Việc mua vào đối với chiến lược đầu tư dài hạn nên được thực hiện từng phần để đảm bảo việc duy trì đủ dòng tiền giải ngân cho đến khi thị trường phát ra tín hiệu tạo đáy, VCSC cho biết.
Vấn đề với dòng tiền không chỉ là việc bắt đáy mà còn là sự ngần ngại tham gia vào thị trường. Dòng tiền chưa cho thấy sự hứng thú với các cơ hội giao dịch.
Thị trường chiết khấu rẻ và đã có những cổ phiếu hồi phục khá mạnh phiên đầu tuần. Tuy nhiên, các quan điểm nhận định cũng không thực sự đưa ra một cách tự tin về khả năng tạo đáy của thị trường.
Theo Ủy ban chứng khoán, thị trường chứng khoán trong nước đang trải qua giai đoạn điều chỉnh mạnh, trước tác động tổng hòa từ yếu tố tâm lý trong nước và đặc biệt là các rủi ro từ thị trường quốc tế.
Kịch bản khả quan nhất là VN-Index tìm được đáy thứ 2 trong tuần tới. Các CTCK đều cho rằng nhà đầu tư nên quan sát việc thị trường kiểm định vùng 1.300-1.320 điểm.
Theo VDSC, đà tăng giá chỉ thực sự bền vững ở những cổ phiếu câu chuyện lợi nhuận tăng trưởng tích cực, hoặc phát hành tăng vốn,... trong những quý tới.
Trong khi VN-Index giảm 8,4% trong tháng 4, hiệu suất Pyn Elite Fund giảm 10,2%. Các cổ phiếu giảm mạnh là VHM, cùng hàng loạt mã ngân hàng top đầu trong khi đầu tăng điểm chỉ có SCS trong top 10.
Thị trường đang được các cổ phiếu lớn tác động và vẫn cần thêm thời gian để nhà đầu tư đánh giá lại thiện chí của nhóm này. Nhìn chung, các quan điểm về giải ngân mới chưa được ưu tiên trong các nhận định thị trường hiện nay.
Thống kê 10 năm trở lại đây, có 6/10 phiên thị trường tăng điểm trong tháng 5 đặc biệt năm 2013 và 2020 ghi nhận mức tăng mạnh, lần lượt 9,25% và 12,4%. Tháng 5 này, sau nhịp giảm mạnh lên đến hơn 8% của VN-Index, thị trường đứng trước cơ hội tăng điểm trở lại?
VN-Index có lúc về sát 1.260 điểm trong tuần qua. Tính chung cả tuần, chỉ số vẫn giảm gần 1%. Điểm tích cực của dòng tiền là khối ngoại vẫn mua ròng trong khi nhà đầu tư cá nhân cũng đã quay lại giải ngân.
Vết thương cho thị trường vẫn còn rất lớn dù chỉ số đã hồi phục. Danh mục của nhà đầu tư đã chịu nhiều tổn thất và không loại trừ sẽ còn lực bán ra khi chỉ số có thêm những động thái tăng lên gần MA200.
Phiên 25/4, thị trường chứng khoán chứng kiến phiên bán tháo trên diện rộng khi chỉ số này đã giảm gần 5%, tương đương vốn hoá “bốc hơi” hơn 270.000 tỷ đồng.
Số dư tiền gửi khách hàng tại các CTCK vào cuối quý 1/2022 khoảng 100.000 tỷ đồng, tăng khoảng 6.000 tỷ đồng so với cuối năm 2021 và đây là con số kỷ lục được ghi nhận đến thời điểm hiện tại.