nam sẽ đến từ Đài Loan, Việt Nam hiện cũng đã hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu tư từ Đài Loan từ 5 - 10 năm trước, tuy nhiên tôi tin rằng làn sóng Đài Loan sẽ dâng cao hơn nữa bởi sẽ thêm nhiều nhà đầu tư rời khỏi Trung Quốc.

Chính vì dự báo tích cực trên nên Việt Nam thực sự cần chú ý đến cơ sở hạ tầng, điểm yếu của Việt Nam chính là hạ tầng, hoạt động vận chuyển, Việt Nam thực sự đi sau nhiều nước trong khu vực. Chính phủ cần tận dụng lợi thế khi mà xuất khẩu chững lại, đã đến lúc tranh thủ thời gian để đầu tư và phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng.

Đồng thời tôi cũng tin rằng Thủ tướng muốn phát triển hơn nữa kinh tế số. Sự dịch chuyển xanh là hoàn toàn cần thiết, tuy nhiên bên cạnh đó, chúng ta cần có sự cải thiện về hoạt động vận tải để có thể trở thành một điểm sáng lớn trong chuỗi cung ứng của thế giới. Chúng ta cần có hệ thống vận tải vận hành tốt sẵn sàng để đón nhà đầu tư, hiện tại Việt Nam đang rất yếu ở điểm này. Thực sự là có rất nhiều điều cần phải cải thiện, cả ở miền Bắc, miền Trung và cả miền Nam Việt Nam.

Ông đánh giá ra sao về nỗ lực của Chính phủ trong việc tăng cường sự vững mạnh cho nền kinh tế?

Vai trò của Chính phủ vô cùng quan trọng bởi họ lập ra chính sách, quy định và tôi tin rằng điều này đã thay đổi chóng mặt. Điều này lý giải cho việc tại sao FDI vào Việt Nam đang tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều việc phải làm. Tuy nhiên khi mà quy định đã phù hợp, sự áp dụng quy định luật ở mức độ từng địa phương vẫn là điểm nghẽn của nhà đầu tư nước ngoài.

Sự diễn giải luật ở cấp độ địa phương khác so với ở cấp độ trung ương. Nhiều khi chúng tôi gặp trường hợp mà người ta nói: “Ồ luật này có nghĩa là như thế này, luật kia có nghĩa là như thế kia”, và nó khác với cái mà chúng tôi hiểu hoặc từng được diễn giải trước đó. Những vấn đề kiểu như thế này tạo ra không ít khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài.

Chính phủ cần làm cho luật trở nên dễ hiểu và thống nhất hơn, Chính phủ sẽ có thể ngăn được nhiều sự sai lầm ở các cấp khác nhau vì khi có quy định thật rõ ràng, đơn giản là chỉ làm theo luật thì sẽ không có sự diễn giải nào khác thường.

Trên phương diện này, Việt Nam thực sự cần phải vô cùng cố gắng. Bởi nếu so sánh Việt Nam với Indonesia, nếu chúng ta so sánh với Singapore, Việt Nam tụt lại phía sau khá nhiều. Tất nhiên, Việt Nam không thể trở thành giống Singapore sau một đêm thế nhưng thực sự cần đi theo hướng cải thiện.

Và song song với đó, nếu Việt Nam hướng đến quá trình số hóa, xanh hóa cách thức làm kinh tế, chắc chắn Việt Nam làm tốt các mục tiêu trên sẽ trở thành nền kinh tế có môi trường đầu tư vô cùng tốt. Phòng Thương mại châu Âu đã có các cuộc đối thoại rất hiệu quả với chính phủ ở khắp các cấp.

Cũng phải nói rằng ở bất kỳ nơi nào cũng sẽ có những khó khăn, ngay cả tại châu Âu, có những khi chúng tôi phải mất đến 30 năm để chính sách có thể trở thành sự thật, chúng tôi cũng đã từng có vô vàn sai lầm. Chính vì vậy chúng tôi đưa ra những khuyến nghị là để Việt Nam tránh mắc lại những sai lầm như vậy và cùng hợp tác với nhau. Chúng tôi mong Việt Nam hành động thật nhanh, quyết đoán để tránh những vấp ngã mà chúng tôi từng gặp phải.

Và đồng thời tôi cũng nghĩ rằng doanh nghiệp Việt Nam cần phải có thêm sự hỗ trợ bởi họ phải cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp nước ngoài, chính vì vậy việc hỗ trợ cho họ có sự chuẩn bị là cần thiết trước khi họ thực sự phải trực tiếp cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài.

Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thực sự đang cần đến những thay đổi về chất bởi nhu cầu của các thị trường xuất khẩu thế giới ngày một khắt khe hơn, thế hệ GenZ có sở thích tiêu dùng khác rất nhiều so với các thế hệ chúng ta trước đây. Nếu Việt Nam cố gắng, Việt Nam có thể trở thành “nhà vô địch”, nếu chúng ta cùng nhau cố gắng, chúng ta đều có thể cùng nhau thành “nhà vô địch”.

Cám ơn ông về những chia sẻ.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Chat với BizLIVE