Lãi các CTCK cao nhất 9 quý trở lại, đã có 2 ông lớn đạt dư nợ trên 20.000 tỷ đồng

Đà tăng trưởng lợi nhuận các CTCK có sự chậm lại đáng kể trong quý II/2024 nhưng mức lợi nhuận vẫn đạt cao nhất kể từ sau quý I/2022. Ngoài ra, trong bối cảnh margin tiếp tục lập kỷ lục, đã có 2 CTCK vượt mức cho vay 20.000 tỷ đồng.

Lãi các CTCK cao nhất 9 quý trở lại, đã có 2 ông lớn đạt dư nợ trên 20.000 tỷ đồng

Lợi nhuận các CTCK cao nhất trong 9 quý trở lại

Số liệu tổng hợp từ 30 công ty chứng khoán (CTCK) cho thấy đà tăng trưởng doanh thu hoạt động (+13%) trong quý II/2024 tiếp tục duy trì sang quý thứ 2 và thậm chí mạnh hơn so với quý trước (chỉ đạt 2,64%). Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế có tốc độ tăng trưởng chậm hơn (+2,1%), đạt hơn 5.600 tỷ đồng.

Lợi nhuận các CTCK cao nhất trong 9 quý trở lại

Dù vậy, mức lợi nhuận sau thuế của 30 CTCK trong quý vừa qua vẫn cao nhất trong vòng 9 quý trở lại đây.

Lãi các CTCK cao nhất 9 quý trở lại, đã có 2 ông lớn cho vay margin trên 20.000 tỷ đồng
TCBS liên tục là CTCK có lợi nhuận sau thuế cao nhất trong ngành

Dẫn đầu về lợi nhuận vẫn tiếp tục là TCBS với lợi nhuận sau thuế đạt gần 1.300 tỷ đồng nhờ duy trì sự quyết liệt trong tất cả hoạt động cốt lõi như môi giới, cho vay ký quỹ và tự doanh.

Đứng sau TCBS, lần lượt là các ông lớn trong ngành như SSI (835 tỷ đồng), VPS (522 tỷ đồng), SHS (354 tỷ đồng), VND (344 tỷ đồng).

Trong đó, VND bị tụt hạng so với quý trước do phải khắc phục và hỗ trợ nhà đầu tư sau khi gặp biến cố bị tấn công hệ thống giao dịch cuối tháng 3/2024. Nếu sự kiện này không xảy ra, lợi nhuận của VND sẽ tích cực hơn và tăng trưởng lợi nhuận chung của nhóm 30 CTCK sẽ không thu hẹp về gần 2%.

Tỷ trọng đóng góp của 2 mảng môi giới và cho vay ký quỹ vào doanh thu hoạt động của 30 CTCK đã thu hẹp xuống dưới 50%, đạt 49,12%. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng của doanh thu hoạt động có sự đóng góp nhiều hơn của mảng tự doanh.

Tuy nhiên, cả 2 mảng trên đều tiếp tục thể hiện vai trò trụ cột trong hoạt động của các CTCK. Ở mảng môi giới, công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất thị trường là VPS không giữ được mức doanh thu trên 900 tỷ đồng như quý trước, giảm xuống còn 893 tỷ đồng.

Lãi các CTCK cao nhất 9 quý trở lại, đã có 2 ông lớn cho vay margin trên 20.000 tỷ đồng
VPS chưa duy trì được doanh thu môi giới trên 900 tỷ đồng trong quý II/2024.

Trong khi đó, SSI đã trở lại mốc doanh thu môi giới trên 500 tỷ đồng kế đến là HCM (253,5 tỷ đồng), VND (182,25 tỷ đồng), VCI (180,65 tỷ đồng).

Dù vậy, với chiến lược cạnh tranh bằng cắt giảm phí giao dịch, hoạt động cho vay margin mới là miếng bánh có sự cạnh tranh quyết liệt và cũng có ít sự chênh lệch doanh thu giữa các CTCK.

Lãi các CTCK cao nhất 9 quý trở lại, đã có 2 ông lớn cho vay margin trên 20.000 tỷ đồng
Lãi từ margin và phải thu của CTCK ít có sự chênh lệnh.
Quảng cáo

Cụ thể, TCBS với vị thế thu được nhiều lãi nhất từ cho vay margin và phải thu ghi nhận doanh thu 637,28 tỷ đồng. Các vị trí tiếp theo về khả năng thu lãi margin và phải thu là SSI (512 tỷ đồng), VPS (455 tỷ đồng), HCM (386 tỷ đồng), MAS (377 tỷ đồng).

Có 2 CTCK đã vượt mốc cho vay 20.000 tỷ đồng

Mốc cho vay 20.000 tỷ đồng đã được lãnh đạo các CTCK lớn đặt ra từ đầu năm nay. Nếu như trong quý I/2024, thị trường chỉ có duy nhất TCBS đã tiệm cận mức này thì sang đến quý II/2024, cả TCBS và SSI đã cùng nhau chinh phục thử thách.

So với quý I/2024, dư nợ của công ty chứng khoán TCBS đã tăng trưởng tiếp gần 25%, đạt gần 1 tỷ USD. Còn SSI đã tăng trưởng dư nợ cho vay thêm 16% lên 20.835 tỷ đồng.

Lãi các CTCK cao nhất 9 quý trở lại, đã có 2 ông lớn cho vay margin trên 20.000 tỷ đồng
Ngành chứng khoán đang có 2 doanh nghiệp vượt mốc cho vay và phải thu trên 20.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, HSC (HCM) cũng là một gương mặt tiềm năng có thể sớm đạt mốc kể trên bởi ngay sau hoàn tất đợt tăng vốn mới, HSC đã mở rộng ngay dư nợ thêm hơn 30% trong quý vừa qua lên trên 18.500 tỷ đồng.

Theo thống kê, tổng dư nợ từ cho vay margin và phải thu của 30 CTCK đã tăng trưởng thêm 8,2% trong quý, tiếp tục phá vỡ kỷ lục của quý trước.

Như vậy, ngành chứng khoán đang có 2 doanh nghiệp vượt mốc cho vay và phải thu trên 20.000 tỷ đồng.

Đồng thời, sự mở rộng của hoạt động cho vay cũng làm thu hẹp dư địa còn lại (không được vượt quá 2 lần vốn chủ sở hữu) giảm tiếp xuống 52,4%, mức thấp nhất trong vòng 9 quý trở lại.

Tuy nhiên, cần lưu rằng sự thu hẹp của dư địa diễn ra khá chậm nhờ lợi nhuận tăng trưởng cùng với hàng loạt các CTCK đã và đang triển khai các đợt tăng vốn trong năm 2024.

Như vậy, ngành chứng khoán đang có 2 doanh nghiệp vượt mốc cho vay và phải thu trên 20.000 tỷ đồng.
HSC sau đợt tăng vốn mới vẫn nằm trong nhóm còn ít dư địa cho vay.

Một số CTCK còn ít dư địa cho vay hơn mặt bằng chung như CTS, MBS, PHS, VDS vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị triển khai đợt tăng vốn.

Đáng chú ý, HSC dù dã giải "cơn khát" vốn vẫn tiếp tục nằm trong nhóm có dư địa cho vay thấp nhất ngành.

Trong một buổi gặp mặt báo chí gần đây, Tổng Giám đốc Trịnh Hoài Giang đã cho biết kế hoạch sẽ tăng vốn chủ sở hữu lên gấp đôi trong vài năm tới, từ mức 10.000 tỷ đồng lên 20.000 tỷ đồng.

Ngoài đáp ứng nhu cầu cho vay margin cho nhà đầu tư trong nước, CTCK này cũng cần phải có nguồn lực mới để cung cấp dịch vụ Pre-funding cho nhà đầu tư nước ngoài. Hiện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã công bố dự thảo Thông tư cho phép nhà đầu tư tổ chức nước ngoài không còn bị bắt buộc phải có đủ tiền khi đặt lệnh.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Cổ phiếu HQC, HAG, ANV tăng trần 2 phiên liên tiếp khi lãnh đạo chưa kịp vào “bắt đáy”

Giữa lúc giá cổ phiếu giảm sâu trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh do tác động từ thông tin về chính sách thuế quan mới của Mỹ, lãnh đạo và người có liên quan của HQC, ANV, HAG đã đăng ký mua vào hàng triệu cổ phiếu.

Bắt đáy đúng cổ phiếu bluechip khỏe nhất thị trường, hoa hậu Mai Phương Thúy lãi ngay 2 cây trần, kiếm hơn 3 tỷ sau 2 ngày Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Pyn Elite Fund đã đưa cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động trở lại top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục với tỷ trọng 4% vào cuối tháng 3/2025. Trước đó, Pyn Elite Fund từng chốt lời MWG sau khi thu về khoản lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng.

Doanh số chuỗi điện thoại, điện máy của MWG tăng 32% dù giảm hơn 200 cửa hàng Nhận định khó khăn, MWG vẫn kiên định với mục tiêu doanh thu 150.000 tỷ đồng, lợi nhuận 4.850 tỷ đồng

Thị trường tăng điểm sau 4 phiên giảm liên tiếp vì quyết định hoãn áp thuế đối ứng, nhà đầu tư nên làm gì?

Nhà đầu tư nên bình quân giá vốn và hạ margin về mức an toàn, sau đó giảm về mức thấp vì giai đoạn 90 ngày tới rất khó đoán định. Nên giải ngân một phần vào các tài sản có thu nhập cố định để giảm rủi ro, bà Cao Thị Ngọc Quỳnh, Giám đốc Khối Khách hàng Tổ

Chứng khoán châu Á tăng mạnh sau tuyên bố hoãn áp thuế từ Mỹ Chứng khoán SHS dừng phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1, ước lãi 325 tỷ đồng trong quý I/2025

Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan

Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch 10/4, do lo ngại ngày càng gia tăng về tác động kinh tế từ cuộc chiến thuế quan trên nhiều mặt trận.

Hai chỉ số chính trên Phố Wall ghi nhận quý giảm mạnh nhất kể từ năm 2022 Bong bóng AI trên Phố Wall: Thực tế hay chỉ là sự thổi phồng?

Chứng khoán SHS dừng phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1, ước lãi 325 tỷ đồng trong quý I/2025

ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) vừa thông qua dừng phương án phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1 thay bằng phương án phát hành trái phiếu hạn mức 5.000 tỷ đồng. Mục tiêu trọng tâm là mở rộng quy mô cho vay trong năm 2025.

Chứng khoán SHS bị Ủy ban Chứng khoán xử phạt gần 1,4 tỷ đồng vì 10 lỗi vi phạm Chứng khoán ORS lùi ngày họp ĐHĐCĐ tới cuối tháng 6/2025