Vốn phát triển hạ tầng giao thông đến năm 2025 tăng gần 3 lần

Giai đoạn 2021-2025, tổng nguồn vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông khoảng 470.000 tỷ đồng.

Nguồn vốn tăng mạnh

Văn phòng Chính phủ có Thông báo ngày 2/12 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến lần thứ 3 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Theo đó, mục tiêu xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định là 1 trong 3 đột phá chiến lược, trong đó ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông...

Giai đoạn 2021-2025, Quốc hội, Chính phủ ưu tiên dành nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, bao gồm nguồn vốn đầu tư công Trung ương và địa phương, tăng thu tiết kiệm chi.

Cụ thể, tổng nguồn vốn bố trí từ năm 2021-2025 đạt khoảng 470.000 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với giai đoạn 2016-2020. Khối lượng công việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tương ứng cũng lớn gấp 3 lần so với giai đoạn trước.

Thông báo của Văn phòng Chính phủ đánh giá việc đẩy mạnh đầu tư công, trong đó có đầu tư các dự án hạ tầng giao thông góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia góp phần vào tăng trưởng kinh tế.

Khắc phục điểm yếu

Công tác chuẩn bị đầu tư cho các dự án giao thông là khâu yếu và triển khai rất chậm trong thời gian vừa qua. Về tổ chức thực hiện, Thủ tướng chỉ đạo khi lựa chọn dự án phải có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên vốn đầu tư hạ tầng trọng điểm, công trình có tính lan tỏa, động lực để phát triển kinh tế xã hội. Không đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt. Các Bộ, ngành, địa phương không khởi công công trình mới khi chưa hoàn thành các công trình còn dở dang, chậm tiến độ nhiều năm, trừ trường hợp cấp bách.

Công tác giải phóng mặt bằng khó khăn, phức tạp, là điểm nghẽn, nút thắt trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông thuộc danh mục chỉ đạo của Ban Chỉ đạo có khối lượng giải phóng mặt bằng rất lớn, đi qua nhiều địa phương... Do vậy, yêu cầu các địa phương phải huy động cả hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể xã hội, mặt trận Tổ quốc cùng vào cuộc.

Quảng cáo

Công tác đấu thầu phải bảo đảm công khai, minh bạch, lựa chọn được nhà thầu có kinh nghiệm, có năng lực. Không chia nhỏ gói thầu, thông thầu, chuyển nhượng thầu sai quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác đấu thầu, thực hiện đầu tư.

a220221205144342.jpg?rt=20221205144348 Nhiều dự án cao tốc đường bộ được yêu cầu đưa vào khai thác trong năm 2022. Ảnh minh hoạ

Tại Thông báo, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể đến từng cơ quan liên quan. Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT bảo đảm hoàn thành, đưa vào khai thác đoạn Cam Lộ - La Sơn và thông xe kỹ thuật các đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây trong năm 2022. Bộ cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, Ban quản lý dự án, nhà thầu vi phạm tiến độ, không thực hiện đúng cam kết.

Khởi công đồng loạt 12 dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 trước ngày 31/12. Cần xác định quy mô gói thầu phù hợp, không chia nhỏ gói thầu, lựa chọn các nhà thầu đủ năng lực để triển khai đáp ứng tiến độ, chất lượng. Bộ GTVT phải quyết liệt rà soát năng lực của các Ban quản lý dự án. Cần điều chuyển, thay thế ngay lãnh đạo khi không hoàn thành nhiệm vụ, tiến độ công việc được giao.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn cho các dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và hoàn thiện thủ tục giao vốn đối ứng cho cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Cần đẩy nhanh tiến độ thẩm định chủ trương đầu tư dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất - Gò Quao - Vĩnh Thuận và điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án đường sắt đô thị của TP.HCM và Hà Nội.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp cùng Bộ GTVT, Bộ Xây dựng và các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long giải quyết các vướng mắc về nguồn vật liệu cát đắp cho các dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12. Cần hướng dẫn các địa phương trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thủ tục khai thác mỏ vật liệu, bãi đổ thải.

Bộ Tài chính rà soát thủ tục về vốn vay ODA cho dự án đường sắt đô thị Hà Nội, TP.HCM và cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Bộ Xây dựng đôn đốc các địa phương công bố giá, chỉ số giá vật liệu xây dựng hàng tháng sát với biến động của thị trường. Tháo gỡ khó khăn về quản lý dự án, quản lý chi phí, định mức xây dựng, hợp đồng xây dựng, thực hiện vai trò của Hội đồng kiểm tra Nhà nước về nghiệm thu với các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia.

Các địa phương công bố kịp thời giá, chỉ số giá vật liệu xây dựng hàng tháng, sát với biến động của thị trường.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia