Khối ngoại đổ hơn 2.200 tỷ đồng vào thị trường, VN-Index vượt 1.300 điểm

Sự xuất hiện của tiền ngoại còn ấn tượng hơn so với phiên giải ngân hôm qua. Trong đó, các mã Ngân hàng đã hưởng lợi tích cực nhờ lực mua tốt của các nhà đầu tư nước ngoài giúp cho VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.

Khối ngoại đổ hơn 2.200 tỷ đồng vào thị trường, VN-Index vượt 1.300 điểm
Với thị trường chứng khoán Việt Nam, dấu ấn cũng được ghi nhận khi chỉ số VN-Index có sự bứt phá qua mốc 1.300 điểm.

Định vị thị trường

Đà tăng tích cực của chứng khoán được duy trì với một số chỉ số còn tăng trên 2% trong phiên 14/5 như TWSE (+2,12%), HSI (+2,21%). Trong khi đó, các chỉ số KOSPI (+1,23%), NIFTY 50 (+0,27%), SHMCP (+0,86%), SET (+0,1%) cũng đều đóng cửa trong sắc xanh.

Với thị trường chứng khoán Việt Nam, dấu ấn cũng được ghi nhận khi chỉ số VN-Index có sự bứt phá qua mốc 1.300 điểm với đóng góp của nhiều cổ phiếu Ngân hàng cùng cổ phiếu VPL của Vinpearl.

Chất xúc tác

Thanh khoản của HOSE vẫn cải thiện nhẹ, tăng thêm 3,64% so với phiên hôm qua lên 915,94 triệu đơn vị khớp lệnh. Qua đó, sàn đã có 2 phiên liên tiếp duy trì thanh khoản trên mức bình quân 20 phiên gần nhất.

Đáng chú ý, tiền ngoại đã đổ vào HOSE với quy mô ấn tượng, đạt tới 2.265 tỷ đồng trên HOSE. Các cổ phiếu FPT (+540 tỷ đồng), VPB (+321 tỷ đồng), MWG (+284 tỷ đồng), HPG (+181 tỷ đồng), PNJ (+181 tỷ đồng), CTG (+161,72 tỷ đồng), BID (+140 tỷ đồng), MBB (+115 tỷ đồng) đều được giải ngân mạnh mẽ cho thấy dấu ấn của tiền ngoại tại các cổ phiếu Bluechips.

Tổng cộng, chỉ trong vòng 2 phiên, khối ngoại đã giải ngân tổng cộng hơn 3.200 tỷ đồng vào HOSE. Đây là diễn biến rất đáng chú ý trong bối cảnh tỷ giá vẫn neo đỉnh với giá bán giữ ở 26.500 VND/USD trên thị trường tự do.

Còn Ngân hàng Nhà nước hiện vẫn đang phải ưu tiên cho các hoạt động điều tiết trên thị trường mở. Trong ngày hôm qua, NHNN đã hút ròng 2.483,69 tỷ đồng từ thị trường qua nghiệp vụ thị trường mở phiên hôm qua. Trạng thái giao dịch hiện có 56.315,07 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố.

Khối ngoại đổ hơn 2.200 tỷ đồng vào thị trường, VN-Index vượt 1.300 điểm
Nhà đầu tư nước ngoài có 2 phiên mua ròng ấn tượng trên HOSE.
Quảng cáo

Vận động thị trường

Dòng tiền ngoại là điểm nhấn đáng tích cực trong 2 phiên giao dịch liên tiếp. Và các cổ phiếu nhận được tiền ngoại đều đóng góp tích cực vào chỉ số VN-Index. VPB (+6,8%) đã tăng kịch trần với giá trị giao dịch đứng đầu toàn thị trường, đạt hơn 1.700 tỷ đồng.

Trong khi đó, BID (+4,6%), VCB (+3,3%), TCB (+1,5%), TPB (+1,5%) cũng đều thể hiện tích cực ở nhóm Ngân hàng. Các mã FPT (+5,7%), HPG (+1,4%) cũng ghi dấu ấn vào trong kết quả chỉ số.
Ngoài ra, cổ phiếu VPL với phiên thứ 2 góp mặt trên HOSE cũng hỗ trợ vào đà tăng nhờ quy mô vốn hóa lên tới gần 164 nghìn tỷ đồng.

Với sự hậu thuẫn của tiền ngoại và các cổ phiếu Bluechips, chỉ số VN-Index đã dễ dàng vượt qua mốc 1.300 điểm. Chốt phiến, VN-Index tăng 16,3 điểm lên 1.309,73 điểm (+1,26%). Tổng giá trị giao dịch toàn sàn đạt 26.509 tỷ đồng, tương đương 1.043 triệu đơn vị.

Tuy nhiên, sự lan tỏa từ các cổ phiếu Bluechips đã bị hạn chế. Nhóm cổ phiếu Chứng khoán dù được hưởng lợi từ cải thiện thanh khoản của thị trường nhưng đà tăng của nhiều mã còn khá dè dặt. SSI (+2,1%), VCI (+2,3%), VDS (+2%), BSI (+1,5%) đều chỉ tăng quanh biên độ 2%.

Trong khi đó, nhiều cổ phiếu như Khu Công nghiệp, Hàng không, Cảng biển lại đóng cửa trong sắc đỏ như GVR (-2,27%), VGC (-1,29%), SIP (-1,27%), HVN (-1,15%), GMD (-0,18%).

Trong đó, GMD giảm giá trong bối cảnh vừa được thêm vào rổ chỉ số MSCI Frontier Market Index cùng TPB (+1,5%). Còn cổ phiếu PLX (+0,4%) dù bị loại khỏi rổ cũng không ghi nhận phản ứng bất thường.

Trong khi đó, 2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index đều đi sau VN-Index với việc tăng lần lượt 0,44% và 0,36%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt khoảng 2.200 tỷ đồng.

Nhìn chung, dù dòng tiền chưa thể lan tỏa mạnh tới toàn bộ các cổ phiếu trên thị trường nhưng VN-Index đã có một giao dịch tích cực và đã xóa đi hết những thiệt hại trong đợt giảm từ cú sốc thuế quan 2025.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chứng khoán FPT lên tiếng về sự cố giao dịch chứng khoán trực tuyến sáng 16/6

Trong phiên sáng 16/6, dữ liệu giao dịch T+ trong Báo cáo tài sản Chứng khoán cơ sở, Báo cáo vị thế Phái sinh của một số tài khoản không được cập nhật sau khi phát sinh giao dịch. Nhà đầu tư vẫn có thể thực hiện đặt lệnh giao dịch bình thường.

Thị giá cao ngất ngưởng, FPT Retail chuẩn bị chia cổ tức tỷ lệ 25% Chứng khoán FPT gặp sự cố hệ thống giao dịch chứng khoán trong phiên 16/6

Nhóm cổ đông liên quan Chủ tịch Novaland tiếp tục bán ra hơn 11 triệu cổ phiếu NVL

NovaGroup và bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh - con gái ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Novalnd - đã bán tổng cộng hơn 11 triệu cổ phiếu NVL trong các giao dịch từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6.

Novaland (NVL) sẽ phát hành hơn 97 triệu cổ phiếu ESOP Nhóm cổ đông lớn của Novaland “xả” thành công gần 6,4 triệu cổ phiếu

Chuyên gia VPBankS gọi tên ba nhóm cổ phiếu ngân hàng, dầu khí, bán lẻ, nhà đầu tư cần “để ý”

Nhà đầu tư cần để ý đến cổ phiếu ngân hàng, bởi nhóm này chiếm đến 50% vốn hóa toàn thị trường. Trong nhóm ngân hàng, dù thị trường lên hay xuống thì luôn có những cổ phiếu hưởng lợi.

Công ty con của BV Land (BVL) bị xử phạt vì “lặng lẽ” mua hơn 1,4 tỷ đồng cổ phiếu VCM Phiên 17/6: Khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 600 tỷ đồng, cổ phiếu nào được "gom" mạnh nhất?

Petrolimex vừa chốt trả hơn 1.500 tỷ tiền cổ tức, cổ phiếu tăng kịch trần 2 phiên

Cổ phiếu PLX tăng kịch trần hai phiên liên tiếp, vốn hóa vượt 51.200 tỷ đồng, trong bối cảnh Petrolimex vừa chốt quyền nhận cổ tức tiền mặt tỷ lệ 12%, tương ứng chi ra số tiền hơn 1.500 tỷ đồng.

Rổ chỉ số thị trường cận biên lớn nhất của MSCI thêm mới TPBank và Gemadept, loại Petrolimex Petrolimex miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với ông Đào Nam Hải