Các nền kinh tế lớn nhất EU kiên quyết áp thuế doanh nghiệp tối thiểu

Các bộ trưởng tài chính của Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha và Hà Lan cho biết sẽ vẫn áp mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu vào năm tới như cam kết.

Giới chức 5 nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẽ áp mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu vào năm 2023 ngay cả khi Hungary tiếp tục phản đối đề xuất này.

Trong tuyên bố chung đưa ra ngày 9/9 bên lề cuộc họp với các đối tác của EU ở Prague (Cộng hòa Séc), các bộ trưởng tài chính của Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha và Hà Lan cho biết sẽ vẫn áp mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu vào năm tới như cam kết, nếu EU không đạt được sự nhất trí trong những tuần tới.

Tuyên bố khẳng định 5 nước này sẵn sàng thực thi cam kết bằng "bất kỳ công cụ pháp lý nào."

Các quan chức Pháp trước đó đã đề cập khả năng cùng với Đức, Italy, Tây Ban Nha và Hà Lan xúc tiến 1 quy trình pháp lý tại EU cho phép yêu cầu sự hợp tác của ít nhất 10 quốc gia thành viên.

Các nước này cũng tính đến khả năng thông qua việc áp mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu tại nghị viện mỗi nước.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire tuyên bố: "Công bằng trong chính sách thuế là ưu tiên của EU," đồng thời khẳng định mức thuế doanh nghiệp tối thiểu sẽ được áp dụng vào năm tới trên toàn châu Âu hoặc ở từng quốc gia.

Quảng cáo

Tháng 6 vừa qua, Hungary đã ngăn chặn việc thông qua mức áp thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% trên toàn EU, với lý do đề xuất này có thể gây tổn hại cho nền kinh tế châu Âu.

Cải cách thuế doanh nghiệp toàn cầu do Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế ( OECD ) khởi xướng và đã được gần 140 quốc gia (tương đương 90% nền kinh tế toàn cầu) nhất trí vào năm ngoái.

Kế hoạch này được cho là có thể thúc đẩy các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19 .

Cải cách nhằm vào các công ty đa quốc gia lớn và tránh việc các nước áp dụng mức thuế thấp để thu hút doanh nghiệp. Cải cách được xây dựng dựa trên 2 trụ cột.

Trụ cột đầu tiên nhằm phân bổ lại 25% lợi nhuận của các công ty đa quốc gia lớn nhất thế giới để đảm bảo các công ty này trả phần thuế công bằng, bất kể vận hành và sinh lợi nhuận ở đâu.

Trụ cột thứ 2 nhằm mục đích thiết lập thuế suất doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15%, áp dụng đối với các công ty có thu nhập từ 750 triệu euro (870 triệu USD) trở lên.

Ước tính, mức thuế này sẽ giúp các chính phủ bổ sung khoảng 150 tỷ USD/năm thu nhập từ thuế.

Theo Vietnamplus Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025