Thị trường chững lại phiên thứ 2 sau khi lập đỉnh mới

Sự hạ nhiệt của thị trường chứng khoán đã kéo dài sang phiên thứ hai liên tiếp. Trong khi phần lớn các nhóm ngành có diễn biến điều chỉnh, chỉ còn một số cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản, năng lượng và khu công nghiệp cho thấy khả năng đi ngược xu hướng

Thị trường chững lại phiên thứ 2 sau khi lập đỉnh mới

Định vị thị trường

Thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục duy trì trạng thái tích cực với sắc xanh lan tỏa. Các chỉ số ghi nhận mức tăng đáng kể như KOSPI tăng 1,49%, TWSE tăng 0,26%, STI tăng 0,23%, SET tăng 0,85%, KLSE tăng 0,72% và SHCMP tăng 0,23%.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam lại có diễn biến trái ngược khi chững lại đà tăng trong hai phiên gần đây. Áp lực chốt lời nhẹ khiến sắc đỏ trở thành gam màu chủ đạo trong phiên. Dù vậy, mức điều chỉnh hiện tại vẫn được đánh giá là lành mạnh, đặc biệt khi thị trường vừa lập đỉnh cao nhất trong 3 năm trở lại đây.

Chất xúc tác

Thanh khoản thị trường đã suy yếu rõ rệt. Sau chuỗi 8 phiên duy trì trên mức bình quân 20 phiên, khối lượng khớp lệnh trên HOSE đã giảm mạnh 21% so với phiên liền trước, xuống còn 756,6 triệu đơn vị.

Thị trường chững lại phiên thứ 2 sau khi lập đỉnh mới
Khối ngoại bán ròng 475 tỷ đồng trên HOSE.
Quảng cáo

Khối ngoại tiếp tục đóng vai trò lực cản khi nâng mạnh quy mô bán ròng lên 475 tỷ đồng trên HOSE. Các mã bị bán mạnh nhất gồm STB (−118 tỷ đồng), VHM (−72 tỷ đồng), VIC (−58 tỷ đồng), VIX (−54,2 tỷ đồng), DXG (−52 tỷ đồng) và HDB (−50,5 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, MSN (+117,65 tỷ đồng) và VND (+40,73 tỷ đồng) là hai mã hiếm hoi ghi nhận lực mua ròng đáng kể từ nhà đầu tư nước ngoài.

Về chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng 1.314,3 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở trong ngày 5/6. Tính đến thời điểm đó, tổng lượng tiền lưu hành trên kênh cầm cố (OMO) là 41.660,77 tỷ đồng.

Vận động thị trường

Hiện tượng chốt lời đã xuất hiện diện rộng trên cả nhóm cổ phiếu bluechip lẫn các mã vốn hóa vừa và nhỏ. Trong rổ VN30, có tới 20/30 mã giảm giá, tuy nhiên biên độ điều chỉnh chủ yếu ở mức nhẹ, quanh 1%.

Các cổ phiếu lớn như GAS (−1,5%), SAB (−1,2%), BVH (−1,8%), SSI (−1%) và HDB (−0,9%) đều điều chỉnh trong biên độ hợp lý. Ở chiều ngược lại, MSN (+2,7%) và STB (+0,9%) tiếp tục là hai điểm sáng giúp thị trường không bị kéo sâu hơn.

Các nhóm ngành dẫn dắt trước đó như chứng khoán, năng lượng và bất động sản cũng không tránh khỏi điều chỉnh. Các mã như VIX (−1,77%), VND (−1,16%), GEX (−1,35%), TCH (−1,25%), DPG (−2,22%), HDC (−1,15%) và NLG (−1,87%) đều giảm điểm. Dù vậy, một vài cổ phiếu vẫn đi ngược dòng như REE (+6,92%) và DXS (+6,97%), phản ánh xu hướng phân hóa vẫn còn duy trì.

Chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 0,27%, tương đương 3,6 điểm, xuống còn 1.342,09 điểm. Tổng giá trị giao dịch toàn sàn HOSE đạt 18.915 tỷ đồng, với khối lượng 811,58 triệu cổ phiếu.

Trong khi đó, hai chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index diễn biến trái chiều. HNX-Index tăng nhẹ 0,16%, còn UPCoM-Index giảm 0,14%. Một điểm đáng chú ý là cổ phiếu CEO tiếp tục tăng 1,1%, ghi nhận chuỗi 9 phiên tăng giá liên tiếp. Tính từ đầu tháng 6/2025 đến nay, CEO đã tăng thêm gần 15%.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

'Kỳ lân' công nghệ VNG muốn đổi tên, dự kiến lỗ 620 tỷ đồng năm 2025

Sau 4 năm thua lỗ liên tiếp, năm 2025 công ty dự kiến lỗ sau thuế 620 tỷ đồng, giảm 47% so với khoản lỗ của năm 2024. Trong quý 1/2025, VNG tiếp tục báo lỗ sau thuế 14,9 tỷ đồng.

‘Đốt’ hết 500 tỷ đầu tư, VNG rút người, 'chia tay' công ty liên kết Tiki VNG cho nhân viên mua cổ phiếu giá bằng 1/10 thị giá

Nâng hạng chứng khoán Việt Nam có thể kích hoạt loạt “bom tấn” IPO

Ngoài dòng vốn có thể lên đến hàng tỷ USD dự báo sẽ đổ vào chứng khoán Việt Nam sau khi nâng hạng, DragonCapital cho rằng, việc nâng hạng có thể kích hoạt loạt “bom tấn” IPO với quy mô lên đến hàng chục tỷ USD.

Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024 Thị trường chứng khoán toàn cầu thận trọng chờ kết quả đàm phán từ London

Chứng khoán TCBS giành lấy vị trí số 1 về vốn điều lệ từ SSI

Sau khi hoàn tất đợt phát hành riêng lẻ, vốn điều lệ của TCBS đã vươn lên đứng đầu toàn ngành và đồng thời là sự chuẩn bị trước cho sự kiện IPO cuối năm 2025.

APG tăng mạnh nhất nhóm Chứng khoán, tiếp tục có những chuyển động thượng tầng Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024

Nhóm bất động sản tăng cường mua lại trái phiếu trước áp lực đáo hạn lớn

Theo Fiin Ratings, trong 7 tháng còn lại của năm 2025, giá trị trái phiếu đáo hạn khoảng trên 146.000 tỷ đồng, với cơ cấu đáo hạn chính gồm 50% đến từ nhóm bất động sản, 24% từ các tổ chức tín dụng, 9% từ nhóm thương mại dịch vụ.

Rủi ro thuế quan sẽ ảnh hưởng đến triển vọng phát hành trái phiếu của nhóm bất động sản công nghiệp Chủ Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng huy động thêm 1.900 tỷ đồng trái phiếu Vingroup bảo lãnh cho 5.000 tỷ đồng trái phiếu do VinFast phát hành

Khối ngoại tái xuất, thị trường đón sắc xanh

Phiên giao dịch có sự trở lại của tiền ngoại và sự hồi phục của nhóm Vingroup đã hậu thuẫn cho dòng tiền len lỏi đến các cổ phiếu Midcap và Penny. Đặc biệt, nhóm Bán lẻ và Hóa chất đã có giao dịch nổi trội.

Câu chuyện thị trường: Áp lực chốt lời, khối ngoại bán ròng và chu kỳ 3 năm Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024