Dragon Capital đánh giá toàn diện tác động của việc ông Trump tái đắc cử đến chứng khoán Việt Nam

Theo Dragon Capital, thị trường mới nổi, bao gồm Việt Nam, có thể tiếp tục phải chịu chiết khấu về định giá, như đã xảy ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump.

Dragon Capital đánh giá toàn diện tác động của việc ông Trump tái đắc cử đến chứng khoán Việt Nam

Trong báo cáo mới đây, Dragon Capital nhận định kết quả bầu cử tổng thống Mỹ sẽ thay đổi lớn về chính sách, ảnh hưởng đến quy mô toàn cầu trong bốn năm tới.

Trong chiến dịch tranh cử năm 2024, ông Trump đề cao các biện pháp thương mại mạnh mẽ nhằm bảo vệ nền kinh tế Mỹ. Trong đó, ông thực hiện áp thuế 60% lên hàng hóa từ Trung Quốc nhằm giảm thâm hụt thương mại với quốc gia này và thúc đẩy sản xuất trong nước; áp thuế rộng từ 10% - 20% đối với các quốc gia khác, nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp Mỹ trước sự cạnh tranh quốc tế.

Theo Dragon Capital, các tuyên bố của ông Trump về thuế, nếu được thực thi, có thể gây ra tác động tiêu cực cho các quốc gia xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. Thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ đã được gia tăng đáng kể từ 50 tỷ USD vào năm 2016 lên 110 tỷ USD vào năm 2023, tương đương mức tăng gần 120% qua hai nhiệm kỳ trước.

Một yếu tố quan trọng cần lưu ý là quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được cải thiện đáng kể tính từ nhiệm kỳ đầu của ông Trump, khi Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ ngoại giao lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện (CSP) với cam kết hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên, đội ngũ phân tích lưu ý một số rủi ro như điều tra thương mại, cáo buộc thao túng tiền tiền tệ hay áp thuế diện rộng 10-20% đối với các quốc gia xuất khẩu.

Tác động đến thị trường chứng khoán

Về tác động đến thị trường chứng khoán, Dragon Capital nhận định ba năm trước khi COVID-19 bùng phát, dưới thời ông Trump, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng ấn tượng, lên đến 19,1%.

Quảng cáo

Tuy nhiên, các chính sách và phát ngôn khó đoán của ông Trump đã làm gia tăng độ biến động cho thị trường. Dù vậy, VN-Index vẫn ghi nhận mức lợi nhuận kép hàng năm khoảng 15% trong giai đoạn này, chỉ thấp hơn một chút so với tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp do chịu tác động chiết khấu từ sự biến động thị trường.

Hiện tại, triển vọng kinh tế và thương mại của Việt Nam vẫn tương đối tích cực, được hỗ trợ bởi định hướng tăng trưởng của Chính phủ, mang lại nhiều cơ hội hơn là rủi ro. Ở chiều ngược lại, đồng USD mạnh lên có thể kéo dài việc rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại các thị trường mới nổi để chuyển sang thị trường Mỹ.

Các thị trường mới nổi, bao gồm Việt Nam, có thể tiếp tục phải chịu chiết khấu về định giá, như đã xảy ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump. Điều này dẫn đến lợi nhuận kỳ vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam có thể thấp hơn so với tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp.

Dù vậy, P/E dự phóng năm 2024 của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn ở mức 11,5 lần, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 5 năm là 17,2 lần, cho thấy khả năng giảm thêm sẽ bị hạn chế nhờ quan điểm tích cực của các nhà đầu tư trong nước.

Trong ngắn hạn , Dragon Capital dự báo thị trường chứng khoán sẽ gia tăng biến động. Tuy nhiên, nhóm phân tích vẫn chưa nhìn thấy thấy sự kiện này gây áp lực doanh thu đến các doanh nghiệp trong phạm vi nghiên cứu.

Các công ty thuộc nhóm ngành xuất khẩu có mức độ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chính sách sắp tới của Tổng thống Trump chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong VN-Index nên rủi ro từ nhóm này sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến toàn thị trường. Tâm lý nhà đầu tư trong nước vẫn duy trì sự tích cực, bởi nhiều người có cái nhìn lạc quan về việc đắc cử của ông Trump.

Dưới góc nhìn trung hạn , sự biến động của thị trường có thể tiếp diễn ở giai đoạn chính quyền mới của ông Trump đi vào hoạt động. Dragon Capital chia thành hai kịch bản:

Thứ nhất, kịch bản bảo hộ thương mại: Trong trường hợp các chính sách bảo hộ được triển khai, hoạt động thương mại sẽ chậm lại, gây áp lực lên lợi nhuận doanh nghiệp. Trong trường hợp này, tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể giảm từ mức hiện tại 16% - 18% xuống còn 5% - 9%, ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng ở quy mô rộng hơn.

Thứ hai, kịch bản tích cực hơn: Khả năng cao là chỉ một số quốc gia hoặc sản phẩm sẽ chịu mức thuế mới, tạo cơ hội cho Việt Nam nhờ chênh lệch thuế quan với Trung Quốc. Những trở ngại thương mại gia tăng đối với Trung Quốc (hiện chiếm 32% sản lượng ngành sản xuất toàn cầu) có thể giúp Việt Nam mở rộng thị phần trong sản xuất và xuất khẩu, như đã từng xảy ra trong nhiệm kỳ trước của ông Trump. Xu hướng này có thể thúc đẩy nỗ lực nội địa hóa của các nhà sản xuất trong nước, củng cố nền kinh tế thực và hỗ trợ thị trường chứng khoán Việt Nam khi quá trình chuyển dịch diễn ra.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thị trường giao dịch cầm chừng, khối ngoại dừng lại chuỗi 21 phiên bán ròng trên HOSE

Xu hướng của thị trường chưa được thể hiện rõ ràng sau phiên đáo hạn phái sinh. Các cổ phiếu lớn chủ yếu đối kháng nhau khiến cho VN-Index liên tục dao động quanh mốc tham chiếu.

Thị trường gỡ được 23 điểm trong 2 phiên Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Chứng khoán châu Á đi lên nhờ hiệu ứng bitcoin

Chiều ngày 22/11, hầu hết các cổ phiếu châu Á đều lên giá, theo đà phục hồi của thị trường Phố Wall và tác động tích cực từ hiện tượng tiền điện tử Bitcoin ngấp nghé ngưỡng 100.000 USD/BTC.

Chứng khoán châu Á ở thế giằng co khi chính sách lãi suất của Fed khó đoán định Các thị trường châu Á tràn ngập sắc xanh, VN-Index vẫn đi dò đáy

Ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều tăng điểm trong phiên giao dịch đầy biến động

Chốt phiên 21/11, chỉ số Dow Jones tăng 461,88 điểm, lên 43.870,35 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 31,6 điểm, lên 5.948,71 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 6,28 điểm, lên 18.972,42 điểm.

Chứng khoán Mỹ chốt phiên giảm điểm sau phát biểu của Chủ tịch Fed Chứng khoán Mỹ giảm mạnh sau bình luận của giới chức Fed về lãi suất

Thị trường có sự hồi phục "chới với" sau khi bị nhúng xuống dưới 1.200 điểm

Lực cầu bắt đáy đã được kích hoạt thêm sau khi VN-Index có thời điểm giảm xuống dưới 1.200 điểm sáng nay. Tuy nhiên, nỗ lực mua lên trên thị trường không quyết liệt và cũng chưa đồng đều giữa các nhóm ngành.

MBS được "bật đèn xanh" cho đợt phát hành riêng lẻ gần 600 tỷ đồng Các thị trường châu Á tràn ngập sắc xanh, VN-Index vẫn đi dò đáy

Các thị trường châu Á tràn ngập sắc xanh, VN-Index vẫn đi dò đáy

Phiên giảm điểm tiếp nối trong một chuỗi vận động kém tích cực của thị trường không phải điều bất ngờ. Tuy nhiên, nếu xét tới sắc xanh lại xuất hiện đồng loạt tại các chỉ số khu vực, diễn biến ngày hôm nay vẫn gây thất vọng.

Thị trường đi tìm đáy Thị trường "suýt" cắt được mạch giảm điểm

Chứng khoán Trung Quốc nằm trong số thị trường tăng điểm mạnh nhất

Hong Kong (Trung Quốc) và Thượng Hải nằm trong số những thị trường tăng điểm mạnh nhất, nhờ hy vọng Trung Quốc sẽ công bố thêm các biện pháp kích thích kinh tế và thị trường bất động sản.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Các thị trường chứng khoán châu Á mất đà trong phiên chiều 8/11

Kỷ lục buồn của chứng khoán Việt Nam: Khối ngoại bán ròng 85.000 tỷ trên HoSE từ đầu năm

Trong ngắn hạn, áp lực tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn đến dòng vốn ngoại. Về dài hạn, việc thiếu hàng hoá mới chất lượng là nguyên nhân chính khiến khối ngoại không mặn mà với chứng khoán Việt Nam.

Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch gây thất vọng Thị trường đi tìm đáy

SSI và bài toán của “người khổng lồ” chứng khoán Việt Nam

Là công ty chứng khoán tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, SSI gặt hái nhiều thành công sau 25 năm hoạt động. Dù vậy, “người khổng lồ” của ngành chứng khoán cũng đang có bài toán riêng cần giải.

1 công ty chứng khoán vừa được tiền ngoại rót vốn thêm hơn 2.000 tỷ Con đường trở thành "ông trùm" chứng khoán của doanh nhân Nguyễn Duy Hưng