Thị trường hồi phục, VN-Index gỡ lại hơn 4 điểm sau 2 phiên

Phiên tăng điểm thứ 2 của thị trường chứng khoán giúp VN-Index lấy lại mốc 1.250 điểm.

Thị trường hồi phục, VN-Index gỡ lại hơn 4 điểm sau 2 phiên

Định vị thị trường

Bối cảnh từ các thị trường chứng khoán châu Á đang khá tích cực trong những phiên đầu năm. Hoạt động chốt lời nhẹ xuất hiện sau các phiên tăng nhưng cũng không kéo theo hiện tượng giảm sâu. Các chỉ số KLSE (-0,8%), TWSE (-1,03%) giảm quanh biên độ 1% trong khi KOSPI (+1,16%) vẫn tăng điểm phiên thứ 4 liên tiếp.

Thị trường chứng khoán Việt Nam lại tiếp tục xuất hiện trong nhóm tăng điểm. Trong phiên hồi phục thứ 2, chỉ số VN-Index đã đóng cửa cao nhất phiên, đồng thời lấy lại mốc 1.250 điểm.

Chất xúc tác

Nỗi lo về tỷ giá vẫn còn nguyên trước khi ông Donald Trump chính thức nhận chức Tổng thống Mỹ. Chỉ số DXY đang tạm thời dao động trong khu vực 108-109 điểm, dẫn đến việc tỷ giá tự do trong nước hạ nhiệt chậm. Giá bán USD tự do hiện mới giảm về 25.760 VND/USD.

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng hút ròng trở lại. Phiên hôm qua, NHNN đã hút ròng 31.439 tỷ đồng từ thị trường qua kênh thị trường mở. Trạng thái giao dịch có 41.997,12 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố, có 83.030 tỷ đồng tín phiếu lưu hành trên thị trường.

Thị trường hồi phục, VN-Index gỡ lại hơn 4 điểm trong 2 phiên
Khối ngoại bán ròng hơn 400 tỷ đồng trên HOSE.

Cùng nỗi lo về tỷ giá là phiên bán ròng thứ 2 của khối ngoại với hơn 400 tỷ đồng. Các mã bị bán ròng nhiều nhất là FPT (-230,5 tỷ đồng), STB (-71 tỷ đồng), VTP (-51,16 tỷ đồng), VNM (-46,85 tỷ đồng), NLG (-46,23 tỷ đồng).

Quảng cáo

Nhà đầu tư trong nước đã giao dịch với nhiều tính toán và cân nhắc thận trọng. Khớp lệnh của HOSE đã sụt giảm 28% xuống 367,53 triệu đơn vị, dưới mức bình quân 20 phiên gần nhất.

Vận động thị trường

Với những dư âm chưa tích cực, chỉ số VN-Index đã phải giao dịch trong sắc đỏ cho đến trước 13h30. Nỗ lực đảo chiều tăng điểm chỉ được thể hiện rõ ràng từ sau 14h.

Lực đẩy của chỉ số đến từ nhiều cổ phiếu lớn thay vì tập trung vào các mã Ngân hàng. Các mã MWG (+1,8%), SSB (+1,8%), POW (+1,7%), MSN (+1,3%), TCB (+1,3%), BVH (+1,2%), GVR (+1,2%), PLX (+1,1%) cùng tăng trên 1%. Qua đó, giúp cho VN30 có 17/30 mã tăng giá.

Thực tế, Ngân hàng cũng tăng giá nhưng cũng có các mã trái chiều như BID (-0,1%), HDB (-3,9%), STB (-0,5%), MBB (-0,2%) khiến cho vai trò của các cổ phiếu "vua" không được thể hiện rõ.

Chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức cao nhất phiên, tăng 4,07 điểm lên 1.251,02 điểm. Thanh khoản sàn đạt 445,7 triệu đơn vị, tương đương 10.206 tỷ đồng.

Một số cổ phiếu cá biệt đã tăng trần như CIG và APG trong khi đó các mã DXG (+3,45%), EVF (+4,52%), PAN (+4,3%), PDR (+2,4%), DPG (+2,35%). Độ rộng của toàn HOSE đạt 50% mã tăng giá.

Chỉ số HNX-Index tăng 0,4% lên 221,87 điểm nhờ các đóng góp của PVI (+3,4%), DHT (+5,8%), NVB (+2,3%), MBS (+1,1%). Thanh khoản HNX đạt 37,75 triệu đơn vị, tương đương 615,58 tỷ đồng.

Còn UPCoM chứng kiến HNG (+14,3%), MVN (+15%), HBC (+6,5%), OIL (+3,4%) tăng tốc. Chỉ số UPCoM-Index tăng 0,57% lên 93,53 điểm. Thanh khoản sàn đạt 77,78 triệu đơn vị, tương đương 1.047 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chứng khoán bước vào tháng có xác suất tăng điểm cao, CTCK chỉ ra 3 nhóm cổ phiếu tiềm năng "đón sóng" BCTC quý 4

Agriseco Research cho rằng các nhịp điều chỉnh là cơ hội tốt để các nhà đầu tư có thể cơ cấu lại danh mục và giải ngân tích lũy các vị thế trung hạn ngay trước thềm công bố BCTC quý 4.

Chứng khoán DNSE giành lấy vị trí thứ 2 của HSC trong mảng môi giới phái sinh Lạm phát "nóng" trở lại, chứng khoán Mỹ giảm điểm

Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại về chính sách lãi suất của Mỹ

Chứng khoán châu Á đa phần đi xuống trong chiều 8/1, khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi đợt bán tháo trên Phố Wall sau các số liệu kinh tế mạnh mẽ của Mỹ làm giảm hy vọng về khả năng hạ lãi suất

Chứng khoán châu Á nỗ lực rũ bỏ khởi đầu ảm đạm của năm 2025 Lo ngại bao trùm chứng khoán châu Á

Chứng khoán DNSE giành lấy vị trí thứ 2 của HSC trong mảng môi giới phái sinh

Các công ty chứng khoán DNSE, MBS, TCBS đều mở rộng được thị phần môi giới phái sinh trong quý IV/2024. Đáng chú ý nhất là sự vươn lên liên tục của DNSE giúp Công ty lần đầu tiên đứng 2 về thị phần, đồng thời vượt mặt Chứng khoán HSC.

Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh MBS, TCBS, KIS mở rộng mạnh thị phần môi giới quý IV/2024 trên HOSE

MBS, TCBS, KIS mở rộng mạnh thị phần môi giới quý IV/2024 trên HOSE

Số liệu công bố từ HOSE cho thấy Top 10 thị phần môi giới của sàn có 7 công ty chứng khoán mở rộng được thị phần môi giới trong quý IV/2024. Nổi bật nhất là các công ty TCBS, MBS, KIS.

Chứng khoán VPS muốn đổi trụ sở và phát hành 7.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi Chứng khoán KIS thay Chủ tịch trong ngày cuối cùng của năm 2024

Cổ phiếu công nghệ “dẫn dắt” biến động của chứng khoán châu Á

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều tăng điểm trong phiên 7/1, tiếp nối đà phục hồi mạnh mẽ trên Phố Wall dưới sự dẫn dắt của các “gã khổng lồ” công nghệ.

Băn khoăn về các chỉ số kinh tế, Phố Wall giảm điểm trong phiên 12/12 Hoạt động chốt lời khiến chứng khoán Phố Wall giảm mạnh