Những nhân tố nội đang khuấy động ngành Chứng khoán

Cuộc cạnh tranh trong ngành Chứng khoán vẫn đang diễn ra quyết liệt và hấp dẫn với nhiều doanh nghiệp nội tăng trưởng thần tốc chỉ sau một thời gian ngắn được sang tên đổi chủ.

Những nhân tố nội đang khuấy động ngành Chứng khoán

Cuộc đua ngành Chứng khoán chưa nguội

Thị trường chứng khoán trong những ngày cuối năm đang giao dịch với nhiều phiên thanh khoản ảm đạm. Tuy nhiên, câu chuyện cạnh tranh trong ngành Chứng khoán vẫn chưa đi đến hồi kết.

Nếu như trong giai đoạn 2019-2020, dòng vốn từ Hàn Quốc và Đài Loan đã "nhóm lên ngọn lửa" mới trên thị trường thì ở thời điểm hiện tại một số công ty chứng khoán nội địa đang là những nhân tố khuấy động cuộc đua như DNSE, DSC, Kafi, LPBS, VPBankS.

Điểm chung của các doanh nghiệp này đều có sự trẻ trung, hiện đại sau khi về tay những ông chủ mới. Cụ thể, Chứng khoán DNSE về với Encapital năm 2020, DSC về tay TC Group năm 2021. Chứng khoán VPBankS cũng được Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) mua lại vào năm 2021, Kafi được Uniben mua lại trong năm 2022.

Còn Chứng khoán LPBS mới đổi tên và tăng vốn lên gần 4.000 tỷ đồng vào cuối năm 2023.

Dù vậy, sau một quãng thời gian khá ngắn, các doanh nghiệp kể trên đã ghi nhận những dấu ấn rõ rệt trong ngành.

Nổi bật nhất là VPBankS đã có nhiều quý lãi trên 200 tỷ đồng. Tính riêng trong quý III/2024, lợi nhuận của VPBankS đứng thứ 5 trong ngành, vượt mặt nhiều tên tuổi lâu năm của thị trường.

Những nhân tố nội đang làm khuấy động ngành Chứng khoán
Top dư nợ cho vay của ngành Chứng khoán (Tính đến hết quý III/2024)

Trong khi đó, quy mô cho vay của VPBankS gần như đi từ con số 0 lên gần 7.700 tỷ đồng trong vòng 3 năm trở lại đây. Thậm chí, trong quý II/2024 vừa qua, Công ty đã đạt mức dư nợ trên 9.000 tỷ đồng.

Các CTCK còn lại cũng đều có lãi tốt nhờ dư nợ được mở rộng nhanh chóng. Chứng khoán Kafi đã cho vay gần 4.700 tỷ đồng và đang chuẩn bị cho đợt tăng vốn từ 2.500 lên 5.000 tỷ đồng.

Những nhân tố nội đang làm khuấy động ngành Chứng khoán
Nhóm công ty chứng khoán "mởi nổi".

Chứng khoán LPBS đã đạt dư nợ hơn 3.000 tỷ đồng chỉ sau 2 quý. Trong khi, 2 CTCK DNSE và DSC từng bước chiếm lĩnh thị trường với chiến lược có phần dài hơi hơn, dư nợ cho vay cuối quý III/2024 lần lượt đạt hơn 4.100 tỷ đồng và hơn 1.800 tỷ đồng.

Quảng cáo

Các "ông lớn" cũng không thể ngồi yên

Với vị thế của người đi sau, các công ty chứng khoán kể trên đều hướng đến mô hình Zero-fee hoặc áp dụng chính sách chi hoa hồng cao cho nhân viên môi giới. Trọng tâm hướng đến là sự bù đắp từ nguồn thu cho vay margin.

Chiến lược này đã khiến các "ông lớn" hoặc các tên tuổi lâu năm trên thị trường khó có thể ngồi yên. Một số CTCK như MBS, FPTS đã chuyển đổi mô hình sang Zero-fee và chỉ còn thu hộ phí giao dịch của Sở.

Trong khi đó, SSI, HSC, Vietcap, VND đã có nhiều chương trình giảm phí hoặc miễn phí cho những tài khoản mới.

Cùng với đó, áp lực cạnh tranh cũng đòi hỏi các CTCK lớn phải nâng cao năng lực tài chính hơn nữa.

Chứng khoán Vietcap (VCI) vừa hoàn tất đợt phát hành riêng lẻ 143,63 triệu cổ phiếu, thu về hơn 4.000 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ lên hơn 7.100 tỷ đồng.

Trong khi đó, Chứng khoán SSI cũng mới hoàn tất đợt phát hành mới để nâng vốn điều lệ lên 19.638 tỷ đồng, đứng đầu toàn thị trường.

Còn TCBS vừa công bố kế hoạch phát hành riêng lẻ để nâng vốn điều lệ từ 19.613 tỷ đồng lên 20.801,58 tỷ đồng, thời gian thực hiện vào nửa đầu năm 2025.

Và Chứng khoán HSC (HCM) công bố họp ĐHĐCĐ bất thường vào ngày 4/12/2024 để bàn về kế hoạch chào bán 359,98 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên gần 11.000 tỷ đồng.

Nhìn chung, cuộc đua của ngành Chứng khoán đã và đang có sức nóng kể cả trong bối cảnh thị trường chưa tích cực trở lại. Khó khăn có thể sẽ xảy ra trong ngắn hạn nhưng về dài hạn, kỳ vọng nâng hạng thị trường lên mới nổi vẫn còn đó.

Thị trường chứng khoán cơ sở có thể được áp dụng mô hình CCP tương tự với phái sinh.

Đáng chú ý, trong Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội đã cho phép trong Luật Chứng khoán mới triển khai mô hình đối tác thanh toán trung tâm (CCP). Theo đó, các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được phép thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch trên cả thị trường chứng khoán cơ sở và thị trường chứng khoán phái sinh.

Đây là giải pháp cốt lõi giúp giải quyết cặn kẽ vấn đề Pre-funding đang là nút thắt chính trong việc FTSE Russell xem xét nâng hạng Việt Nam lên thị trường mới nổi hạng hai. Thực tế, Thông tư 68 được Bộ Tài Chính ban hành gần đây chỉ được nhìn nhận như giải pháp "chữa cháy" từ cơ quan quản lý.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Cảnh báo thủ đoạn dụ dỗ tham gia đầu tư tài chính, sàn chứng khoán, tiền ảo

Nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nhằm thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân được tội phạm tiếp tục sử dụng trong thời gian vừa qua. Trong đó nổi lên thủ đoạn: tội phạm tiếp cận người dân đã tham gia, đăng tin, bài trên các hội nhóm, website mua bán, cho thuê bất động sản sau đó dụ dỗ tham gia đầu tư tài chính, sàn chứng khoán, tiền ảo trên không gian mạng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Giá nông sản xuất khẩu tăng, thủ đoạn lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế càng tinh vi Thái Lan thiệt hại hơn 20 triệu USD do lừa đảo trực tuyến Tăng cường phòng ngừa, xử lý lừa đảo công nghệ cao trên không gian mạng

Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Thị trường vẫn duy trì được sắc xanh dù xuất hiện rung lắc trong phiên giao dịch 15/5. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua ròng khá ấn tượng với quy mô đạt trên 900 tỷ đồng, tập trung vào các mã Bluechips.

Thị trường chuẩn bị thế nào trước kháng cự 1.300 điểm? Khối ngoại đổ hơn 2.200 tỷ đồng vào thị trường, VN-Index vượt 1.300 điểm

Khối ngoại đổ hơn 2.200 tỷ đồng vào thị trường, VN-Index vượt 1.300 điểm

Sự xuất hiện của tiền ngoại còn ấn tượng hơn so với phiên giải ngân hôm qua. Trong đó, các mã Ngân hàng đã hưởng lợi tích cực nhờ lực mua tốt của các nhà đầu tư nước ngoài giúp cho VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.

TCB lập đỉnh thời đại, thị trường tăng điểm ngay đầu tuần mới Rổ chỉ số thị trường cận biên lớn nhất của MSCI thêm mới TPBank và Gemadept, loại Petrolimex

Rổ chỉ số thị trường cận biên lớn nhất của MSCI thêm mới TPBank và Gemadept, loại Petrolimex

Tại ngày 30/4, Việt Nam vẫn là quốc gia chiếm tỷ trọng cao nhất trong rổ chỉ số của MSCI Frontier Market Index với tỷ lệ 23,23%. Trong top 10 cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao nhất, Việt Nam cũng góp mặt tới 3 đại diện là HPG, VIC và VHM.

MSCI đánh giá cao các giải pháp của UBCK trong thúc đẩy nâng hạng thị trường

Cổ phiếu Bất động sản, Chứng khoán giao dịch hứng khởi ngày Vinpearl chào sàn

Thị trường chứng khoán đã duy trì được sắc xanh và còn ghi nhận động thái mua ròng gần 1.000 tỷ đồng. Hiện VN-Index chỉ còn cách mốc 1.300 điểm chưa đến 7 điểm.

Thị trường chuẩn bị thế nào trước kháng cự 1.300 điểm? Vinpearl tăng kịch biên độ, vốn hóa lọt top 10 doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán

Cổ phiếu của một số doanh nghiệp tư nhân lớn là đầu tàu, trụ đỡ cho thị trường chứng khoán

Theo bà Cao Thị Ngọc Quỳnh - Giám đốc Khối Khách hàng Tổ chức, Công ty CP chứng khoán VNDIRECT, diễn biến hiện tại cho thấy cổ phiếu của một số doanh nghiệp tư nhân lớn thực sự là đầu tàu và trụ đỡ cho thị trường chứng khoán.

Nghị quyết 68: "Cải cách đột phá tạo nền tảng phát triển mới cho kinh tế tư nhân" VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn

Chứng khoán MBS đã chuẩn bị xong hồ sơ cho đợt tăng vốn mới năm 2025

HĐQT của CTCP Chứng khoán MB (MBS) đã thông qua bộ hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng và sẽ triển khai đợt tăng vốn mới sau khi được UBCK chấp thuận.

Bóng dáng Dragon Capital trong các đợt phát hành riêng lẻ của Chứng khoán Vietcap và MBS Chứng khoán MBS mở rộng dư nợ thêm hơn 1.000 tỷ đồng