VNDirect: GDP cả năm 2024 dự báo đạt 6,3%

VNDirect kỳ vọng GDP của Việt Nam sẽ cải thiện tốc độ tăng trưởng lên 6,3% vào năm 2024 nhờ hoạt động sản xuất và xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ hơn; nhu cầu tiêu dùng trong nước cải thiện; sự phục hồi của thị trường bất động sản và sự phục hồi của đầu tư tư nhân.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VNDirect: GDP cả năm 2024 dự báo đạt 6,3%

GDP cả năm 2023 có thể đạt 5%

Trong báo cáo mới phát hành, chuyên gia của VNDirect dự báo GDP của Việt Nam có thể tăng 7% trong quý IV/2023, qua đó nâng tốc độ tăng trưởng cả năm lên 5%.

Những yếu tố hỗ trợ chính sẽ đến từ chính sách tài khóa mở rộng; lãi suất cho vay thấp hơn, có thể giúp phục hồi lĩnh vực đầu tư tư nhân và tiêu dùng trong nước; đẩy nhanh quá trình phục hồi của khu vực sản xuất nhờ đơn hàng xuất khẩu tăng trong bối cảnh hàng tồn kho giảm và áp lực lạm phát giảm bớt ở các thị trường phát triển; và cơ sở so sánh thấp của cùng kỳ năm 2022 (GDP của Việt Nam chỉ tăng trưởng 5,9% trong quý IV/2022).

Báo cáo cũng chỉ ra hoạt động sản xuất dần phục hồi trong tháng 11 nhưng rủi ro suy giảm vẫn còn. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11/2023 tăng 3% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ (mức tăng cao nhất trong 14 tháng nếu loại trừ yếu tố Tết Nguyên Đán), thể hiện đà phục hồi của khu vực sản xuất đã được cải thiện đáng kể trong hai tháng qua, được thúc đẩy bởi sự gia tăng số lượng đơn đặt hàng mới nhờ triển vọng tích cực hơn ở thị trường Mỹ.

iip-1693.jpg

Tuy nhiên, PMI (chỉ số nhà quản lý mua hàng của Việt Nam) - một dữ liệu quan trọng khác lại đón nhận những cơn gió ngược. Theo đó, PMI tháng 12 giảm xuống 47,3 điểm từ mức 49,6 điểm của tháng trước. Đây là mức PMI thấp nhất trong 5 tháng và là tháng thứ 3 liên tiếp chỉ số này dưới 50 điểm. VNDirect cho rằng, điều này cho thấy rủi ro về khả năng suy thoái kinh tế tại một số thị trường phát triển có thể đe dọa sự phục hồi của hoạt động sản xuất trong những quý tới.

Bên cạnh những chỉ số trên, dữ liệu tháng 11 cho thấy, tiêu dùng trong nước bắt đầu tăng tốc nhờ sự cải thiện của lĩnh vực sản xuất và tác động từ gói kích thích tài khóa của Chính phủ. Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 11 tăng 1,4% so với tháng 10 lên 552.703 tỷ đồng (khoảng 22,8 tỷ USD).

So với cùng kỳ năm trước, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 tăng 10,1%, đánh dấu tháng thứ 3 liên tiếp tăng trưởng dương so với cùng kỳ và là mức tăng cao nhất kể từ tháng 5/2023. Điều này thể hiện các chính sách của Chính phủ như giảm 2% thuế VAT, giảm thuế trước bạ ô tô… đang bắt đầu có tác động tích cực đến tiêu dùng. Đồng thời, sự phục hồi của khu vực sản xuất và xuất khẩu trong những tháng gần đây đã cải thiện tình hình việc làm và thu nhập của người lao động, qua đó thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng trong nước.

Bên cạnh đó, tất cả các phân ngành dịch vụ đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong tháng 11. Dịch vụ lữ hành và dịch vụ lưu trú và ăn uống duy trì mức tăng trưởng cao trong tháng 11, được thúc đẩy bởi lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng. Trong tháng 11, Việt Nam đón khoảng 1,23 triệu lượt khách quốc tế, tăng 10,9% so với tháng trước (gấp 2,1 lần cùng kỳ năm ngoái).

Tính chung 11 tháng năm 2023, lượng khách quốc tế đạt 11,23 triệu (gấp 3,8 lần cùng kỳ năm ngoái), vượt kế hoạch là 8 triệu khách quốc tế của Chính phủ cho năm 2023. Trong khi đó, tổng lượng khách du lịch nội địa đạt 103,2 triệu lượt trong 11 tháng, tăng 7,2% so với cùng kỳ.

4 yếu tố hỗ trợ tăng trưởng năm 2024

Chuyên gia của VNDirect kỳ vọng quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam sẽ tăng tốc vào năm tới và dự báo mức tăng trưởng GDP là 6,3% vào năm 2024 nhờ một số yếu tố hỗ trợ chính.

gdp-2448.png

Thứ nhất là hoạt động sản xuất và xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ hơn. Dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng khoảng 7% trong năm 2024, cải thiện từ mức giảm (dự kiến) là 4,7% của năm 2023. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu dự báo sẽ tăng khoảng 8,5% trong năm tới, cải thiện từ mức giảm (dự kiến) 9% của năm nay.

Ngoài ra, dòng vốn FDI vào Việt Nam cải thiện trong nửa cuối năm 2023 và những năm tiếp theo, góp phần quan trọng vào quá trình phục hồi của hoạt động sản xuất, xuất khẩu vào năm 2024.

Thứ hai là nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng khi sự phục hồi của ngành công nghiệp, việc làm và tiền lương dự báo được cải thiện vào năm 2024. Hơn nữa, việc Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 sẽ có tác động lớn đến những người được hưởng lương và trợ cấp từ ngân sách nhà nước.

Thứ ba là sự hồi phục của thị trường bất động sản khi các vướng mắc pháp lý dần được tháo gỡ, tín dụng cho bất động sản được khơi thông. Cùng với đó, lãi suất cho vay giảm 2-3 điểm % kể từ đầu năm 2023 sẽ thúc đẩy nhu cầu vay thế chấp và cải thiện tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản trong năm 2024. Hơn nữa, sự hồi phục dần của thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ là chìa khóa giúp giải quyết khó khăn về vốn cho các nhà phát triển bất động sản trong những năm tới.

Thứ tư là lĩnh vực đầu tư tư nhân dự kiến sẽ phục hồi vào năm 2024 nhờ kỳ vọng doanh nghiệp sẽ triển khai dự án mới và mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng tăng và sự phục hồi của các đơn hàng xuất khẩu; lãi suất cho vay thấp hơn, điều kiện tài chính toàn cầu được nới lỏng hơn vào nửa cuối năm 2024 và sự phục hồi của thị trường bất động sản sẽ thúc đẩy làn sóng đầu tư tư nhân mới.

Tuy nhiên, nhóm phân tích cũng lưu ý một số rủi ro có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng năm 2024 như lạm phát cao hơn dự kiến ở Mỹ và châu Âu sẽ khiến Fed và ECB duy trì chính sách tiền tệ diều hâu; chỉ số DXY mạnh hơn dự kiến, có thể gây thêm áp lực lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam; và tăng trưởng chậm hơn dự kiến của các đối tác thương mại lớn của Việt Nam sẽ làm chậm quá trình phục hồi của khu vực sản xuất.

Theo Tạp chí Thời Đại

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE