Ý nghĩa của nội hàm "hợp tác Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc"

Chiều 14/12, tại cuộc họp báo thường kỳ, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả đã trả lời câu hỏi về nội hàm "hợp tác Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Đình Hòa
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Đình Hòa

Bà Phạm Thu Hằng cho biết, sau 15 năm từ khi xác lập quan hệ Đối tác Hợp tác toàn diện, quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam-Trung Quốc không ngừng được mở rộng và đi vào chiều sâu, hợp tác trên các lĩnh vực đạt nhiều tiến triển tích cực và toàn diện. Cả hai nước duy trì các hoạt động tiếp xúc, đối thoại ở các ngành các cấp, nhất là các chuyến thăm cấp cao.

Trong "Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm hơn nữa quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược", hai bên nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại.

Hai bên cũng nhất trí cho rằng, phát triển quan hệ hai nước cần tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế và chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế, kiên trì tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác cùng thắng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, kiên trì giải quyết các bất đồng thông qua biện pháp hòa bình.

Quảng cáo

Đây cũng là tương lai chung mà hai bên chia sẻ và hướng đến, phù hợp với lợi ích của hai nước, góp phần vào xu hướng hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực cũng như trên thế giới.

Bà Phạm Thu Hằng khẳng định: Các phương hướng hợp tác giữa hai Đảng, hai nước trong thời gian tới trên bình diện song phương và trong các vấn đề khu vực cũng như toàn cầu đã được nêu trong tuyên bố chung giữa hai nước.

Cũng tại họp báo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, hai bên đã ký kết rất nhiều văn kiện. Trong đó có hai văn bản hợp tác về đường sắt là bản ghi nhớ giữa Bộ Giao Thông Vận tải Việt Nam với Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia Trung Quốc về tăng cường hợp tác đường sắt Việt Nam - Trung Quốc.

Thứ hai là bản ghi nhớ giữa Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam với Tổng cục Hợp tác phát triển quốc tế Trung Quốc về tăng cường hợp tác viện trợ, phát triển đường sắt qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, hai bên đã nhất trí việc nghiên cứu thúc đẩy xây dựng đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và nghiên cứu về các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Đồng Đăng - Hà Nội - Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng "vào thời điểm phù hợp"...

Hai dự án này sẽ góp phần tăng cường vào hợp tác kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, một con đường" và sáng kiến "Vành đai và Con đường".

Theo Tạp chí Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia