Người lao động kỳ vọng lương 2023 sẽ tăng từ 10% trở lên

Bên cạnh sự thay đổi về chế độ tiền lương, phụ cấp, thì văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc cởi mở cũng là kỳ vọng của người lao động trong năm 2023.

Navigos Group vừa công bố Báo cáo Khảo sát Lương 2023 nhằm mang đến góc nhìn về thực trạng thu nhập của người lao động năm 2022 và kỳ vọng của người lao động đối với năm 2023. Báo cáo được thực hiện từ khảo sát ý kiến của hơn 4.100 ứng viên đang làm việc chủ yếu trong 23 ngành nghề khác nhau.

Theo đó, khi được hỏi về chế độ tiền lương - phúc lợi, báo cáo chỉ ra danh sách 10 phúc lợi hàng đầu mà người lao động nhận được đến thời điểm khảo sát lương 2023 xếp theo thứ tự giảm dần như sau: Lương cơ bản, bảo hiểm y tế cá nhân, phụ cấp ăn uống, nghỉ phép 12 ngày, thưởng năm, trợ cấp điện thoại, nghỉ phép trên 12 ngày, bảo hiểm tai nạn 24/7, thưởng tháng, thưởng quý.

Bên cạnh đó, báo cáo chỉ ra, chế độ phúc lợi, tiền lương của người tham gia khảo sát hầu hết bao gồm lương cơ bản và bảo hiểm y tế cá nhân. Đây được xem là 2 chế độ phúc lợi căn bản nhất mà doanh nghiệp hiện nay đã và đang áp dụng.

Theo sau đó, các hạng mục phúc lợi, tiền thưởng khác cũng phổ biến như: Phụ cấp ăn uống với 8,50%, nghỉ phép 12 ngày với 8,29%, thưởng năm với 7,67%, trợ cấp điện thoại với 7,05%, nghỉ phép trên 12 ngày với 6,58%, bảo hiểm tai nạn 24/7 với 6,36%,...

Báo cáo cũng cho thấy, người lao động ngày nay quan tâm rất nhiều đến những yếu tố về môi trường và văn hóa doanh nghiệp. Trong đó, đa số người tham gia khảo sát lựa chọn môi trường làm việc, lương và văn hóa doanh nghiệp là 3 yếu tố hàng đầu giữ chân người lao động làm việc ở công ty hiện tại với tỷ lệ lần lượt là 11,21%, 10,55%, 9,56%. Sự ổn định của hoạt động kinh doanh xếp vị trí thứ 4 trong danh sách với tỉ lệ 8,05%. Cơ chế làm việc linh hoạt chiếm 7,27%.

Ngoài ra còn có những yếu tố khác như danh tiếng của công ty, quản lý trực tiếp, sự thăng tiến trong công việc, sự minh bạch của doanh nghiệp, bảo hiểm y tế cá nhân cũng là những lý do mà người lao động gắn bó với công ty họ đang làm việc.

Số liệu từ báo cáo chỉ ra rằng, chính sách cải tiến về lương, thưởng, phụ - trợ cấp được các doanh nghiệp đẩy mạnh áp dụng với nhân sự với hơn 50% người tham gia khảo sát trả lời. Một số cải tiến khác về chính sách về làm việc linh hoạt, cơ hội học hỏi và thăng tiến, môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ, sự lắng nghe từ công ty cũng được người tham gia khảo sát đưa ra, nhưng với số lượng không đáng kể.

Khi được hỏi về sự kỳ vọng về chính sách lương thưởng của công ty trong năm 2023, báo cáo cho biết, "lương sẽ được tăng đều hàng năm từ 10% trở lên" chính là sự lựa chọn chiếm tỷ trọng cao nhất với 45,62%, chiếm gần 1 nửa số người tham gia khảo sát.

Quảng cáo

Về các khoản phụ - trợ cấp, doanh nghiệp được kỳ vọng có thêm nhiều phúc lợi từ các hoạt động tập thể, văn hóa, văn nghệ, du lịch” với tỷ lệ 5,50%. Người lao động cũng mong muốn doanh nghiệp có thêm các trợ cấp vào các ngày lễ, nghỉ trong năm (4,70%) và có sự tăng thêm các khoản phụ cấp cơ bản (4,58%).

Bên cạnh các kỳ vọng về lương, thưởng và phúc lợi, người lao động cũng đặt thêm nhiều kỳ vọng khác vào doanh nghiệp. Điển hình như việc họ "Mong đợi sự an toàn từ doanh nghiệp, sự nghiệp vẫn ổn định khi có các yếu tố/ rủi ro bất ngờ xảy ra" và "Kỳ vọng văn hóa doanh nghiệp thay đổi, với môi trường cởi mở và thẳng thắn chia sẻ thông tin".

“Với kết quả khảo sát trên, có thể thấy, sự an toàn và ổn định nghề nghiệp cũng là một trong những kỳ vọng của người lao động dành cho các doanh nghiệp trong năm 2023”, báo cáo của Navigos Group đánh giá.

Ngoài ra, báo cáo cũng cho thấy dự định của người lao động trong vòng 3 - 6 tháng tới. Trong đó, xét về những yếu tố mà người lao động sẽ cân nhắc khi chuyển việc, lương và môi trường làm việc tiếp tục là 2 sự lựa chọn chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 13,56% và 11,27%. Góp mặt trong nhóm 5 lựa chọn cao nhất còn có yếu tố văn hóa doanh nghiệp với 8,14%, sự thăng tiến trong công việc với 7,33%, và cơ chế thưởng với 6,09%.

Cùng với đó, người lao động tham gia khảo sát có kỳ vọng khá cao về mức thu nhập thay đổi khi chuyển việc. Cụ thể, mức tăng ít nhất 30% và ít nhất 20% so với thu nhập bình quân đứng vị trí thứ nhất và thứ hai trong tổng kết quả ghi nhận được, lần lượt chiếm tỷ lệ là 19,33% và 19,18%.

So với số liệu về mức tăng thu nhập thực tế trong năm 2022 được cung cấp bởi người lao động tham gia khảo sát, báo cáo nêu, đa số mức tăng này dao động từ 5 - 10% hoặc không thay đổi, thì những kỳ vọng vào sự tăng thu nhập khi chuyển việc từ 20% - 30% đang là những con số khá cao.

Tuy vậy, vẫn có 15,57% người lao động sẵn sàng thương lượng về thu nhập và 13,7% khác chấp nhận mức lương tương tự, miễn đó là cơ hội tốt. Điều này cho thấy, còn có những yếu tố phi tài chính khác ảnh hưởng đến kỳ vọng về công việc của họ.

Thời gian gắn bó lâu dài với một công việc của người lao động hiện nay được xem là lựa chọn phổ biến.

Gần một nửa số lượng người lao động tham gia khảo sát (chiếm tỷ lệ là 44,3%) chưa có ý định thay đổi công việc mới trừ khi tìm thấy cơ hội mới tốt hơn. Lựa chọn càng lâu càng tốt đứng vị trí thứ 2 với tỷ lệ là 16,2%. Đặc biệt, lựa chọn gắn bó với công việc từ 1 - 2 năm đứng cuối danh sách với tỷ lệ là 6,85%.

Lý giải điều này, tâm lý muốn chắc chắn và an toàn đang có nhiều ảnh hưởng đến người lao động, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến chuyển như hiện tại.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia