Xuất khẩu "vàng đen" của Việt Nam sang một quốc gia châu Âu bất ngờ tăng hơn 21.000% chỉ trong nửa đầu năm

Đây là quốc gia tăng nhập khẩu loại khoáng sản của Việt Nam mạnh nhất trong nửa đầu năm 2023.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Xuất khẩu "vàng đen" của Việt Nam sang một quốc gia châu Âu bất ngờ tăng hơn 21.000% chỉ trong nửa đầu năm

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu than các loại của Việt Nam trong tháng 6 đạt 151.943 tấn với kim ngạch hơn 54,5 triệu USD, tăng 79,1% về lượng và tăng 39,3% về trị giá so với tháng 5/2023. Tính chung trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu than các loại mang về hơn 78,7 triệu USD với 209.946 tấn, giảm mạnh 69,9% về lượng và giảm 65,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Mặc dù giảm mạnh cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022 cùng với các thị trường chủ đạo đều ghi nhận sụt giảm, một quốc gia châu Âu bất ngờ trở thành điểm sáng của ngành than Việt. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu than các loại sang Hà Lan đạt 21.615 tấn với kim ngạch hơn 8,8 triệu USD, tăng 9.297% về lượng và tăng 21.900% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, là quốc gia tăng nhập khẩu mạnh nhất than của Việt Nam.

Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu than các loại sang Hà Lan chỉ chiếm chưa đến 1% cả về lượng lẫn kim ngạch trong tổng xuất khẩu của Việt Nam. Trong năm 2022, xuất khẩu than sang Hà Lan mang về hơn 4 triệu USD, như vậy kim ngạch trong nửa đầu năm đã gấp đôi so với kim ngạch trong cả năm 2022 cộng lại.

Tại Việt Nam, khoáng sản chiếm tỷ trọng cao trong công nghiệp, dùng làm nhiên liệu, năng lượng, công nghệ khí hóa, hóa lỏng… Theo báo cáo mới nhất, Việt Nam là một trong 5 nền kinh tế có mức tiêu thụ than đá cao nhất ở Đông Nam Á.

Theo Tổng cục Thống kê, trữ lượng than đá tại Việt Nam có khoảng 50 tỷ tấn. Quảng Ninh là mỏ than quan trọng bậc nhất tại Việt Nam. Các mỏ than tại đây bắt đầu được đưa vào khai thác từ năm 1839. Trữ lượng lên tới 8.7 tỉ tấn cùng vị trí sát biển thuận tiện cho việc vận chuyển than đến thị trường quốc tế đã giúp cho Quảng Ninh trở thành khu vực khai thác than hàng đầu cả nước.

Bộ Công Thương cho biết dự kiến khả năng huy động than tăng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 đạt từ 43-47 triệu tấn than thương phẩm/năm. Sau đó, giảm dần vào giai đoạn 2035-2045. Theo dự báo, nhu cầu than sẽ ngày càng tăng cao đến năm 2035 từ 94-127 triệu tấn/năm, chủ yếu do sự gia tăng nhu cầu cho sản xuất điện và các ngành kinh tế như xi măng, luyện kim, hóa chất, sau đó sẽ giảm dần còn từ 73-76 triệu tấn vào năm 2045.

Trong khi đó, than thương phẩm sản xuất trong nước chỉ duy trì khoảng 45-47 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2025-2035 và giảm dần còn 42-44 triệu tấn/năm vào 2045. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu than phục vụ sản xuất, dự kiến sẽ phải nhập khẩu khoảng 50-83 triệu tấn vào giai đoạn 2025-2035 và giảm dần còn khoảng 32-35 triệu tấn vào năm 2045.

Theo Nhịp sống thị trường

Đọc tiếp

Đây là năm có vốn FDI thực hiện cao nhất giai đoạn 2018-2023. (Ảnh: Int)

Vốn FDI thực hiện 11 tháng đạt 20,25 tỷ USD

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/11/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 28,85 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 20,25 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2018-2023.

Kim ngạch xuất khẩu tôm trong 10 tháng của năm 2023 giảm đến 24%

Xuất khẩu tôm đi Mỹ và Trung Quốc kỳ vọng khả quan 2 tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu tôm trong 10 tháng của năm 2023 giảm đến 24%. Dự kiến, nhu cầu tăng cao từ Mỹ và Trung Quốc trong 2 tháng cuối năm sẽ giúp xuất khẩu tôm sang 2 thị trường này vẫn tăng trưởng dương. Song, chưa thể giúp kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước lấy lại đà tăng trưởng dương trong năm nay, cho dù mức sụt giảm có phần thu hẹp lại so với các tháng trước đó.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng: Tính đến tháng 9/2023, tín dụng tiêu dùng của toàn hệ thống đạt khoảng 2.703 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,2% tổng dư nợ nền kinh tế.

Thu hồi nợ khó khăn, một số tổ chức tín dụng buộc phải cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng

Khách hàng cố tình không trả nợ, người trước khuyên người sau không trả nợ; các hội nhóm rủ nhau “bùng nợ” tràn lan trên mạng xã hội… làm cho hoạt động thu hồi nợ, đặc biệt là nợ tín dụng tiêu dùng của tổ chức tín dụng (TCTD) gặp rất nhiều khó khăn. Một số TCTD buộc phải chủ động cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng, tránh nợ xấu tiếp tục phát sinh.

Kế hoạch dự toán ngân sách năm 2023 và năm 2024, không còn nguồn nào để bố trí cho Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Tìm lời giải nguồn vốn để bố trí cho Dự án sân bay Long Thành

Theo Luật Đầu tư công, toàn bộ số vốn kế hoạch năm 2020, 2021 còn lại chưa giải ngân hết của Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã bị hủy dự toán. Kế hoạch dự toán ngân sách năm 2023 và năm 2024 cũng không còn nguồn nào dư ra để đáp ứng yêu cầu bố trí cho Dự án.

Sản xuất lúa gạo của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng xấu do thiếu nước.

Vựa lúa của Trung Quốc bị "nứt"

Thiên tai ở Trung Quốc đang gây lo ngại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng lương thực của nước này, từ đó tác động lây lan ra thị trường toàn cầu trong bối cảnh Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo non-basmati đẩy giá gạo thế giới vọt lên mức cao nhất 15 năm.
7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

Ước tính 7 tháng đầu năm xuất khẩu cá tra đạt gần 1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính đang có tín hiệu tích cực, kỳ vọng xuất khẩu cá tra có thể đạt 1,77 tỷ USD, giảm 27,45% so với năm 2022, giảm 230 triệu so với mục tiêu 2 tỷ USD.
Chat với BizLIVE